“Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác,vừa
là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng”
(Trích “Tiếng nói văn nghệ” của Nguyễn Đình Thi)
Từ việc làm rõ sự sống mà người nghệ sĩ Hàn Mặc Tử và Tố Hữuđã truyềncho người đọc
qua hai thi phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ” và
“Từ ấy” anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận
định trên
*
Giải thích ý kiến:
|
3.0
|
-
“Tác phẩm là kết tinh của tâm hồn người sáng tác”:
+ Kết tinh tâm hồn
người sáng tác: Nghĩa là tác phẩm nghệ thuật
là đứa con tinh thần của người nghệ sĩ là nơi kí thác, gửi gắm tình
cảm, tâm tư, chiêm nghiệm của họ về con người và cuộc đời. Đó cũng là
kết quả của quá trình lao động miệt mài nghiêm túc, kết tinh tài năng, sáng
tạo và tâm huyết của người nghệ sĩ. Thiếu đi điều này thì ngọn bút của người
nghệ sỹ không thể thăng hoa và anh ta vì thế sẽ bất lực trên mọi hành trình
sáng tạo
+ Tác phẩm văn chương phải là tiếng nói đến từ những tầng cảm xúc chân thành,mãnh liệt. Bao nhiêu xúc động , bao nhiêu tình yêu cũng như nỗi đau đời hết sức nhạy cảm trong tâm hồn người nghệ sỹ mới chính là bấy nhiêu chất men thực sự của sáng tạo nghệ thuật.
+ Tuy nhiên,tình cảm,cảm xúc,những rung
động chân thành của nhà văn chỉ có ý nghĩa khi nó bắt nguồn từ hơi thở ấm nóng
của cuộc đời.Chỉ khi nào người nghệ sĩ bằng trái tim của mình đến với cuộc
đời bằng tất cả sự trân trọng,nâng niu thì khi ấy cuộc sống mới ban tặng cho
họ nguồn cảm hứng vô tận của sự sáng tạo.
|
1.5
|
-
“Tác phẩm là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong
lòng”:
+ Đây chính là chức năng cầu nối đặc trưng
giữa nhà văn và bạn đọc thông qua sợi dây tác phẩm.Nhà văn gửi nỗi lòng,
truyền cảm hứng vào từng câu chữ. Khi tiếp nhận, người đọc tắm mình trong thế
giới cảm xúc ấy, thả hồn cùng những vui buồn chờ đợi...để cùng rung cảm, nhận
thức.
+ Sự nhạy cảm của tác giả sẽ là chìa khóa
tạo nên sự thức tỉnh,sự đồng điệu ở tâm hồn người đọc.Điều này khẳng định
những tác động tích cực của tác phẩm văn học vào cuộc sống. Một khi sợi dây truyền của nó chính là bằng
những xúc động mãnh liệt của tâm hồn thì nó sẽ có tác động sâu sắc tới người
đọc giúp họ điều chỉnh hành vi trong cuộc sống của mình để hướng tới cách
sống cao đẹp hơn.
=>Như vậy,nhận định của Nguyễn Đình Thi
cho thấy tác phẩm nghệ thuật là sản phẩm tinh thần của người nghệ sĩ.Bằng tài
năng và tâm huyết của mình người nghệ sĩ đã mang tinh thần ấy đến với người
đọc,tạo sự sống cho họ từ đó giúp cho người đọc được sống phong phú hơn, tự
hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình
|
1.0
0.5
|
* Làm rõ sự sống mà người nghệ sĩ Hàn Mặc Tử và
Tố Hữu đã truyềncho người đọc qua
hai thi phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ” và “Từ ấy” để làm sáng tỏ ý
kiến của Nguyễn Đình Thi
|
8.0
|
Bài
thơ Đây thôn Vĩ dạ:
-Bài thơ rút từ tập Thơ điên (1938),được
khởi hứng từ bức bưu ảnh mà Hoàng Thị kim Cúc-người thiếu nữ ở Vĩ Dạ,người
tình trong mộng của nhà thơ gửi tặng.
-Sự sống mà người nghệ sĩ Hàn Mặc Tử đã
truyền cho người đọc:
+Tình
cảm yêu mến với thiên nhiên và con người xứ Huế
HS phân tích khổ thơ thứ nhất
->Thiên nhiên xứ Huế hiện lên trong ký
ức nhà thơ thật đẹp,trong trẻo,tươi sáng , đầy gợi cảm và cũng tràn đầy sức
sống.Ở đó có những con người kín đáo ,dịu dàng và đầy nhân hậu.Nó làm sáng
lên ở tâm hồn nhà thơ niềm hi vọng về một tình yêu hạnh phúc.
+Khát
khao hướng tới tình yêu,hướng tới cuộc sống
HS phân tích khổ thơ thứ hai và thứ ba
->Khổ thơ thứ hai xuất hiện các hình
ảnh: Thuyền,bến,trăng là biểu tượng về người con trai,con gái và hạnh phúc
lứa đôi.Thuyền chở trăng là thuyền chở tình yêu.Bến trăng là bến bờ hạnh phúc
chứa đầy tâm trạng lại được đặt trong một câu hỏi tu từ “có chở trăng về kịp
tối nay”chất chứa bao niềm khắc khoải,sự chờ đợi mỏi mòn tình yêu,hạnh phúc
của thi nhân.
->Khổ thơ thứ ba nhà thơ lại hướng về
con người để thể hiện những day dứt băn khoăn của mình về tình đời tình người
để thấy được khát khao hướng tới cuộc sống của nhà thơ
-Sự sống ấy được kết tinh từ một tâm hồn
giàu yêu thương và khát vọng
“Một người bị giữ riêng ở một nơi,xa tất cả bạn bè thân thích và bó
tay nhìn cả thể phách lẫn linh hồn mình cùng tan rã” (Hoài Thanh) nhưng “đôi
mắt người ấy vẫn trong trẻo khi ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên,trái tim người
ấy vẫn giàu yêu thương và ước vọng” (Lê Quang Hưng)
-Nghệ thuât:
+Hình ảnh thơ độc đáo,đẹp,gợi cảm.Ngôn ngữ
thơ trong sáng tinh tế,đa nghĩa.
+Các biện pháp nghệ thuật: câu hỏi tu
từ,điệp từ,điệp ngữ,nhân hóa,so sánh được sử dụng thành công.
|
4.0
0.5
1.0
1.0
1.0
0.5
|
Bài thơ Từ ấy:
- Bài thơ Từ ấy được Tố Hữu viết vào năm 1938, đó là thời điểm Tố
Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương. Nó là một mốc son đánh dấu sự
chuyển biến trong cuộc đời, trong thơ Tố Hữu. Như chính nhà thơ đã từng viết
“Từ ấy là một tâm hồn trong trẻo của tuổi mười tám đôi mươi, đi theo lí tưởng
cao đẹp dám sống, dám đấu tranh”.
-Sự sống mà người nghệ sĩ Tố Hữu đã truyền
cho người đọc:
+Niềm vui sướng say
mê khi bắt gặp lý tưởng cộng sản
HS phân tích khổ 1
-> Bằng bút pháp tự sự kết hợp với trữ tình,đoạn thơ đã thể hiện
tình cảm chân thành,
trong trẻo và hết sức nồng nhiệt của một thanh niên lần đầu tiên tiếp
nhận lý tưởng của Đảng,tìm được hướng đi đúng đắn cho cuộc đời mình.
+Khát
vọng được gắn bó,hòa nhập và hi sinh cho lý tưởng
HS phân tích khổ hai và ba
->Nhờ lý tưởng cộng sản,nhà thơ tìm ra “lẽ sống mới” của mình là tự
nguyện gắn bó cuộc đời mình với những người cùng khổ. Đó là
lẽ sống gắn bó hài hòa giữa cái tôi riêng với cái ta chung của mọi người.
->Từ nhận thức về “lẽ sống mới” nhà thơ đã có sự chuyển biến
sâu sắc về mặt tình cảm. Nhà thơ đã vượt qua giai cấp của mình đế đến với
giai cấp vô sản với tình cảm chân thành và điều này chứng tỏ sức mạnh cảm hóa
mạnh mẽ lí tưởng cách mạng đối với những người trí thức tiểu tư sản
-Sự sống ấy được kết tinh từ một tâm hồn
say mê lý tưởng và khát khao được cống hiến
“Dường như cả cuộc đời thơ Tố Hữu dành để
ngợi ca đất nước, ngợi ca nhân dân, ngợi ca lí tưởng cách mạng thể hiện một
cái tôi say mê với lý tưởng, một cái tôi công dân đầy trách nhiệm đối với
nhân dân, đối với đất nước” (Nguyễn Đăng Mạnh)
-Nghệ thuật:
+ sử dụng linh hoạt các bút pháp tự sự, trữ
tình và lãng mạn
+ Sử dụng linh hoạt và hiệu quả các biện
pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ
+ Sử dụng từ ngữ giàu tình cảm, giàu hình ảnh
|
4.0
0.5
1.0
1.0
1.0
0.5
|
*
Đánh giá, nhận xét:
|
1.0
|
- Sức mạnh của tác
phẩm văn học bắt nguồn từ nội dung của nó và con đường mà nó đến với người
đọc người nghe. Tuy nhiên để sống được trong lòng độc giả nội dung ấy phải
chuyển tải trong một nghệ thuật độc đáo, sáng tạo, có tính thẩm mĩ.
- Nhà văn phải trau
dồi vốn sống, phải nhạy cảm trước cuộc đời, phải có đời sống tinh thần phong
phú, trải nghiệm sâu sắc. ,có như thế mới tạo ra những sản phẩm tinh
thần có giá trị
|
1.0
1.0
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét