Thứ Tư, 27 tháng 11, 2019

Chất cổ điển và chất hiện đại trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá


 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG
 


ĐỀ CHÍNH THỨC
 
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
 NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
 Đề thi gồm: 01 trang

Câu 1 (2,0 điểm)
Những chi tiết nghệ thuật dưới đây gợi cho em suy nghĩ gì về người phụ nữ dưới chế độ phong kiến?
“- Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Vả chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.
Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.
... Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng, mờ nhạt dần mà biến đi mất”.
      (Nguyễn Dữ, "Chuyện người con gái Nam Xương", Ngữ văn 9, Tập một, NXBGD- tr 48)
Câu 2 (3,0 điểm)
Suy ngẫm của em về câu chuyện dưới đây:
Bức tranh tuyệt vời
 Một họa sĩ suốt đời mơ ước vẽ một bức tranh đẹp nhất trần gian. Ông đến hỏi một vị giáo sĩ để biết được điều gì đẹp nhất. Vị giáo sĩ trả lời: “Tôi nghĩ điều đẹp nhất trần gian là niềm tin, vì niềm tin nâng cao giá trị con người”.
 Họa sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự với một cô gái và được trả lời: “Tình yêu là điều đẹp nhất trần gian, bởi tình yêu làm cho cay đắng trở nên ngọt ngào, mang đến nụ cười cho kẻ khóc than, làm cho điều bé nhỏ trở nên cao thượng, cuộc sống sẽ nhàm chán biết bao nếu không có tình yêu”.
 Cuối cùng họa sĩ gặp một người lính mới từ trận mạc trở về. Được hỏi, người lính trả lời: “Hòa bình là cái đẹp nhất trần gian, ở đâu có hòa bình ở đó có cái đẹp”. Họa sĩ tự hỏi mình: “Làm sao tôi có thể vẽ cùng lúc niềm tin, hòa bình và tình yêu?”
    Khi trở về nhà, ông nhận ra niềm tin trong mắt các con, tình yêu thương trong cái hôn của người vợ. Chính những điều đó làm ông tràn ngập hạnh phúc và bình an. Họa sĩ đã hiểu thế nào là điều đẹp nhất trần gian. Sau khi hoàn thành tác phẩm, ông đặt tên cho nó là “Gia đình”.
                                         (Theo Phép màu nhiệm của đời, NXB Trẻ, 2004)
Câu 3 (5,0 điểm)
Sức hấp dẫn của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận, Ngữ văn 9, Tập một) chính là sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa chất cổ điển và chất hiện đại.
            Ý kiến của em về nhận xét trên.
          ............................. Hết ...........................

Họ và tên thí sinh: …………………………Số báo danh………………...
Chữ kí giám thị 1: …………………… Chữ kí giám thị 2 ………………
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG
 


   
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN THI: NGỮ VĂN
 Hướng dẫn chấm gồm: 04 trang

A. YÊU CẦU CHUNG
        - Hướng dẫn chấm chỉ mang tính chất định tính, vì vậy giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức độ điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
        - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu  cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
       - Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn số.

B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1 (2,0 điểm)
a. Về kĩ năng
      Biết cách viết đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của bản thân về chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm văn xuôi.
b. Về kiến thức
      Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

Nội dung

- Đây là những chi tiết kì ảo, hoang đường “bịa đặt„ đầy sáng tạo ở cuối truyện, tạo nên kết thúc có hậu, để lại nhiều suy nghĩ cho người đọc về vẻ đẹp và số phận bi kịch của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến, đồng thời cũng thể hiện rõ tư tưởng nhân văn của tác phẩm.
0,25 điểm
- Vẻ đẹp của khát vọng chính đáng, cao đẹp: được minh oan, phục hồi danh dự, tấm lòng vị tha, gắn bó với quê hương, gia đình, tấm lòng thủy chung son sắt qua lời tâm sự tha thiết với các điển tích “Không thể...để tiếng xấu xa„ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam„...
0,75 điểm
- Số phận bi kịch: Vũ Nương sống dưới thủy cung thực chất là sống nơi cõi chết, sống không có gia đình, người thân. Mặc dù xuất hiện với đẹp rực rỡ, uy nghi, lung linh kì ảo: ngồi trên kiệu hoa, có tới 50 chiếc xe cờ tán võng lọng, rực rỡ,.. nhưng chỉ hiển linh trong giây lát: lúc ẩn, lúc hiện, trong chốc lát, bóng loang loáng, mờ nhạt dần mà biến đi mất. Nó phản ánh thực tế: người chết thì không thể sống lại, hạnh phúc đã mất vĩnh viễn không thể lấy lại được nữa. 
0,5 điểm
- Chi tiết thể hiện sâu sắc tư tưởng nhân văn: Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp con người, niềm thương cảm xót xa đối với người phụ nữ; ước mơ về cuộc sống công bằng, tốt đẹp; tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến bất công; thái độ bênh vực và bảo vệ con người.
- Giấc mơ cũng là lời cảnh tỉnh, bài học thấm thía về giữ gìn hạnh phúc gia đình nhất là trong thời kỳ hội nhập hiện nay và mãi mai sau.
0,5 điểm
Câu 2 (3.0 điểm)
a. Về kĩ năng
      Biết cách viết bài văn nghị luận xã hội, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, không mắc lỗi chính tả, dùng từ hoặc đặt câu.
b. Về kiến thức
      Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
Nội dung
Điểm tối đa
Mở bài: Giới thiệu câu chuyện và vấn đề gợi ra từ câu chuyện
0,25 điểm
Thân bài:
* Giải thích nội dung, ý nghĩa câu chuyện
+ Một họa sĩ mơ ước vẽ được một bức tranh đẹp nhất. Ông đi hỏi mọi người để biết điều gì đẹp nhất. Giáo sĩ cho rằng điều đẹp nhất là niềm tin, cô gái cho rằng đó là tình yêu, người lính lại cho là hòa bình… Về nhà ông tìm thấy tình yêu, niềm tin và sự an bình từ những người thân yêu trong ngôi nhà của mình, ông hiểu ra: điều đẹp nhất đó là gia đình.
+  Câu chuyện khẳng định tình cảm gia đình là điều đẹp nhất – từ đó đề cao vai trò quan trọng của gia đình với mỗi người. Gia đình cho ta niềm tin, tình yêu, sự an bình và hạnh phúc .
* Bàn luận, đánh giá
+ Khẳng định: tình cảm gia đình là điều đẹp đẽ nhất vì:
- Gia đình: là nơi có những người ruột thịt cùng huyết thống như ông bà, cha mẹ, anh chị em.
- Gia đình là cội nguồn sinh dưỡng yêu thương của mỗi người, là cái nôi nuôi dưỡng, bồi đắp những tình cảm tốt đẹp nhất (lấy dẫn chứng từ thực tế cuộc sống).
- Gia đình có vai trò quan trọng trong việc giáo dục, hình thành nhân cách cho con người (lấy dẫn chứng từ thực tế cuộc sống).
- Gia đình là chỗ dựa tinh thần vững chắc, giúp ta có nghị lực, sức mạnh vượt qua khó khăn, thử thách…(lấy dẫn chứng từ thực tế cuộc sống: khi vui, buồn, lúc gặp khó khăn bất hạnh, lời động viên, chia sẻ giúp đỡ của gia đình ….)
->Có gia đình, chúng ta có tình yêu, có chỗ dựa tinh thần và niềm tin vào cuộc sống, sự an bình, vui vẻ, hạnh phúc. Gia đình là bức tranh tuyệt vời nhất.
- Gia đình còn là tế bào của xã hội, gia đình êm ấm bình yên hạnh phúc tạo nên sự bình yên của xã hội.
- Được sống trong tình cảm yêu thương của những người thân trong gia đình là niềm sung sướng và hạnh phúc.Trái lại, không được sống trong mái ấm gia đình, thiếu tình cảm gia đình là bất hạnh lớn lao (dẫn chứng minh họa)
+ Phê phán những ai chưa biết quí trọng gia đình, chưa trân trọng những tình cảm của người thân, không có ý thức trách nhiệm giữ gìn hạnh phúc gia đình hoặc những hành động phá hoại hạnh phúc gia đình (có dẫn chứng minh họa).
* Bài học rút ra từ câu chuyện
- Gia đình là vô cùng quí giá và thiêng liêng, mỗi người phải trân trọng và có trách nhiệm giữ gìn tổ ấm gia đình để gia đình luôn là một bức tranh đẹp nhất.
- Hãy cùng nhau vẽ lên bức tranh gia đình tuyệt vời bằng sắc màu của tình yêu thương, niềm tin, lòng thủy chung, đức hi sinh…
2,5 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm




0,25 điểm


1,5 điểm
1,0 điểm











0,5 điểm


0,5 điểm

 Kết bài
- Khẳng định: câu chuyện để lại bài học sâu sắc về ý nghĩa của gia đình đối với mỗi người.
- Liên hệ: trách nhiệm bảo vệ giữ gìn hạnh phúc gia đình không phải chỉ của người lớn mà trẻ em cũng cần góp sức xây dựng, giữ gìn hạnh phúc gia đình (phấn đấu là con ngoan, trò giỏi, hiếu thảo, hòa thuận, yêu thương, quan tâm lẫn nhau …)
0,25 điểm

Câu 3 (5.0 điểm)
a. Về kĩ năng
Biết cách viết bài văn nghị luận văn học. Vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận. Bố cục hợp lí, chặt chẽ, văn viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi về chính tả, diễn đạt.
b. Về kiến thức
      Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
Nội dung
Điểm tối đa
Mở bài:
Giới thiệu chung về Huy Cận và hoàn cảnh sáng tác bài thơ và khẳng định sức hấp dẫn của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
0,5 điểm
Thân bài
* Giải thích
+ Chất cổ điển: là những yếu tố về hình thức và nội dung chịu ảnh hưởng của thơ ca cổ phương Đông. Đó là chủ đề, đề tài, hình ảnh, thủ pháp nghệ thuật… đã trở thành công thức quen thuộc, chuẩn mực, được nhiều tác giả sử dụng và thể hiện thành công trong nhiều tác phẩm văn học dân tộc trong quá khứ.
+ Chất hiện đại: là những chủ đề, đề tài, hình ảnh, thủ pháp mới mẻ được sử dụng nhiều trong văn học hiện đại, mang hơi thở của thời đại, mang tính sáng tạo riêng của từng tác giả.
+ Sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa chất cổ điển và chất hiện đại chính là sự tiếp thu, kế thừa và phát triển những tinh hoa văn học trong quá khứ, tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm.
* Phân tích, chứng minh
Trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, chất cổ điển và hiện đại được thể hiện trong cả hình thức và nội dung, trải dài theo hành trình ra khơi lúc hoàng hôn, đánh bắt cá trên biển đêm và trở về lúc bình minh.
+ Sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa chất cổ điển và chất hiện đại trong cảnh đoàn thuyền ra khơi (khúc hát ra khơi)
- Hình ảnh thiên nhiên: mang vẻ đẹp cổ điển với hình ảnh mặt trời trong buổi hoàng hôn. Tuy nhiên nó không quạnh vắng, buồn bã mà kì vĩ, sống động, gần gũi qua nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ: Mặt trời xuống biển như hòn lửa/Sóng đã cài then đêm sập cửa.
- Hình ảnh con người: lấy 1 trong 4 hình ảnh quen thuộc trong thơ cổ điển (người đánh cá/ngư phủ) nhưng không đơn độc, lặng lẽ mà là cả một tập thể những con người lao động mới (đoàn thuyền đánh) trong không khí sôi nổi, mạnh mẽ hòa cùng thiên nhiên, làm chủ thiên nhiên.
+ Sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa chất cổ điển và chất hiện đại trong cảnh đánh cá trên biển đêm (khúc ca đánh cá trên biển)
- Thiên nhiên: vẫn là những hình ảnh thiên nhiên quen thuộc (trăng, gió, sao, mây…) nhưng không tăm tối, quạnh vắng mà sống động, giàu hình ảnh, đường nét, sắc màu.
Vẫn là cảm hứng về vũ trụ, bao la, mênh mông nhưng lại hiền hòa, bao dung, gần gũi, che chở, nâng đỡ con người (Biển cho ta cá như lòng mẹ). Biển đêm như một bức tranh sơn mài vừa cổ điển vừa rất mới mẻ, hiện đại.
- Con người: vẫn là người ngư phủ nhưng họ mang những vẻ đẹp mới: tầm vóc lớn lao, tư thế chủ động, khẩn trương; khỏe khoắn, mạnh mẽ; sôi nổi, lạc quan: hình ảnh câu hát, tiếng hát, tư thế của người lao động, làm chủ biển khơi, ta kéo xoăn tay chùm cá nặng,…
+ Sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa chất cổ điển và chất hiện đại trong cảnh đoàn thuyền trở về (khúc ca khải hoàn)
- Thiên nhiên: vẫn là hình ảnh quen thuộc (mặt trời) nhưng là mặt trời lúc bình minh, được gợi tả bằng hình khối, màu sắc rất hiện đại, mới mẻ, gợi những liên tưởng thú vị về cuộc sống mới, công cuộc lao động tập thể.
- Con người: vẫn là người ngư phủ trở về sau một đêm lao động nhưng họ mang vẻ đẹp mới: vượt lên thiên nhiên bằng chính sức mạnh của mình. Con người mang niềm tin tưởng, lạc quan trước cuộc sống mới.
* Đánh giá
- Như vậy đề tài, hình ảnh, bút pháp khá quen thuộc nhưng Huy Cận đã làm mới tác phẩm của mình bằng chính hơi thở của cuộc sống mới. Chính và vậy mà sự hòa quyện giữa chất cổ điển và chất hiện đại đã làm nên sức hấp dẫn của bài thơ.
- Sự hòa quyện đó đã chứng tỏ hồn dân tộc đã thấm sâu vào thơ Huy Cận và cũng khẳng định ông đã cảm nhận được những điều mới mẻ, tốt đẹp của cuộc sống mới, niềm tin tưởng, lạc quan trước cuộc đời mới. Bài thơ là một dấu mốc quan trọng đánh dấu sự hồi sinh của hồn thơ Huy Cận sau cách mạng tháng Tám.
4,0 điểm
0,5 điểm












0,25 điểm


1,0  điểm









1,0 điểm












0,75 điểm






0,5 điểm
Kết bài
- Khẳng định lại vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ.
- Liên hệ: bài thơ giúp ta thêm yêu thiên nhiên nhất là biển cả, yêu quê hương đất nước, trân trọng thành quả lao động của các thế hệ cha ông…
0,5 điểm
* Ghi chú: Trong từng câu, học sinh có thể không trình bày đủ ý trong hướng dẫn nhưng lại có những kiến giải riêng, hợp lí, thuyết phục, cách khai thác riêng, độc đáo thì giám khảo vẫn đánh giá, cho điểm nhưng không vượt quá điểm tối đa của từng phần và toàn bài./.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  ĐỀ: “Một vầng trăng in trong gương Vẫn là một vầng trăng. Vầng trăng qua lòng mắt người nghệ sĩ Có thể thành vô vàn nét đẹp.” (Theo Phạm T...