Bài số
3:
Bạn sẽ chẳng làm được việc gì cho ra hồn, cuộc sống của bạn se
bình lặng trôi đi nếu không muốn nói là tẻ nhạt và vô nghĩa khi ngay từ lúc còn
trẻ bạn chẳng có ước mơ, khát vọng gì. Khát vọng và tham vọng có một ranh giới
thật mong manh. Trước một ước muốn nào đó của bạn, có người nói tớ có khát vọng
nhưng lại có bạn nói tớ quá tham vọng.
Khát vọng là mong muốn lớn lao với sự thôi thúc mạnh me, là hướng tới
những điều tốt đẹp cho bản thân và cả cộng đồng. Còn tham vọng lại là ham muốn
quá lớn với khả năng thực tế của con người, nó gắn với dục vọng của cá nhân.
Vậy giữa chúng có mối quan hệ thế nào? Cả khát vọng và tham vọng là những điều
mà con người đều có trong cuộc sống, tuy nhiên lại có không ít điểm khác nhau.
Và con người thực hiện nó vì những điều khác nhau, do đó kết quả mang lại cũng
khác nhau. Hiểu rõ khát vọng và tham vọng của bản thân và làm chủ thì se đạt
được thành công và những điều mà mình mong muốn.
Vì sao giữa khát vọng và tham vọng lại có những điểm tương đồng? Trước
hết đó là hiện tượng tâm lí của con người, là khi con người mong ước đạt được
những điều lớn lao, tốt đẹp mà trong cuộc sống hiện tại chưa vươn tới. Hơn nữa
lại đều là động lực làm nên sức mạnh để dẫn tới hành động, là chất kích thích giúp
con người chảy trôi phát triển mà không quá bình yên hay buồn tẻ. Vậy sự khác
biệt giữ khát vọng và tham vọng biểu hiện như thế nào? Khát vọng là biểu hiện
tâm lí tích cực, có ý nghĩa cho bản thân gia đình và xã hội. Nét tương đồng
quan trọng nhất giữa tham vọng và khát vọng là đều được bắt nguồn từ nguyện
vọng:
Tham vọng = Lòng tham + Nguyện vọng
Ước vọng = Mong ước + Nguyện vọng
Nguyện vọng là cội nguồn của tham vọng và ước vọng của môi con người. Ai
cũng mong muốn cho mình những nguyện vọng khác nhau trong đời như có gia đình
hạnh phúc, có cuộc sống tốt, có con cái ngoan ngoãn, ba mẹ khỏe mạnh… thế nhưng
để đạt được nguyện vọng của mình thì con người chúng ta phải biến nguyện vọng
trở thành tham vọng hoặc ước vọng để có thể quyết tâm cố gắng và khao khát đạt
được.
Tham vọng có ít nhiều mang màu sắc tiêu cực, đó là khi con người quá ham
muốn đạt được điều gì đó lớn lao, xuất phát từ sự ích kỉ, lòng tham, chỉ có
mong muốn làm những điều có lợi cho bản thân. Đôi khi không quan tâm đến lợi
ích của người khác, thậm chí bị tham vọng làm mờ mắt. Có thể đó là một ước mơ,
khát vọng không “mang tính khả thi” lắm với điều kiện, môi trường sống và khả
năng thực tế của bạn. Song đó vẫn là một giấc mơ đẹp, giúp bạn coi nhẹ những
khó khăn, thiếu thốn, trở ngại, chông gai thực tại mà nhìn về phía trước. Nó
còn giúp cho tâm hồn bạn, trái tim bạn, suy nghĩ của bạn luôn trong trẻo, luôn
rung lên và thấm đẫm chất nhân văn. Tham vọng sẽ khiến bạn như bị ma đưa
lối, quỷ dẫn đường. Bạn sẽ chẳng còn mắt để nhìn, tai để nghe và cái
đầu để suy nghĩ cho tỉnh táo. Bạn sẽ trở thành nô lệ của cái ác, sẵn sàng
làm điều xấu, điều ác…
Tham vọng xuất hiện khi con người không nhận thức đúng đắn của bản thân,
ước những điều ngoài tầm với, người tham vọng bất chấp tất cả để thực hiện bằng
được tham vọng của mình, thật đúng cho câu nói: Đời không lấy đi của ai tất cả
và cũng không cho ai tất cả cái gì, đến khi nhận thất bại thì con người trở nên
bi quan, tuyệt vọng, sống trong trạng thái bất an. Có rất nhiều người tỉnh táo
nhận thức rõ ranh giới giữa khát vọng và tham vọng, để sống tốt hơn lên. Nhưng
số ít trong xã hội lại có những người không có khát vọng khi đó cuộc sống
sẽ trở nên tẻ nhạt, vô nghĩa.
Chúng ta có thể thấy rằng khi thiếu khát vọng hay quá tham vọng
điều khiến cuộc sống vô nghĩa không thể vươn tới điều tốt đẹp. Thật vậy khát
vọng là điều cần vươn tới và ngược lại thì tham vọng là điều cần chống chế
không nên tiến tới của con người trong cuộc sống.
Bản thân chúng ta nhận thức rằng con người cần có khát vọng cao
đẹp và nỗ lực để thực hiện. Khi giật mình nhận ra tham vọng chúng ta cần
tỉnh táo để nhận ra bản thân, biến tham vọng thành khát vọng mãnh liệt. Hơn
nữa, khi hiểu được ranh giới giữa khát vọng và tham vọng rất mong manh, chúng
ta cần phải nhận thức đúng đắn mới có thể trụ vững trên con đường đầy thăng
trầm, để cùng nhau vươn tới những điều tốt đẹp. Mỗi khoảnh khắc sống trôi chậm lại
chậm lại chút nữa để cảm nhận hạnh phúc dù trong cả lúc gục ngã, mỗi vấp ngã
lại là một trải nghiệm, là một thành công mới sắp bắt đầu khi ta có khát vọng
để vươn lên và dập tắt hoàn toàn tham vọng.
Sẽ có không ít người trong chúng ta đã từng rơi vào tình
trạng đánh mất bản thân. Điều đó là dễ hiểu bởi sức cuốn của vòng xoáy xã hội
này là quá lớn và không phải ai cũng đủ điềm tĩnh để nhìn nhận ra đúng sai của
những giá trị nhân sinh trong cuộc sống. Nếu bạn cũng đang phát hiện ra mình đã
để cho khát vọng trở thành tham vọng, thì đừng chần chừ, hãy nhanh chóng xác
định lại mục tiêu thật sự của mình, dựa vào lý trí và loại bỏ tất cả những
phương thức sai lầm đi. Hãy đến đích theo con đường đúng đắn nhất, khi ấy bạn
sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc và sung sướng. Văng vẳng đâu đây lời cha dặn
con trong lời một bài hát:
Và cha
tôi mỉm cười bảo tôi là ngôi sao nhỏ thôi
Nhưng
luôn nhớ giữ ước mơ trong tim mình
Hãy giữ
con tim khao khát
Hãy giữ
đôi chân vững bước.
Bài số
1:
Cuộc sống là đồng xu hai mặt có bóng tối và ánh sáng, đúng và sai… thì
khát vọng và tham vọng cũng chính là đồng xu của hai mặt. Một người sống lý
tưởng ai cũng có khát vọng và tham vọng nhưng đừng để sự nhầm lẫm giữa hai khái
niệm này làm cho ta có những định hướng sai lầm.
Khát vọng vốn được hiểu là những mong muốn những điều lớn lao, tốt
đẹp trong cuộc sống. Nó thôi thúc con người ta sống, nỗ lực để đạt đến điều đó.
Khát vọng biểu tượng cho những gì lớn lao tốt đẹp mà con người ta hướng đến cho
bản thân mình và cho cộng đồng. Tham vọng là khác với khát vọng bởi đó là lòng
ham muốn của con người, nhưng mong ước này quá lớn vượt qua khả năng của con
người. Tham vọng dường như chỉ gắn với dục vọng cá nhân.
Khát vọng chính là giá trị chúng ta hướng đến, để chúng ta đạt
được giá trị của cuộc sống. Khát vọng là biểu hiện mang tính tích cực của tâm
lý, tốt đẹp của con người. Con người sống trên đời mang trong mình nhiệt huyết,
sự khát khao biến nó thành những khát vọng hướng tới chính điểm xuất phát trên
hành trính tới ước mơ để đạt những mong ước làm nên cuộc đời hạnh phúc, không
chỉ cho bản thân người đó mà cho những người xung quanh. Điều đó làm nên giá
trị cao đẹp của con người.
Chính xuất phát từ khởi đầu của giá trị đẹp mà người có khát vọng
luôn nhận thức mình là ai và mình nên làm gì để giúp đỡ mọi người. Những người
có khát vọng sống có trái tim say mê, luôn sống hết mình và hơn ai hết họ nhận
thức được lợi hại. Và trong thực tế cuộc sống họ luôn tỉnh táo tránh được những
mê hoặc, huyễn hoặc không đáng có.
Con người sẽ thế nào nếu sống thiếu khát vọng và tham vọng. Tham
vọng thường là những gì gắn với màu sắc tiêu cực nhưng điều đó không phải là
sai tuyệt đối, dã tâm quá lớn sẽ bất chấp đúng, sai luật pháp để thực hiện được
mong muốn. Đừng để tham vong của bạn biến nó thành giá trị tuyệt đối thì tham
vọng ấy sẽ ăn mòn, “sát hại” tâm hồn ban từ sâu bên trong. Tham vọng xuất phát
từ lợi ích của bản thâm từ lòng tham của con người. Những người mang tham vọng
chỉ muốn lợi ích cho bản thân, đôi khi có thể chà đạp lên lợi ích của người
khác để đạt được lợi ích của mình. Tham vọng sẽ làm mờ mắt con người.
Những kẻ sống ích kỷ, tham vọng mà chẳng quan tâm đến cộng đồng
xã hội chỉ vì lợi ích cả nhân sẽ chẳng được ai tôn trọng. Đừng biến mình thành
kẻ bất chấp tất cả để dẫn đến con đường tội lỗi. Nếu bạn thực sự hiểu đâu
là đích mình cần đến thì xin hãy hiểu đâu thực sự là khát vọng và tham vọng
chân chính. Chỉ có ý thức nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, biến những thói xấu
thành lối sống có khát vọng cao đẹp mới biến bạn thành điều tuyệt vời của tạo
hoá.
Và bạn cần nhớ điều này. Hãy cứ đam mê, khát vọng để sống đúng,
sống trọn vẹn với ý nghĩa của nó. Bởi “Con người sinh ra trên mặt đất này không
phải để tan biến như hạt cát vô dành mà để in dấu ấn trên mặt đất này”. Và để
“in dấu ấn trên mặt đất này” hãy khát vọng.
Bài số
2:
Trong cuộc đời mỗi con người thường song song tồn tại hai mặt là khát
vọng và tham vọng. Giữa khát vọng và tham vọng có sự giao thoa mong manh mà con
người thường nhầm lẫn. Vậy khát vọng và tham vọng là gì, nó có ảnh hưởng như
thế nào đối với đời sống con người.
Khát vọng có thể hiểu là những mong muốn khát khao của con người,
con người thường khát vọng những điều lớn lao ý nghĩa và mang tính tích cực.
Khi có khát vọng, con người thường sống lành mạnh, nỗ lực cố gắng để hướng tới
khát vọng đó. Còn tham vọng cũng là ước mong của con người nhưng ở một khía
cạnh có phần tham lam. Tham vọng thường dùng để chỉ lòng ham muốn những điều
vượt quá khả năng của con người và có phần không thực tế, thậm chí bao hàm cả
yếu tố không tích cực.
Giữa khát vọng và tham vọng có một sự liên kết dây dưa với nhau.
Thông thường trong một con người luôn có cả khát vọng và tham vọng. Khi con
người khát vọng điều gì đó, họ thường rất ước mong mãnh liệt điều đó, mong muốn
có thể hành động để đạt được mục tiêu đó. Thế nhưng khi khát vọng đó đi hơi xa
với hiện thực, vượt quá tầm với thì điều đó trở thành tham vọng. Đôi khi tham
vọng của con người là quá trớn, là tham lam vô độ và có những con người sẵn
sàng làm nhiều cách, giở nhiều thủ đoạn để đạt được những tham vọng của mình.
Cuộc sống nếu không có ước vọng thì sẽ trở lên rất nhạt nhẽo, vô
vị, con người sẽ không thể tiến tới do không có mục tiêu cụ thể và động lực
thúc đẩy. Thế nhưng nếu người ta có quá nhiều tham vọng thì điều đó lại dẫn đến
những hệ lụy không mấy tích cực. Con người có tham vọng, quá cầu tiến, cầu toàn
sẽ không suy nghĩ cho người khác, không nghĩ cho lợi ích của nhiều người mà chỉ
chăm chăm làm điều có lợi cho bản thân, là mọi cách để đạt được mục đích của
mình. Những người có khát vọng thì thường có lí tưởng sống, có hành động tích
cực để thực hiện khát vọng đó; còn những người có tham vọng thì có thể có những
hành động khuất tất, không lành mạnh, thiếu thực tế, họ chỉ cố gắng để đạt được
tham vọng của mình. Tham vọng thường gắn với những dục vọng cá nhân, xuất phát
không lành mạnh và quá trình nhiều mâu thuẫn.
Trong cuộc sống hay trong chính mỗi con người đều tồn tại cả hai
mặt trên. Nhưng khác nhau ở chỗ khát vọng và tham vọng ấy lớn thế nào và cách
mà mọi người suy nghĩ hành động với những khát vọng và tham vọng đó ra sao. Có
những người có khát vọng làm được nhiều việc, thành công trong công việc học
tập, đi làm, kiếm được nhiều tiền, thăng tiến trong công việc; họ chăm chỉ, nỗ
lực học tập làm việc để đạt được khát vọng ấy, hiện thực hóa ước mơ của mình.
Đó là những hành vi cố gắng, nỗ lực đáng khen ngợi. Đối với tham vọng, họ biết
tiết chế, biết xác định tính khả thi và khả năng thực hiện để tiến tới. Bên
cạnh đó, có những người có phần tham vọng quá lớn, quá mãnh liệt chẳng hạn như
chiếm lĩnh, làm bá chủ một điều gì đó, vậy là họ chỉ chăm chăm thực hiện cho
được tham vọng của mình mà không quan tâm đến việc nó sẽ ảnh hưởng và làm liên
lụy đến lợi ích của rất nhiều người xung quanh. Trong trường hợp này, tham vọng
của họ đã trở thành những điều xấu xa, ích kỉ, vụ lợi chỉ nghĩ cho bản thân mà
không nghĩ đến người khác.
Con người ai cũng có khát vọng và tham vọng, nhưng nếu biết điều
tiết, tiết chế và dung hòa những yếu tố ấy thì con người sẽ trở nên có chí tiến
thủ, có mơ ước, hoài bão, có động lực để hoàn thiện mục tiêu của mình một cách
lành mạnh. Điều đó cũng làm cho mỗi người trở nên hoàn thiện hơn, hướng tới một
xã hội mà mọi người cùng nhau phát triển lành mạnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét