ĐỀ BÀI
Có ý kiến cho rằng: “Văn nghệ giúp
cho con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình.”
Gợi ý:
a) Mở bài:
- Văn nghệ (tác phẩm văn học) là sản phẩm sáng tạo kì diệu của người nghệ
sĩ. Nó là cầu nối giữa người nghệ sĩ với độc giả thông qua những rung động mãnh
liệt, sâu xa của trái tim.
- Có ý kiến cho rằng: “Văn nghệ
giúp con người được sống phong phú hơn và tự hoàn và tự hoàn thiện nhân cách,
tâm hồn mình.”
- Ý kiến thật xác đáng, chúng ta có thể chứng minh qua bài thơ Mây và sóng của R. Ta-go và đoạn trích Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu) của M.Go-rơ-ki được học
trong chương trình Ngữ văn 9.
b) Thân bài
* Giải thích ý kiến
- Văn nghệ (văn học) bắt nguồn từ đời sống hiện thực khách quan, là sản
phẩm tinh thần được sáng tạo qua lăng kính của người nghệ sĩ. Nó có khả năng to
lớn, kì diệu trong việc tác động vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm của mỗi
người cũng như toàn xã hội.
- Nó đem đến cho người đọc nhận thức vô cùng phong phú, giàu có về thế
giới thiệu tự nhiên, đời sống xã hội và con người. Bồi dưỡng cho tâm hồn ta
nhưng tư tưởng, tình cảm, lối sống tốt đẹp: biết cảm nhận và yêu cái đẹp, biết căm thù cái xấu xa, độc
ác, biết hướng tới cái thiện, di dưỡng tâm hồn để sống tốt hơn.
- Văn nghệ tác động và đánh thức, khơi dậy trong ta những ước mơ, khát
vọng vươn tới tương lai, sống lạc quan, yêu đời, yêu con người và cuộc sống tha
thiết; giúp ta tự nhận thức, tự xây dựng và hoàn thiện nhân cách một cách tự
giác, sâu sắc và bền vững.
=> Văn nghệ không chỉ giúp ta nhận thức tri thức mà còn giúp ta sống
đẹp, sống tốt, sống phong phú hơn, nhất là việc di dưỡng, hoàn thiện nhân cách,
tâm hồn.
* Chứng minh tính đúng đắn của ý
kiến qua hai tác phẩm đã chọn
- Giá trị và khả năng của văn nghệ là vô cùng to lớn. Nó có thể mang tới
cho người đọc những nhận thức mới mẻ, sâu rộng về nhiều mặt trong cuộc sống,
trong những khoảng thời gian và không gian khác nhau: xưa - nay, trong nước -
ngoài nước, họ và ta, người khác và mình…
- Đến với bài thơ Mây và sóng của
Ra - bin- đra- nat Ta go (nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ), chúng ta sẽ
hiểu sâu rộng hơn về đề tài tình mẫu tử. Bài thơ là câu chuyện của em bé nói
với mẹ như một lời thủ thỉ, tâm tình, có những đối thoại tưởng tượng giữa em và
những người sống trên mây và sóng, qua
đó nhà thơ ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
+ Với hình thức thơ văn xuôi rất hiện đại, nhà thơ tạo dựng được những
tình huống thử thách, những tình huống thử thách, những cuộc đối thoại tưởng
tượng để bộc lộ tâm lí của một em bé. Dùng nghệ thuật lặp lại, song biến hóa
linh hoạt để khẳng định tình yêu mẹ của em bé một cách trọn vẹn và sâu sắc.
+ Bài thơ đã đem lại cho ta một nhận thức về tâm lí trẻ thơ: đưa trẻ nào
chẳng ham chơi, mải chơi, chẳng dễ bị những cám dỗ của cuộc sống như mây và sóng lôi cuốn. Song những thú vui
ngoạn mục ấy vẫn không chiến thắng được nỗi nhớ mẹ và em cần có mẹ. Rất tinh tế trong cách giải quyết mâu
thuẫn tâm lí, nhà thơ đã để em bé nghĩ ra hình thức chơi tuyệt diệu, bằng cách
tưởng tượng mình là mây và sóng, còn
mẹ là trăng và bến bờ kì lạ, để em
không phải đi chơi đâu xa, tới tận chân trời góc bể nào, mà em được chơi, được
vui đùa ngay với mẹ dưới mái nhà - bầu trời xanh ấm áp của mình. Em sẽ được
lăn, lăn, lăn mãi vào lòng mẹ, ôm ấp, rúc rích hay vui sướng cười vang, mà
không ai biết mẹ con em ở chốn nào. Bởi chỉ có mẹ mới là bến bờ bao dung, rộng
mở luôn sẵn sàng tiếp đón những đứa con dù chúng gặp phải tình huống nào. Mẹ
dịu hiền như vầng trăng, lòng mẹ mênh mông như đại dương, vững bền như bến bờ kì lạ, và con là sóng. Con sóng nào chẳng vỗ về bến bờ,
dù ở đâu, giữa đại dương, phương trời nào thì con sóng vẫn hướng về bờ như một
quy luật bất biến. Tình mẹ con không thể chia tách, thiêng liêng, bất diệt.
+ Qua sự sáng tạo trò chơi mới bất ngờ, thú vụ, em bé đã bộc lộ tình yêu
thương, sự gắn bó của mình với mẹ. Đó là hạnh phúc lớn nhất của trẻ thơ, của
tình mẫu tử. Điều đó đã đem lại cho ta sự rung cảm kì diệu, nhất là trẻ thơ. Ta
không chỉ cảm nhận được thế nào là tình mẫu tử mà con bồi dưỡng nâng cao, soi
sáng tâm hồn, tình cảm trong ta, biết yêu thương, vâng lời mẹ, biết quý trọng
tình cảm gia đình và có trách nhiệm hiếu thảo với mẹ, bởi mẹ là người vĩ đại
nhất.
+ Ngoài ý nghĩa ngợi ca tình mẫu tử, hướng chúng ta vào những tình cảm
tốt đẹp, bài thơ còn gợi ra những suy ngẫm mang tính triết lí: hạnh phúc không
phải là điều gì xa xôi, bí ẩn do ai ban cho, mà ngay ở trên trần thế, do chính
ta tạo dựng, nó ở trong cuộc sống, trong mái ấm gia đình mà mỗi người phải có ý
thức xây dựng. Nó không chỉ là hạnh phúc của mỗi cá nhân, nó còn là nền tảng
của mọi tình cảm rộng lớn khác như quê hương, đất nước. Không phải ngẫu nhiên
mà người ta nói: quê mẹ, đất mẹ, tiếng
mẹ, Tổ quốc mẹ hiền.
- Cùng nói về tình cảm gia đình và tuổi thơ, nhưng đoạn trích Những đứa trẻ (Thời thơ ấu) của đại thi hào Nga Mác - xim Go-rơ-ki
lại tác động vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm người đọc một cách khác.
+ Nếu đứa trẻ trong Mây và sóng được
sống trong niềm vui, niềm yêu thương tràn ngập hạnh phúc của tình mẫu tử thì Những đứa trẻ trong Thời thơ ấu lại vô cùng thiếu thốn tình mẹ. Chúng bị nhốt trong cái
lồng nghiệt ngã của những gia đình nước Nga thời Sa hoàng, tư tưởng, lối sống
còn mang nặng thói quen gia trưởng cũ kĩ, độc ác.
+ Đó là những đứa trẻ thật đáng yêu, đáng thương, sống thiếu tình thương
lại bị người lớn kìm hãm, đánh đập.
* Cậu bé A-li-ô-sa (nhân vật xưng tôi
- tác giả) mồ côi cha từ lúc ba tuổi lại sống thiếu tình thương của mẹ. Em luôn
bị ông ngoại đối xử bằng roi vọt tàn nhẫn.
* Ba đứa trẻ nhà lão đại tá tuy sống trong cảnh giàu sang, nhưng cũng
chẳng sung sướng, hạnh phúc gì: mẹ chết, sống với dì ghẻ thiếu quan tâm, người
bố lại nghiêm khắc, cũng thường nói với chúng bằng roi vọt.
+ Mặc dù chúng bị đối xử nghiệt ngã, bị cấm đoán nhưng chúng vẫn vượt lên
để duy trì tình bạn trong sáng. Chúng chia sẻ với nhau chuyện gia đình, chúng
tìm đến hơi ấm tình thương bằng những câu chuyện cổ tích để tâm hồn hướng
thiện. Niềm mong ước của ba đứa trẻ thiếu tình thương là sự che chở của những
người bà hiền hậu.
+ Câu chuyện đem lại cho chúng ta nhận thức về một đất nước xa xôi trong
thời kì còn nhiều tăm tối với tư tưởng phong kiến nga hoàng cũ kĩ, lạc hậu, bế
tắc, đã tác động không nhỏ tới đời sống con người. Gợi cho chúng ta suy ngẫm về
nét đẹp tuổi thơ, về ý nghĩa nhân văn, lòng yêu thương, lòng cảm thông sâu
sắc của nhà văn đối với những đứa trẻ.
* Chỉ một đoạn trích ngắm nhưng khi đọc xong, ai cũng thấy day dứt, buốt
nhói trong tim, bởi không chỉ những đứa trẻ nghèo khổ, cơ cực thèm khát tình
thương như A-li-ô-sa mà còn cả những đứa trẻ trong ngôi biệt thự giàu sang vẫn
phải chịu cảnh bất hạnh.
* Chúng ta yêu thương, cảm thông với những đứa trẻ ấy. Thú vị với những
câu chuyện cổ tích chúng kể rất hồn nhiên, ngây thơ và cả những nhận xét, suy
ngẫm rất già dặn của chúng.
* Chúng ta thấy căm ghét, bất bình với thái độ của những người lớn đối xử
với trẻ thơ. Thói đánh đập tàn nhẫn, độc ác của người ông A-li-ô-sa dễ làm cho
tâm hồn đứa trẻ bị tổn thương, què cụt. Thói trưởng giả, kênh kiệu, ích kỉ của
lão đại tá đã khép chặt cánh cửa với thế giới xung quanh, điều đó cũng đồng
nghĩa với việc khép chặt cánh cửa tâm hồn của trẻ thơ, khiến chúng sợ hãi, co
hẹp, ngơ ngác, lạc lõng, khô héo tình cảm trong biệt thự giàu sang.
* Sự ngăn cấm của lão đại tá vô hình tạo cho những đứa trẻ thành kiến về
giai cấp, về sự phân biệt giàu - nghèo, sang - hèn, nhưng thật may, chúng chưa
bị tư tưởng xấu xa ấy làm vẩn đục. Dường như chúng cũng nhận thấy mình như
những chú chim non bị nhốt trong lồng, nên thật ngỡ ngàng khi nghe đứa bé nhất
khuyên các anh: “Không nên bắt, cứ để
chúng muốn bay đi đâu thì bay”. Hình ảnh con chim trong lồng và những đứa
trẻ bị bủa vây trong thế giới lạnh lùng, vô cảm của những người lớn thật đáng
sợ. Nó tác động không nhỏ tới lòng trắc ẩn và suy ngẫm sâu xa của người đọc về
tương lai của chúng.
=> Câu chuyện không chỉ giúp chúng ta hiểu sâu sắc vẻ đẹp của tình
bạn, thế giới tâm hồn phong phú của trẻ thơ với những ước mơ cổ tích, mà còn
bất bình với sự quan tâm của những người làm cha mẹ, với những thự trạng bất
công của xã hội. Làm cho người lớn phải giật mình về trách nhiệm của mình với
con cái, trẻ thơ, bởi “Trẻ em hôm nay,
thế giới ngày mai”- những mầm non chủ nhân tương lai của đất nước. Những
mầm non ấy phải được nâng niu, vun trồng, nuôi dưỡng trên một mảnh đất tốt mới
trở thành những cây xanh tươi tốt, hoa trái xum xuê, xã hội phát triển, văn
minh, hạnh phúc.
Qua đây, chúng ta nhận thấy tác phẩm của Go-rơ-ki có giá trị nhân văn lớn
lao. Nhà văn luôn tin yêu, sùng bái, nâng đỡ con người, tạo dựng cuộc sống văn
hóa cho con người, hướng con người đến lối sống đẹp đẽ và cao thượng.
c) Kết bài
- Văn nghệ là cuộc sống, giá trị và khả năng của nó đối với đời sống con
người là vô cùng to lớn và phong phú. Nó giúp cho con người hiểu biết, trưởng
thành, hoàn thiện về tất cả các phương diện.
- Đúng như ý kiến đã nhận định: “Văn
nghệ giúp cho con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm
hồn mình.”
- hãy yêu văn học và giữ gìn những giá trị tinh thần kì diệu ấy cho thế
hệ mai sau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét