Thứ Hai, 25 tháng 11, 2019

Văn học làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn” 2


Đề bài: “Văn hc làm cho con ngưi thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn” (M.L.Kalinine)

Anh chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết của mình về những sáng tác đã học hãy làm sáng tỏ ý kiến trên?

Bài Làm
Văn học là một trong những loại hình nghệ thuật có từ rất sớm, gắn bó thân thiết với đời sống tinh thần của con người. Dù dưới hình thức nào thì nó vẫn là sự phản ánh đời sống khách quan của người nghệ sĩ, Mỗi khi cảm xúc trỗi dậy đến mãnh liệt, người nghệ sĩ chân chính lại tìm đến văn chương như một cách để giãi bày, kí thác những dòng tâm trạng của mình. Sức ám ảnh của một sáng tác văn học chân chính là vô cùng lớn lao, mạnh mẽ. Sứ mệnh của người cầm bút cũng trở nên quan trọng. Như M.L.Kalinine đã từng phát biểu: “Văn học làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn”.
Văn học là tấm gương phản chiếu chân thực và cảm động hiện thực đời sống. Dù văn học viết về vấn đề gì, về những biến động lớn lao, bão táp, cách mạng hay chỉ diễn tả một tiếng chuông chùa, một con cò giang rộng đôi cánh trên nền trời xanh thì bao giờ ta cũng tìm thấy hình bóng, tâm sự nỗi lòng của người cầm bút. Trên từng ngõ hẻm của hiện thực đời sống là những “giọ tư tưởng” chất chiu được hình thành. Văn học là cuốn bách khoa toàn thư về cuộc sống. Qua văn học, con người ta sẽ có những hiểu biết sâu sắc hơn về cuộc sống xung quanh và về chính bản thân mình.
Lê Ngọc Trà đã từng khẳng định “Văn học là tiếng nói của tình cảm, là sự giải lòng và gửi gắm tâm tư. Văn học giúp con người tìm thấy mình trong đó, cảm nhận được những cung bậc tình cảm đa dạng trong thế giới nội tâm con người, được giải bày, được đồng cảm, được sẻ chia, được gợi ra những tình cảm chưa có, được tu rèn những tình cảm sẵn có”. Việc đi khám phá một tác phẩm văn học giống như một cuộc trải nghiệm, là cơ hội để ta du hành qua không gian và thời gian, vượt qua mọi bờ cõi và giới hạn, trải nghiệm nhiều hơn, Sống nhiều hơn qua những cuộc đời khác nhau, nhìn được cuộc đời dưới nhiều lăng kính. Và rồi ta được lắng nghe nhiều luồng tư tưởng, được đối thoại với nhà văn, được đồng sáng tạo với tác giả để giàu có và phong phú hơn về trải nghiệm sống.
Từ những trải nghiệm mà văn học mang lại giúp con người lớn lên về mặt nhân cách tâm hồn. Văn học quan con đường tình cảm truyền đạt đến con người những bài học đạo đức, nhân sinh. Thật đúng đắn khi M.L.Kalinine khẳng định : “Văn học làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn”.. Ys kiến đã nêu bật lên chức năng của văn học cũng như đề cập đến thiên chức của người nghệ sĩ. Văn học kamf nảy nở trong con người những tình cảm mới, rèn dũa những tình cảm cũ, khơi dậy trong con người những tình cảm mới, những nhận thức mới mẻ, sâu sắc về cuộc đời, giúp họ có thêm những trải nghiệm cuộc sông, Từ đó giúp họ có thêm những trải nghiệm cuộc sống. Từ đó giúp con người sống tốt đẹp hơn, biết ứng xử một cách đúng đắn, Văn học giúp con người thấu hiểu bản chất của con người, qua đó thấu hiểu chính bản thân mình.
M.L.Kaline muốn nhấn mạnh đến thiên chức của những người cầm bút. Văn học có vai trò lớn lao như cậy, nên người nghệ sĩ cũng phải có sự kết hợp giữa cái tâm và cái tài. Họ vừa là một nhà thám hiểu vừa là một nhà khoa học, dám can đame vùi mình vào giữa cơn sóng lơn của thời đại, nhìn thẳng vào hiện thực cuộc sống để tìm ra những hạt ngọc lấp lánh của cái đẹp và cái thật về con người. Từ đó, làm giàu vốn  hiểu biết của con người, để ta trưởng thành hơn, tâm hồn phong phú hơn. Những người nghệ sĩ chân chính phải là những “người cho máu”. Phải mở rộng tâm hồn ra để đón  hận nhưng vang vọng của cuộc đời, những cung bậc tình cảm đa dạng, sâu lắng của con người, Họ giúp chúng ta nhận ra những buồn vui, yêu ghét, lời ca tụng hân hoan hay tiếng thét đau đớn. giúp ta thấu cảm được những ước vọng tha thiết của con người sống trong thời đại, là một cây bút có trách nhiệm, người nghệ sĩ chân chính cũng cần biết đặt ra những câu hỏi và kiến giải một lối đi, một hướng phát triển cho lịch sử thời đại.
Văn học thực sự có khả năng “nhân đạo hóa con người” giúp ích cho cuộc sống con người. Thế giới nghệ thuật đó đã giúp thanh lọc tâm hồn. Văn học luôn luôn là một thế giới đầy bí ẩn mà khi giải mã không phải lúc nào cũng tìm đến sự thống nhất và được tái hiện dưới nhiều góc nhìn khác nhau của nghệ thuật. Dù dưới hình thức nào thì chỉ có thể đánh giá khẳng địn một sáng tác có giá trị khi nó “làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn”. Và “Vợ nhặt” của Kim Lân là một minh chứng cho ý kiến trên.
Kim Lân là một nhà văn có nhiều trang viết gắn liền với hơi thở của vùng nông thôn Bắc Bộ Việt Nam “Vợ nhặt” tiêu biểu cho phong cách sáng tác nghệ thuật của ông. Đến với tác phẩm ta có thêm những hiểu biết mới mẻ về cuộc sống, xã hội lúc bấy giờ. Kim Lân đã dựng lên bối cảnh nhặt vợ. Đó là nạn đói khủng khiếp năm 1945 khi dân ta rèn xiết dưới ách Pháp và Nhật ,cái đói tràn về khắp nơi. Xóm ngụ cư tồi tàn, gây nên hậu quả thê thảm, đó là hình ảnh ngựa chết thây nằm còng queo bên đường, người sống chỉ còn là những cái bóng dật dờ lặng lẽ như những bóng ma. Đó là quang cảnh chung. Thật xót xa khi ta bắt gặp hình ảnh người đàn bà đói đến gần chết, gầy xộp đi, khuôn mặt xám xịt hay hay một gia đình phải ăn thứ cám đắng chát nghẹn ứ.
Thời gian, không gian trong truyện mỗi lúc một tối hơn. Bắt đầu là “mỗi chiều, chạng vạng mặt người” rồi “bóng chiều nhá nhem”, :cảnh sầm lại và cuối cùng là “tối om”. Cảnh nên vợ nên chồng cũng thảm thương, tội nghiệp. Khi nghe Tràng hò một câu chơi cho đỡ mệt, thị “ton ton chạy lại đẩy xe chô Tràng… cười tít mắt” Thị đẩy xe với hi vọng được ăn. Cũng là viết về cái đời, nỗi khổ của con người nhưng với Kim Lân , ông đã đem đến cho ta một góc nhìn mới mẻ. Nếu như Nam Cao thường viết về những cái chết đòi được sống thì Kim Lân lại cho rằng “Khi viết về nạn đói người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết truyện ngắn nhưng con người ấy không nghĩ đến cái chết mà văn chương hướng đến cuộc sống, vẫn hi vọng và tun tưởng vào tương lai, Họ vẫn sống, sống cho ra con người.”
“Vợ nhặt” – Kim Lân đem đến cho con người những thứ tình cảm mới mẻ và rèn luyện những tình cảm sẵn có. Đó là tình yêu thương, dù trong đói khổ vẫn sẵn sàng sẻ chia, đùm bọc lẫn nhau dù đang cận kề cái chết , họ vẫn lạc quan nhìn về một ngày mai tươi sáng. ở đây, chính là sự sẵn lòng cưu mang người dồng cảnh ngộ trong nạn đói khủng khiếp của nhân vật Tràng trong truyện. thấy người đàn bà đói, rách rưới thảm hại, Tràng động lòng thương. Có ai ngờ rằng con người thô kệch ấy lại có một tấm lòng yêu thương cao cả, Thế rồi Tràng cho người đàn bà kia ăn “bốn bát bánh đúc”. Đó chính là lòng thương một con người đói khát hơn mình chứ Tràng cũng không hề có ý lợi dụng hay chọc ghẹo.
Cách ứng xử rất người của Tràng cũng chính là truyền thống tố đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay. Đó là “lá lành đùm lá rách” “lá rách ít đùm lá rách nhiều”. ngay ở phần đầu tiên của truyện, người đọc đã có thêm dược những hiểu biết về cuộc sống đầy khốn khổ của con người trong nạn đói 1945 và tạo cho con người tình cảm mới mẻ, yêu thương, sẻ chia. Đồng thơi ta có thêm những trải nghiệm khi nhập thân vào con người trong truyện, vào nhân vật. Liệu rằng, nếu chúng ta là Tràng hay người đàn bà đáng thương kia thì ta có xử sự như thế? Đó chẳng phải là việc bồi đắp , tình cảm, làm cho con người thêm phong phú hay sao?
“Văn học làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn lên, hiểu được con nguời  nhiều hơn”. Quả đúng vậy! Đến văn học con người sẽ cảm thấy thoải mái, đó là hoạt động giải trí cao quý của tâm hồn. Vậy nên mỗi người nghệ sĩ chân chính có thiên chức vô cùng quan trọng, vai trò của văn học đối với con người cũng vô cùng lớn lao…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  ĐỀ: “Một vầng trăng in trong gương Vẫn là một vầng trăng. Vầng trăng qua lòng mắt người nghệ sĩ Có thể thành vô vàn nét đẹp.” (Theo Phạm T...