Đề bài:
Nhà văn Đan Mạch Andersen – người viết truyện
cổ tích nổi tiếng thế giới – cho rằng: “Không có truyện cổ tích nào đẹp hơn câu
chuyện do cuộc sống viết nên”.
Anh (chị) có đồng tình với ý kiến trên đây
không? (Hãy trình bày quan điểm của mình trong một bài văn khoảng 600 chữ).
Hướng
dẫn làm bài:
Với đề bài này, người viết phải hiểu đúng ý của
nhà văn Andersen, cụ thể, phải trả lời các câu hỏi: Câu chuyện do cuộc sống viết
nên nghĩa là thế nào? Đâu là cái đẹp trong cổ tích? Tại sao nói không có truyện
cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do cuộc sống viết nên. Trả lời thoả đáng các câu
hỏi đó cũng là cơ sở để bày tỏ thái độ đồng tình hay không đồng tình với ý kiến
của Andersen.
Truyện cổ tích của bất cứ
dân tộc nào trên thế giới cũng đều là sản phẩm sáng tạo của dân gian. Nhưng ở
xứ sở Đan Mạch xa xôi, có một nhà văn viết truyện cổ tích nổi tiếng thế giới:
Những nhân vật, những câu chuyện được ông viết nên đã sống mãi với bao thế hệ
độc giả trên khắp hành tinh này.
Một người có thực tế sáng tạo phong phú như
vậy, nhưng vói trải nghiệm của bản thân đã nhận thấy:.“Không có truyện cổ tích
nào đẹp hơn câu chuyện do cuộc sống viết nên”.
Trong truyện cổ tích, ta bắt gặp những người
hiền, kẻ ác, những kẻ giàu, người nghèo, những người sang, kẻ hèn… Truyện cổ
tích cũng nói đến những xung đột gay gắt, có khi dẫn đến cái chết. Thế nhưng,
cổ tích bao giờ cũng kết thúc có hậu: cái ác bị trừng trị, cái thiện được lên
ngôi. Nói chung, cổ tích là thế giới của ước mơ, khát vọng, thế giới của trí
tưởng tượng lấp lánh màu sắc kì diệu, huyền ảo. Vậy mà, theo nhà văn Andersen –
người viết truyện cổ tích nổi tiếng – những câu chuyện do cuộc sống viết nên
còn đẹp hơn mọi truyện cổ tích.
– “Câu chuyện do cuộc sống viết nên” là cách
nói có hình ảnh nhằm chỉ những gì được tạo ra bởi bàn tay, khối óc con người.
Thế giới cổ tích dẫu hết sức phong phú, nhưng vẫn không thể sánh nổi cuộc sống
thực tế với muôn vàn sắc màu khác nhau. -Trong cổ tích có hình ảnh lâu đài,
thành quách lộng lẫy, thì ngay trên mặt đất này, nhân loại đã tạo nên những
công trình kiến trúc sừng sững với thời gian như Kim tự tháp Ai Cập, Vạn Lí
Trường Thành ở Trung Quốc, đền Angkor Wat ở Campuchia… Trong cổ tích có những
chuyện cải tử hoàn sinh, thì với thành tựu của y học ngày nay, biết bao người
đã thoát khỏi những căn bệnh hiểm nghèo một cách kì diệu, cổ tích kể về những
con người có tấm lòng cao thượng, thì đây, trong thế giói của chúng ta không
thiếu những người quên mình để cứu giúp những kẻ khổ đau, bất hạnh. Khoa học
công nghệ hiện nay có thể làm nên những chuyện thần kì, vượt xa cả trí tưởng
tượng của con người khi sáng tạo truyện cổ tích: mạng internet toàn cầu, sức
mạnh hạt nhân, tàu vũ trụ, khám phá mặt trăng và các hành tinh của hệ Mặt trời,
công nghệ gen, sinh sản vô tính…
– Trong suốt chiều dài lịch sử, nhân dân ta
cũng đã viết nên những câu chuyện đẹp hơn cả cổ tích. Đó là những chiến công
dựng nước và giữ nước. Ngày nay, đứng trên triền đê sông Hồng, nhìn dòng sông
đục ngầu phù sa cuộn xoáy trong mùa nước lũ, ta mới thấy kì công của một dân
tộc trong việc chế ngự sức mạnh của thiên nhiên. Nhìn những công trình giao
thông, những công trình xây dựng kì vĩ, ta mới thấy khả năng vô tận của con
người.
– Ngay giữa đời thường, chúng ta cũng gặp
không ít điều kì diệu hơn cả cổ tích. Đó là những câu chuyện cảm động về tình
cảm thiêng liêng, nghĩa cử cao đẹp giữa người với người. Đó là những tấm gương
vượt lên hoàn cảnh ngặt nghèo của số phận để sống xứng đáng với hai tiếng “con
người”. Đó là những con người miệt mài lao động và cống hiến mà không bao giờ
nghĩ đến sự thụ hưởng cá nhân.
– Cũng như cổ tích, cuộc sống không thiếu
những nhân vật phản diện. Xung quanh ta vẫn còn bao nhiêu kẻ xấu xa, bao nhiêu
mặt khuất tối. Tuy nhiên nhìn chung, mảng sáng vẫn chiếm ưu thế. Cuộc sống vẫn
không ngừng phát triển theo chiều hướng tích cực. Đó thực sự là truyện cổ tích
đang được viết ra từng ngày bởi công sức của biết bao người. Trên tinh thần đó,
ta thấy câu nói của Andersen xứng đáng được xem là lời ca tôn vinh cuộc sống,
tôn vinh giá trị lao động của con người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét