Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2019

Chất lãng mạn – Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Ở GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi có 01 trang)
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN NĂM 2017Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút
(không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (3,0 điểm)

Sự sợ hãi gõ cửa
Và niềm tin trả lời
Không có ai ở đây cả

Billy Sunday
(Dẫn theo Sinh ra là một bản thể đừng chết
như một bản sao John Mason, Thuý Hằng dịch, NXB Lao động, 2016)

Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.

Câu 2. (7,0 điểm)
Cảm nhận của em về chất lãng mạn trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 qua các tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật), Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận), Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long), Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)
-----------------------------------

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1. (3,0 điểm)
A. Yêu cầu
I. Về kĩ năng
- Biết cách viết một bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí
- Bài văn cần có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
II. Về nội dung
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách. Sau đây là một số gợi ý:

1. Giải thích
- Sợ hãi là lo lắng, không yên, bị ám ảnh vì những điều có thể gây nguy hại cho bản thân.
- Niềm tin là tin tưởng vào một lí tưởng, một chân lí, một con người, một lẽ phải, một sự việc…
- Nội dung ý kiến: Niềm tin giúp con người vượt lên, chiến thắng sự sợ hãi
2. Bàn luận
- Khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm, bế tắc, con người thường có tâm lí sợ hãi vì thiếu hiểu biết, thiếu bản lĩnh.
- Niềm tin đúng, có cơ sở là sức mạnh tinh thần giúp con người có đủ dũng khí, bản lĩnh để đối diện, đương đầu và tìm được cách thức vượt qua khó khăn, trở lực. Niềm tin góp phần tạo nên thành công cho con người, giúp họ có cuộc sống bình an, thanh thản.
- Phê phán những người sống thiếu niềm tin, để nỗi sợ hãi chi phối cuộc sống của mình mà không tìm cách vượt qua, những kẻ sống bằng niềm tin lệch lạc, thiếu cơ sở…
3. Rút ra bài học
- Nhận thức được tác hại của  nỗi sợ hãi và sức mạnh của niềm tin
- Xây dựng, nuôi dưỡng niềm tin đúng đắn để sống mạnh mẽ, lạc quan
B. Biểu điểm

Câu 2. (7,0 điềm)
A. Yêu cầu
I. Về kĩ năng


II. Về nội dung
Trên cơ sở hiểu biết về văn học Việt Nam 1945 – 1975 và bốn tác giả, tác phẩm thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau:

1. Giới thiệu chung
- Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt khi đất nước tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ vừa kháng chiến vừa kiến quốc.
- Chất lãng mạn trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 được biểu hiện qua những tình cảm, khát vọng cao đẹp vượt lên trên hiện thực cuộc sống gian khổ, khốc liệt và thể hiện qua hình thức nghệ thuật đặc sắc.
- Chất lãng mạn của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 được thể hiện rõ nét qua bốn tác phẩm.

2. Cảm nhận về chất lãng mạn của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975

a) Khát vọng cống hiến, niềm hăng say lao động xây dựng đất nước thể hiện qua hình tượng con người mới với ý thức trách nhiệm trong công việc, niềm hăng say lao động, khát khao góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước (Lặng lẽ Sa Pa, Đoàn thuyền đánh cá).

b) Lí tưởng, ý chí chiến đấu mạnh mẽ, lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần lạc quan cách mạng, tình đồng chí đồng đội.
- Lí tưởng giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, tinh thần chiến đấu dũng cảm, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn, nguy hiểm (Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Những ngôi sao xa xôi)

c) Hình thức nghệ thuật
- Cách thức xây dựng hình tượng thơ và hình tượng nhân vật mang chất lí tưởng (người lính lái xe, đoàn thuyền đánh cá, cô thanh niên xung phong, anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn).
- Giọng điệu thiên về khẳng định, ngợi ca.
- Sử dụng các hình ảnh thơ gợi tả, thủ pháp nghệ thuật tương phản, cường điệu, nhịp thơ, vần điệu linh hoạt, chi tiết nghệ thuật truyện độc đáo.
3. Đánh giá chung
- Chất lãng mạn của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 qua bốn tác phẩm đã được thể hiện với những nét đặc sắc riêng. Chất lãng mạn đó là một trong những đặc trưng cơ bản của văn học cách mạng Việt Nam.
- Chất lãng mạn trong những tác phẩm của giai đoạn này là yếu tố lôi cuốn người đọc qua bao thế hệ.
…………………………
CHÚ Ý
2.1.2. Cảm hứng lãng mạn.
* Lãng mạn
- Lãng mạn hiểu theo nghĩa chiết tự là “sóng tràn bờ, chỉ một sự phóng túng, tự do, vượt lên trên mọi ràng buộc” (Giáo trình lí luận văn học – Nguyễn Thị Hồng Hạnh).Như vậy, có thể hiểu lãng mạn là vươn lên trên hiện tại, là “sự phấn chấn tinh thần hướng tới lí tưởng cao cả” (Mấy vấn đề lí luận văn học – Viện văn học). Lãng mạn chỉ khát vọng vươn tới sự tốt đẹp và cao cả, có cái nhìn đẹp hơn về thực tại, hướng tới tương lai tươi sáng và biến mơ ước ở tương lai thành hiện thực bằng chính những hành động của mình.
- Nói đến lãng mạn trong văn học giai đoạn 1945-1975 là nói đến lãng mạn cách mạng, tràn đầy niềm tin vào thực tại và tương lai, mô tả cuộc sống trong quá trình phát triển cách mạng, “hướng về cuộc sống chưa đến nhưng nhất đính sẽ đến hoặc có thể đến” (Phương Lựu).Theo Goocki, lãng mạn cách mạng chính là “chủ nghĩa lãng mạn tích cực, nó nhằm tăng cường cái ý chí sống của con người, thức tỉnh trong tâm hồn con người quyết tâm phản kháng với hiện thực, với mọi áp bức của hiện thực”. Theo Goocki, lãng mạn cách mạng bồi dưỡng trong lòng ta chí căm hờn đối với thực tại xấu xa, hé mở một chân trời lý tưởng và củng cố cái nhiệt tình cải tạo thế giới, xây dựng cho nhân dân một cuộc sống mới đầy đủ, đẹp đẽ và sung sướng. Lãng mạn cách mạng vượt lên trên thực tại nhưng không phải là thoát ly, trốn tránh mà là hướng vào hành động và đi đôi với hành động, vỗ cánh bay bổng cũng là để bay nhanh tới tương lai tươi sáng. Lãng mạn cách mạng mang đến niềm vui, niềm tin yêu đời và khát vọng vươn tới tương lai tốt đẹp.
* Cảm hứng lãng mạn
- Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng chủ đạo, nổi bật của văn học Việt Nam 1945-1975. Văn học thể hiện cái nhìn đẹp hơn về thực tại, khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới; ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
………………………………….
2.2.2. Cảm hứng lãng mạn trong văn học VN giai đoạn 1945-1975
a. Thi vị hóa hiện thực cuộc sống và chiến đấu
b. Lí tưởng hóa tương lai
c. Tuyệt đối hóa giữa thiện và ác, ta và địch.
………….
2.2.2. Cảm hứng lãng mạn trong văn học giai đoạn 1945-1975
a. Thi vị hóa hiện thực cuộc sống và chiến đấu.
* Hiện thực cuộc sống xây dựng chủ nghĩa xã hội còn nhiều khó khăn nhưng bằng cảm hứng lãng mạn, các tác giả đã thổi vào cuộc sống một niềm vui, niềm tin yêu khiến cuộc sống đẹp tươi hơn.Huy Cận trong bài Đoàn thuyền đánh cá đã miêu tả khung cảnh lao động với cái nhìn khỏe khoắn, lạc quan và chan chứa cảm hứng lãng mạn. Giữa con người và thiên nhiên có sự giao hòa. Sức lao động đã làm nên bao điều kì diệu, nâng cánh tâm hồn ta thêm bay bổng, đôi mắt ta thêm giàu có, tin yêu. (Thuyền ta lái gió…..vây giăng). NHững vần thơ được viết theo cảm hứng lãng mạn tuy có chỗ chưa sát với thực tế nhưng vẫn rất đáng quí, giúp ta có thêm niềm tin, nghị lực vươn tới tương lai, trong đau khổ đã nghĩ tới ngày mai hạnh phúc.
*. Cảm hứng lãng mạn đã thi vị hóa hiện thực chiến tranh, giúp con người quên đi những đau thương mất mát, hướng tới một cuộc sống chiến đấu tươi đẹp hơn, rộn ràng những tiếng cười trẻ trung, lạc quan, yêu đời. Ra trận, đi vào mưa bom  bão đạn mà lòng vui như trẩy hội:
“Xẻ dọc…tương lai”
“Đường ra trận mùa này đẹp lắm”
Là những người lính, trực tiếp đối diện với bom rơi, đạn nổ, họ hiểu thấu những mất mát, đau thương. Nhưng, họ giấu đi những tổn thất để yên lòng người ra trận, họ vượt lên bom đạn, hi sinh bằng tiếng cười, tiếng hát của một dân tộc nhiệt tình chiến đấu và nắm chắc chiến thắng. Tiếng cười như một biểu hiện của sức sống mãnh liệt, sức chống chọi dẻo dai của dân tộc trước mọi thử thách.
“Không có kính ừ thì có bụi….cười ha ha”
*. Bằng cảm hứng lãng mạn, thi vị hóa, các tác giả đã nhìn nhận cái chết bằng cái nhìn bình thản. Đối với người lính, cái chết thật nhẹ nhàng, thanh thản.
“Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh….độc hành”
Nỗi đau tử biệt không làm cho người còn lại yếu đuối, bi lụy mà trái lại, sự hi sinh ấy làm cho ta trở nên mạnh mẽ hơn, tiếp thêm sức mạnh, nghị lực để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù
VD: Tnu trước cái chết của những người trong làng và người thân trong gia đình (Mai và con).
“Cây sắt thứ hai đập vào trước ngực Mai…..Ông cụ buông Tnu ra”
VD: Việt và Chiến trước cái chết của ba má. Hai chị em tranh nhau tòng quân để trả thù cho ba má.
b. Lý tưởng hóa tương lai
*. Với cái nhìn lãng mạn, đất nước Việt Nam trong những năm tháng xã hội chủ nghĩa hiện lên thật đẹp. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội nhất định thắng lợi. Trong văn học ta thấy sáng lên một niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp ở ngày mai.
VD: Đã nghe nước chảy lên non
Đã nghe đất chuyển thành con sông dài
Đã nghe gió ngày mai thổi lại
Đã nghe hồn thời đại bay cao (Ba mươi năm đời ta có Đảng)
VD: “Ôi tương lai như hải cảng lắm tàu
Những con tàu chở đầy hạnh phúc
Ôi! tương lai như mùa chiêm lắm thóc
Lắm tiếng cười, lắm cánh bồ câu ”
(Chim lượn trăm vòng – Chế Lan Viên)
VD: Mùa lạc.
*. Bằng cái nhìn lãng mạn, những tác phẩm văn học giai đoạn 1945-1975 còn thể hiện cái nhìn lý tưởng về cuộc sống ra trận, tin rằng thắng lợi ắt về ta và sự thất bại của địch là tất yếu. Chính điều đó góp phần quan trọng làm nên sức mạnh tinh thần to lớn để vượt qua mọi thiếu thốn gian khổ, mọi thử thách nặng nề của chiến tranh.
“Chiến thắng về ta rất dĩ nhiên
Như nhân tâm phải thắng bạo quyền
Như B52 rơi trên Hà Nội
Cho mặt hồ Gươm ngát bóng sen”
(Giọt lệ mừng – Đông Trình)
“Nghìn đêm thăm thăm sương dày…..mai lên….núi Hồng”
“Ngày mai, ngày mai ta hoàn toàn chiến thắng
Anh dắt tay em, trời chi chít sao giăng”
(Lửa đèn – Phạm Tiến Duật)
VD. Mảnh trăng cuối rừng
c. Tuyệt đối hóa giữa thiện và ác, giữa ta và địch
Một trong những thủ pháp nghệ thuật quen thuộc của cảm hứng lãng mạn là xây dựng sự đối lập, tương phản. Văn học VN giai đoạn 1945-1975 đã xây dựng sự đối lập một cách tuyệt đối giữa thiện và ác, ta và địch. Sự đối lập thiện và ác vốn có trong văn học từ xưa đến nay, nhất là trong văn học dân gian. Tuy nhiên, sự đối lập môt cách tuyệt đối hóa giữa thiện và ác, ta và địch trong văn học VN giai đoạn này mang đậm hơi thở thời đại, mang đậm chủ nghĩa anh hùng cách mạng, thể hiện sự căm phẫn trước những hành động tội ác, phi nghĩa của giặc và niềm tin vào chiến thắng tất yếu của chính nghĩa.
*. Giặc Pháp, Mỹ xâm lược đất nước ta và gây ra biết bao tội ác « trời không dung, đất không tha ». Hành động của chúng dã man như những tên ác thú.
VD : Rừng xà nu
Đoạn văn miêu tả cảnh bọn thằng Dục tra tấn mẹ con Mai đến chết và đốt mười đầu ngón tay Tnu.
VD : Những đứa con trong gia đình
Bọn giặc Mỹ giết hại những người thân trong gia đình Việt.
VD : Đất nước – Nguyễn Đình Thi
“Bát cơm chan đầy nước mắt
Bay còn giằng khỏi miệng ta
Thằng giặc Tây, thằng chúa đất
Đứa đè cổ, đứa lột da”
“Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều”
à. Các tác giả có xu hướng tuyệt đối hóa tội ác của kẻ thù, thể hiện thái độ căm phẫn tột độ. Đó là động lực thôi thúc ta chiến đấu
“Từ những năm đau thương chiến đấu
Đã ngời lên nét mặt quê hương
Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu
Đã bật lên những tiếng căm hờn” (N.Đ.T)
VD: Rừng xà nu : Sự căm giận sôi trào ở Tnu
« Ở chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn »
VD : Những đứa con trong gia đình.
Chị chiến quyết không đội trời chung với giặc: “Nếu giặc còn thì tao mất”
*. Nếu kẻ thù là đại diện cho cái ác, chúng sang xâm lược nước ta, gieo bao tội lỗi thì nhân dân Việt Nam là đại diện cho chính nghĩa. Chúng ta chiến đấu không chỉ vì độc lập, tự do, hòa bình, thống nhất chính đáng của Tổ quốc mà còn để bảo vệ chân lý và vẻ đẹp của nhân loại trên thế giới.à Vì thế, những đoạn văn, đoạn thơ miêu tả cuộc chiến đấu vì chính nghĩa của ta mang đậm cảm hứng lãng mạn, anh hùng ca.
VD: Cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man là cuộc đấu tranh vì chính nghĩa, tiêu diệt những kẻ xâm lược tàn ác và giành lại sự bình yên, hạnh phúc cho bản làng.
Phương châm : Chúng nó đã cầm súng thì mình phải cầm giáo.
« Tnu thét lên một tiếng…..núi Ngọc Linh về ».
VD: Những đứa con trong gia đình
“Một loạt đạn súng lớn văng vẳng……Lựu đạn ta đang nổ rộ”
VD: Chúng muốn đốt ta thành tro bụi
Ta hóa vàng nhân phẩm lương tâm
Chúng muốn ta bán mình ô nhục
Ta làm sen thơm ngát giữa đầm
(Việt Nam, máu và hoa – Tố Hữu)
Khi thể hiện sự đối  lập, tuyệt đối hóa giữa ta và địch, các tác giả đã vạch một ranh giới rõ ràng: Ta nhất định thắng, địch nhất định sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại.
Ta sẽ đánh, đánh những đòn sét đánh
Lũ diều hâu phải rã cánh tan đầu
(Bài ca xuân 71 – Tố Hữu)
“O du kích nhỏ……mày râu”
VD: Rừng xà nu
Tiểu kết:
VHVN giai đoạn 1945-1975 tràn đầy cảm hứng lãng mạn. Cảm hứng lãng mạn như một chất men say nồng đến kì lạ, xông hương và lan tỏa khắp các tác phẩm văn học cách mạng. Cảm hứng lãng mạn mang đến cho văn chương một cái nhìn thi vị cuộc sống hiện tại, lý tưởng cuộc sống tương lai, tiếp thêm niềm tin và sức mạnh, ý chí và nghị lực để con người vượt qua mọi gian khổ, khó khăn, hi sinh, mất mát, chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  ĐỀ: “Một vầng trăng in trong gương Vẫn là một vầng trăng. Vầng trăng qua lòng mắt người nghệ sĩ Có thể thành vô vàn nét đẹp.” (Theo Phạm T...