Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2019

NLVH ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN VĂN TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NĂM HỌC 2015 - 2016 (Thời gian làm bài: 150 phút) Câu 1: (4,0 điểm) Trong bài hát Khát vọng của nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn có câu: “Hãy sống như đời núi, vươn tới những tầm cao" Hãy trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu hát trên. Câu 2: (6,0 điểm) Bàn về thơ, nhà thơ Chế Lan Viên viết: “Thơ không phải chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh" Em hiểu như thế nào quan niệm về thơ của Chế Lan Viên? Hãy làm sáng tỏ quan niệm đó qua việc phân tích một số bài thơ trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 và Ngữ văn 9. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Câu 1: (4,0 điểm) a) (1,0 điểm) - Trong cuộc đời của mỗi con người, không thể thiếu những khát vọng. - Câu hát có dùng các biện pháp so sánh, ẩn dụ cần giải thích: “Đời núi” có thể gọi những gì lớn lao cao cả; nhưng ở đây chủ yếu là nói tới ý chí, khát vọng, mơ ước mãnh liệt “vươn tới những tầm cao”, vươn tới những điều tốt đẹp, có ý nghĩa. Một khát vọng thật mãnh liệt, đầy bản lĩnh, tự tin và kiêu hãnh. b) (1,5 điểm) - Mỗi thời đại, mỗi thế hệ đều có những khát vọng chung; đồng thời, mỗi con người lại có những khát vọng riêng; cần xác định rõ khát vọng chân chính để phát huy hết khả năng của cá nhân, phù hợp với thời đại, để cuộc sống trở nên có ý nghĩa; mỗi con người phải tự vượt lên chính mình. Khát vọng “vươn tới những tầm cao”, những khát vọng nối tiếp nhau là những hoài bão, ước mơ của con người mà trước hết là của tuổi trẻ. - Con người cần phải sống có lí tưởng, có mục tiêu, khao khát hướng tới những điều lớn lao, cao cả, tốt đẹp. - Con người phải luôn tìm cách vươn lên, vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để đạt được những khát vọng, mơ ước của mình. c) (1,5 điểm) - Cần phân biệt rõ khát vọng chân chính với những biểu hiện lệch lạc khác: + Đó là tuyệt vọng, vô vọng, sống không có khát vọng, không có mục tiêu phấn đấu, thiếu sự nỗ lực để vươn tới những tầm cao. Nếu sống không có khát vọng thì cuộc sống sẽ đơn điệu, tẻ nhạt, tầm thường. + Đó là những ảo vọng hão huyền. Đó còn là những tham vọng, cuồng vọng đạt tới mục đích bằng mọi giá, thậm chí chà đạp lên cả đạo lí và pháp luật... Cần có thái độ phê phán những biểu hiện tiêu cực ấy trong một bộ phận giới trẻ hiện nay. Chỉ rõ tác hại của nó; có thể có một vài nguyên nhân: từ nhận thức cá nhân chưa đầy đủ hoặc ảnh hưởng của xã hội với mặt trái của nền kinh tế thị trường. - Liên hệ với bản thân, rút ra những bài học hữu ích để khát vọng luôn là động cơ tích cực trong sự phấn đấu của cá nhân, trong quá trình tự hoàn thiện mình suốt cả cuộc đời. Mỗi con người cần xây dựng những khát vọng và luôn nỗ lực, quyết tâm thực hiện những khát vọng bằng hành động tích cực và đúng đắn. Câu 2: (6,0 điểm) Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo những ý chính sau: 1. Giải thích, phân tích, bình luận quan niệm thơ của Chế Lan Viên (3,0 điểm) a) (0,75 điểm) - “Đưa ru” là nói đến sự vỗ về, vừa là nhịp, vừa là những lời êm ái ru ngủ con người. Nói rộng ra là cảm xúc, tình cảm, là nhịp điệu và nhạc điệu của thơ. Đó chính là đặc trưng cơ bản nhất, là cái gốc của thơ ca. - “Thức tỉnh” là làm cho con người “tỉnh ra, nhận ra lẽ phải và thoát khỏi tình trạng mê muội sai lầm”, là “gợi ra, làm trỗi dậy cái tiềm tàng trong mỗi con người”, là tác động vào trí tuệ, nhận thức. Nói rộng ra là chất trí tuệ, suy tưởng, triết lí, tính tư tưởng của thơ ca. b) (1,5 điểm) Quan niệm “Thơ không phải chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh” đặc biệt coi trọng vai trò nhận thức của thơ, nhấn mạnh vai trò to lớn của trí tuệ đối với sức mạnh và sự hấp dẫn của nghệ thuật thơ ca. Quan niệm của Chế Lan Viên, tuy thừa nhận đặc trưng cơ bản của thơ là ở tình cảm, ở những rung động tâm hồn (tấm lòng, tình thương, tiếng ru, “đưa ru”), nhưng nhấn mạnh thơ không hề đối lập với lí trí, trí tuệ và suy tưởng (“thức tỉnh”), nếu gạt bỏ trí tuệ ra khỏi thơ thì vô hình trang đã làm mất đi sức mạnh to lớn của nghệ thuật thơ ca. Chất trí tuệ không chỉ tham gia vào sự sáng tạo nghệ thuật như một yếu tố cơ bản mà còn tạo nên vẻ đẹp và sức hấp dẫn riêng của thơ, làm giàu thơ ca bằng những phát hiện sâu sắc về chân lí đời sống, về con người và nghệ thuật, đem đến cho người đọc những “khoái cảm trí tuệ”. c) (0,75 điểm) Mối quan hệ giữa “đưa ru” và “thức tỉnh”: - Ở những bài thơ xuất sắc thường có sự thống nhất hài hoà giữa cảm xúc và trí tuệ, cảm xúc gắn với suy tưởng triết lí. Nếu chỉ có cảm xúc, chỉ “đưa ru” thì thơ có thể rơi vào tình trạng hời hợt, nông cạn. Ngược lại, nếu chỉ có trí tuệ, chỉ “thức tỉnh” thì thơ có thể sẽ dễ trở nên khô khan. Vì vậy, dẫu có nhấn mạnh vai trò của nhận thức, của trí tuệ, thì cũng không thể xa rời đặc trưng cơ bản nhất của thơ ca là tình cảm, cảm xúc, là những rung động tâm hồn. Thơ tác động, thức tỉnh theo cách riêng: bằng cách khiến ta xúc động, thông qua ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc tính, giàu sức biểu cảm. - Đây là một quan niệm thơ đúng đắn, sâu sắc của Chế Lan Viên. Đây cũng là khuynh hướng phát triển của mọi nền thơ hiện đại. 2. Lựa chọn và phân tích một sổ bài thơ để làm rõ quan niệm thơ của Chế Lan Viên (3,0 điểm) - Cần phải lựa chọn được những bài thơ thích họp. Không phải phân tích cả bài mà phải phân tích có định hướng, chỉ tập trung phân tích để làm sáng tỏ quan niệm thơ của Chế Lan Viên. - Số bài phân tích khoảng từ ba bài trờ lên (cũng không quá nhiều) trong Ngữ văn 8 và Ngữ văn 9.


ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN VĂN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NĂM HỌC 2015 - 2016
(Thời gian làm bài: 150 phút)
Câu 1: (4,0 điểm)
Trong bài hát Khát vọng của nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn có câu: “Hãy sống như đời núi, vươn tới những tầm cao"
Hãy trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu hát trên.
Câu 2: (6,0 điểm)
Bàn về thơ, nhà thơ Chế Lan Viên viết: “ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN VĂN

TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NĂM HỌC 2015 - 2016
(Thời gian làm bài: 150 phút)
Câu 1: (4,0 điểm)
Trong bài hát Khát vọng của nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn có câu: “Hãy sống như đời núi, vươn tới những tầm cao"
Hãy trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu hát trên.
Câu 2: (6,0 điểm)
Bàn về thơ, nhà thơ Chế Lan Viên viết: “Thơ không phải chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh"
Em hiểu như thế nào quan niệm về thơ của Chế Lan Viên? Hãy làm sáng tỏ quan niệm đó qua việc phân tích một số bài thơ trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 và Ngữ văn 9.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Câu 1: (4,0 điểm)
a) (1,0 điểm)
- Trong cuộc đời của mỗi con người, không thể thiếu những khát vọng.
- Câu hát có dùng các biện pháp so sánh, ẩn dụ cần giải thích: “Đời núi” có thể gọi những gì lớn lao cao cả; nhưng ở đây chủ yếu là nói tới ý chí, khát vọng, mơ ước mãnh liệt “vươn tới những tầm cao”, vươn tới những điều tốt đẹp, có ý nghĩa. Một khát vọng thật mãnh liệt, đầy bản lĩnh, tự tin và kiêu hãnh.
b) (1,5 điểm)
- Mỗi thời đại, mỗi thế hệ đều có những khát vọng chung; đồng thời, mỗi con người lại có những khát vọng riêng; cần xác định rõ khát vọng chân chính để phát huy hết khả năng của cá nhân, phù hợp với thời đại, để cuộc sống trở nên có ý nghĩa; mỗi con người phải tự vượt lên chính mình. Khát vọng “vươn tới những tầm cao”, những khát vọng nối tiếp nhau là những hoài bão, ước mơ của con người mà trước hết là của tuổi trẻ.
- Con người cần phải sống có lí tưởng, có mục tiêu, khao khát hướng tới những điều lớn lao, cao cả, tốt đẹp.
- Con người phải luôn tìm cách vươn lên, vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để đạt được những khát vọng, mơ ước của mình.
c) (1,5 điểm)
- Cần phân biệt rõ khát vọng chân chính với những biểu hiện lệch lạc khác:
+ Đó là tuyệt vọng, vô vọng, sống không có khát vọng, không có mục tiêu phấn đấu, thiếu sự nỗ lực để vươn tới những tầm cao. Nếu sống không có khát vọng thì cuộc sống sẽ đơn điệu, tẻ nhạt, tầm thường.
+ Đó là những ảo vọng hão huyền. Đó còn là những tham vọng, cuồng vọng đạt tới mục đích bằng mọi giá, thậm chí chà đạp lên cả đạo lí và pháp luật...
Cần có thái độ phê phán những biểu hiện tiêu cực ấy trong một bộ phận giới trẻ hiện nay. Chỉ rõ tác hại của nó; có thể có một vài nguyên nhân: từ nhận thức cá nhân chưa đầy đủ hoặc ảnh hưởng của xã hội với mặt trái của nền kinh tế thị trường.
- Liên hệ với bản thân, rút ra những bài học hữu ích để khát vọng luôn là động cơ tích cực trong sự phấn đấu của cá nhân, trong quá trình tự hoàn thiện mình suốt cả cuộc đời. Mỗi con người cần xây dựng những khát vọng và luôn nỗ lực, quyết tâm thực hiện những khát vọng bằng hành động tích cực và đúng đắn.
Câu 2: (6,0 điểm)
Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo những ý chính sau:
1. Giải thích, phân tích, bình luận quan niệm thơ của Chế Lan Viên (3,0 điểm)
a) (0,75 điểm)
- “Đưa ru” là nói đến sự vỗ về, vừa là nhịp, vừa là những lời êm ái ru ngủ con người. Nói rộng ra là cảm xúc, tình cảm, là nhịp điệu và nhạc điệu của thơ. Đó chính là đặc trưng cơ bản nhất, là cái gốc của thơ ca.
- “Thức tỉnh” là làm cho con người “tỉnh ra, nhận ra lẽ phải và thoát khỏi tình trạng mê muội sai lầm”, là “gợi ra, làm trỗi dậy cái tiềm tàng trong mỗi con người”, là tác động vào trí tuệ, nhận thức. Nói rộng ra là chất trí tuệ, suy tưởng, triết lí, tính tư tưởng của thơ ca.
b) (1,5 điểm)
Quan niệm “Thơ không phải chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh” đặc biệt coi trọng vai trò nhận thức của thơ, nhấn mạnh vai trò to lớn của trí tuệ đối với sức mạnh và sự hấp dẫn của nghệ thuật thơ ca. Quan niệm của Chế Lan Viên, tuy thừa nhận đặc trưng cơ bản của thơ là ở tình cảm, ở những rung động tâm hồn (tấm lòng, tình thương, tiếng ru, “đưa ru”), nhưng nhấn mạnh thơ không hề đối lập với lí trí, trí tuệ và suy tưởng (“thức tỉnh”), nếu gạt bỏ trí tuệ ra khỏi thơ thì vô hình trang đã làm mất đi sức mạnh to lớn của nghệ thuật thơ ca. Chất trí tuệ không chỉ tham gia vào sự sáng tạo nghệ thuật như một yếu tố cơ bản mà còn tạo nên vẻ đẹp và sức hấp dẫn riêng của thơ, làm giàu thơ ca bằng những phát hiện sâu sắc về chân lí đời sống, về con người và nghệ thuật, đem đến cho người đọc những “khoái cảm trí tuệ”.
c) (0,75 điểm)
Mối quan hệ giữa “đưa ru” và “thức tỉnh”:
- Ở những bài thơ xuất sắc thường có sự thống nhất hài hoà giữa cảm xúc và trí tuệ, cảm xúc gắn với suy tưởng triết lí. Nếu chỉ có cảm xúc, chỉ “đưa ru” thì thơ có thể rơi vào tình trạng hời hợt, nông cạn. Ngược lại, nếu chỉ có trí tuệ, chỉ “thức tỉnh” thì thơ có thể sẽ dễ trở nên khô khan. Vì vậy, dẫu có nhấn mạnh vai trò của nhận thức, của trí tuệ, thì cũng không thể xa rời đặc trưng cơ bản nhất của thơ ca là tình cảm, cảm xúc, là những rung động tâm hồn. Thơ tác động, thức tỉnh theo cách riêng: bằng cách khiến ta xúc động, thông qua ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc tính, giàu sức biểu cảm.
- Đây là một quan niệm thơ đúng đắn, sâu sắc của Chế Lan Viên. Đây cũng là khuynh hướng phát triển của mọi nền thơ hiện đại.
2. Lựa chọn và phân tích một sổ bài thơ để làm rõ quan niệm thơ của Chế Lan Viên (3,0 điểm)
- Cần phải lựa chọn được những bài thơ thích họp. Không phải phân tích cả bài mà phải phân tích có định hướng, chỉ tập trung phân tích để làm sáng tỏ quan niệm thơ của Chế Lan Viên.
- Số bài phân tích khoảng từ ba bài trờ lên (cũng không quá nhiều) trong Ngữ văn 8 và Ngữ văn 9."

Em hiểu như thế nào quan niệm về thơ của Chế Lan Viên? Hãy làm sáng tỏ quan niệm đó qua việc phân tích một số bài thơ trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 và Ngữ văn 9.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Câu 1: (4,0 điểm)
a) (1,0 điểm)
- Trong cuộc đời của mỗi con người, không thể thiếu những khát vọng.
- Câu hát có dùng các biện pháp so sánh, ẩn dụ cần giải thích: “Đời núi” có thể gọi những gì lớn lao cao cả; nhưng ở đây chủ yếu là nói tới ý chí, khát vọng, mơ ước mãnh liệt “vươn tới những tầm cao”, vươn tới những điều tốt đẹp, có ý nghĩa. Một khát vọng thật mãnh liệt, đầy bản lĩnh, tự tin và kiêu hãnh.
b) (1,5 điểm)
- Mỗi thời đại, mỗi thế hệ đều có những khát vọng chung; đồng thời, mỗi con người lại có những khát vọng riêng; cần xác định rõ khát vọng chân chính để phát huy hết khả năng của cá nhân, phù hợp với thời đại, để cuộc sống trở nên có ý nghĩa; mỗi con người phải tự vượt lên chính mình. Khát vọng “vươn tới những tầm cao”, những khát vọng nối tiếp nhau là những hoài bão, ước mơ của con người mà trước hết là của tuổi trẻ.
- Con người cần phải sống có lí tưởng, có mục tiêu, khao khát hướng tới những điều lớn lao, cao cả, tốt đẹp.
- Con người phải luôn tìm cách vươn lên, vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để đạt được những khát vọng, mơ ước của mình.
c) (1,5 điểm)
- Cần phân biệt rõ khát vọng chân chính với những biểu hiện lệch lạc khác:
+ Đó là tuyệt vọng, vô vọng, sống không có khát vọng, không có mục tiêu phấn đấu, thiếu sự nỗ lực để vươn tới những tầm cao. Nếu sống không có khát vọng thì cuộc sống sẽ đơn điệu, tẻ nhạt, tầm thường.
+ Đó là những ảo vọng hão huyền. Đó còn là những tham vọng, cuồng vọng đạt tới mục đích bằng mọi giá, thậm chí chà đạp lên cả đạo lí và pháp luật...
Cần có thái độ phê phán những biểu hiện tiêu cực ấy trong một bộ phận giới trẻ hiện nay. Chỉ rõ tác hại của nó; có thể có một vài nguyên nhân: từ nhận thức cá nhân chưa đầy đủ hoặc ảnh hưởng của xã hội với mặt trái của nền kinh tế thị trường.
- Liên hệ với bản thân, rút ra những bài học hữu ích để khát vọng luôn là động cơ tích cực trong sự phấn đấu của cá nhân, trong quá trình tự hoàn thiện mình suốt cả cuộc đời. Mỗi con người cần xây dựng những khát vọng và luôn nỗ lực, quyết tâm thực hiện những khát vọng bằng hành động tích cực và đúng đắn.
Câu 2: (6,0 điểm)
Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo những ý chính sau:
1. Giải thích, phân tích, bình luận quan niệm thơ của Chế Lan Viên (3,0 điểm)
a) (0,75 điểm)
- “Đưa ru” là nói đến sự vỗ về, vừa là nhịp, vừa là những lời êm ái ru ngủ con người. Nói rộng ra là cảm xúc, tình cảm, là nhịp điệu và nhạc điệu của thơ. Đó chính là đặc trưng cơ bản nhất, là cái gốc của thơ ca.
- “Thức tỉnh” là làm cho con người “tỉnh ra, nhận ra lẽ phải và thoát khỏi tình trạng mê muội sai lầm”, là “gợi ra, làm trỗi dậy cái tiềm tàng trong mỗi con người”, là tác động vào trí tuệ, nhận thức. Nói rộng ra là chất trí tuệ, suy tưởng, triết lí, tính tư tưởng của thơ ca.
b) (1,5 điểm)
Quan niệm “Thơ không phải chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh” đặc biệt coi trọng vai trò nhận thức của thơ, nhấn mạnh vai trò to lớn của trí tuệ đối với sức mạnh và sự hấp dẫn của nghệ thuật thơ ca. Quan niệm của Chế Lan Viên, tuy thừa nhận đặc trưng cơ bản của thơ là ở tình cảm, ở những rung động tâm hồn (tấm lòng, tình thương, tiếng ru, “đưa ru”), nhưng nhấn mạnh thơ không hề đối lập với lí trí, trí tuệ và suy tưởng (“thức tỉnh”), nếu gạt bỏ trí tuệ ra khỏi thơ thì vô hình trang đã làm mất đi sức mạnh to lớn của nghệ thuật thơ ca. Chất trí tuệ không chỉ tham gia vào sự sáng tạo nghệ thuật như một yếu tố cơ bản mà còn tạo nên vẻ đẹp và sức hấp dẫn riêng của thơ, làm giàu thơ ca bằng những phát hiện sâu sắc về chân lí đời sống, về con người và nghệ thuật, đem đến cho người đọc những “khoái cảm trí tuệ”.
c) (0,75 điểm)
Mối quan hệ giữa “đưa ru” và “thức tỉnh”:
- Ở những bài thơ xuất sắc thường có sự thống nhất hài hoà giữa cảm xúc và trí tuệ, cảm xúc gắn với suy tưởng triết lí. Nếu chỉ có cảm xúc, chỉ “đưa ru” thì thơ có thể rơi vào tình trạng hời hợt, nông cạn. Ngược lại, nếu chỉ có trí tuệ, chỉ “thức tỉnh” thì thơ có thể sẽ dễ trở nên khô khan. Vì vậy, dẫu có nhấn mạnh vai trò của nhận thức, của trí tuệ, thì cũng không thể xa rời đặc trưng cơ bản nhất của thơ ca là tình cảm, cảm xúc, là những rung động tâm hồn. Thơ tác động, thức tỉnh theo cách riêng: bằng cách khiến ta xúc động, thông qua ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc tính, giàu sức biểu cảm.
- Đây là một quan niệm thơ đúng đắn, sâu sắc của Chế Lan Viên. Đây cũng là khuynh hướng phát triển của mọi nền thơ hiện đại.
2. Lựa chọn và phân tích một sổ bài thơ để làm rõ quan niệm thơ của Chế Lan Viên (3,0 điểm)
- Cần phải lựa chọn được những bài thơ thích họp. Không phải phân tích cả bài mà phải phân tích có định hướng, chỉ tập trung phân tích để làm sáng tỏ quan niệm thơ của Chế Lan Viên.
- Số bài phân tích khoảng từ ba bài trờ lên (cũng không quá nhiều) trong Ngữ văn 8 và Ngữ văn 9.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  ĐỀ: “Một vầng trăng in trong gương Vẫn là một vầng trăng. Vầng trăng qua lòng mắt người nghệ sĩ Có thể thành vô vàn nét đẹp.” (Theo Phạm T...