Đề bài:
“ Thơ hay là thơ giản dị,
xúc động, ám ảnh. Để đạt được một lúc ba điều ấy đối với các thi sĩ vẫn là điều
bí mật. Hãy giải thích ý kiến trên của nhà thơ Trần Đăng Khoa và hãy làm rõ
quan niệm thơ ca ấy qua phân tích đoạn thơ sau của nhà thơ Xuân Diệu:
“ Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua,
…
Chẳng bao giờ, ôi ! chẳng bao giờ nữa…”
…
Chẳng bao giờ, ôi ! chẳng bao giờ nữa…”
Gợi ý làm bài:
I. Mở bài: Giới thiệu khái quát tác giả,
tác phẩm
II. Thân bài
1. Giải thích ý kiến về
thơ của Trần Đăng Khoa.
Đâu là vẻ đẹp của thơ?
Thế nào là thơ hay?Những câu hỏi đó không phải bao giờ cũng được trả lời một
cách đầy đủ và cũng không dễ có sự thống nhất ở tất cả mọi người. Các nhà
nghiên cứu, các nhà thơ tùy theo từng góc độ, họ có cách nhìn, cách lí giải
riêng. Nhà thơ Trần Đăng Khoa, người làm thơ từ lúc còn bé, qua nhiều năm sáng
tác đã đóng góp một ý kiến về thơ. Thế nào là thơ hay?
Thơ hay
là thơ giản dị, xúc động, ám ảnh… ( Trần Đăng Khoa )
a. Thơ hay là thơ giản dị
– Cái cốt lõi của thơ ca
không nằm ở sự chải chuốt ngôn ngữ mà nó đọng lại ở bề sâu cảm xúc.
– Giản dị không chỉ là
một yêu cầu mà còn là một phẩm chất của thơ hay cần có. Cái giản dị của thơ có
thể ví như duyên ngầm ở một cô gái đẹp, không cần trang sức quý giá, không cần
trang điểm mà vẫn có sức thu hút.
– Giản dị theo quan điểm này
là ở ngôn ngữ, hình ảnh, cách viết.
b.
Thơ hay là thơ xúc động
– thơ là sự bộc lộ thế giới
nội tâm sâu sắc ở người sáng tác và khi thi sĩ đã sống hết mình với những rung
động, cảm xúc thì những vui buồn, âu lo, khát vọng… của người làm thơ mới động
chạm đến trái tim của nhiều người, tiếng nói trữ tình trong thơ mới có thể trở
thành nỗi lòng thầm kín của mọi người.
– Thơ hay là thơ có sức
truyền cảm chân thành và mãnh liệt nhất.
c. Thơ hay là thơ ám ảnh
– Sự ám ảnh của thơ được tạo
bởi những ấn tượng mạnh mẽ nhất mà hình thức và nội dung thơ đã để lại trong
tâm hồn người đọc.
– Những ấn tượng, xúc cảm
mãnh liệt của thơ hay không phải được tạo bởi cường độ của bão lũ, không phải ở
những xúc động nhất thời. Thơ hay, sau khi đọc xong, người đọc vẫn day dứt khôn
nguôi về tình đời, tình người mà thi sĩ băn khoăn, trăn trở và kí thác trong
thơ mình.
2. Phân tích đoạn thơ
a. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn trích:
– Xuân Diệu là nhà thơ mới
nhất trong các nhà thơ mới.
-“ Vội vàng” là một thi phẩm
rất XD, tác phẩm thơ có những cách tân táo bạo, độc đáo nhưng cách viết cũng
rất giản dị.
– Nói rằng
“Vội vàng” rất XD bởi bài thơ này đã thể hiện rất rõ hồn thơ XD: tha thiết rạo
rực, băn khoăn (nhận xét của Hoài Thanh). Đoạn thơ trích từ “Vội vàng” là nỗi
băn khoăn của thi nhân trước cuộc đời, nỗi băn khoăn trở thành một nỗi ám ảnh.
b. Nội dung phân tích
Phân tích đoạn thơ để cảm
nhận được sự giản dị, xúc động và ám ảnh của thơ XD khi ông nói về mùa xuân,
tuổi trẻ, tình yêu.
– Đoạn “Xuân đương tới…Khắp
sông núi vẫn than thầm tiễn biệt…”
+ Lời thơ thật giản dị trong
sự lí giải, cắt nghĩa và cả trong sự bộc lộ cảm xúc. Ngôn ngữ thơ rất gần với
lời nói thường.
+ Giọng thơ như trách
móc, hờn giận bộc lộ những băn khoăn da diết khi nghĩ về sự trôi chảy của thời
gian, sự tuần hoàn của mùa xuân đất trời trong khi “tuổi trẻ chẳng hai lần thắm
lại”, khi khát khao rất nhiều nhưng cuộc đời chẳng thỏa mãn được bao nhiêu.
+ Nghệ thuật đối lập trong
thơ đã diễn tả một nỗi ám ảnh về thời gian (đối lập giữa sự hữu hạn của tuổi
trẻ đời người và sự vô hạn của thời gian), một bi kịch của cái tôi rất đỗi xúc
động (đối lập giữa khát vọng và thực tế: “lòng tôi rộng” > < “lượng
trời cứ chật”).
– Đoạn còn lại
+ XD đã dựng nên một bức
tranh thiên nhiên để nói lên nỗi lòng mình. Hình ảnh thiên nhiên với những tờ
ngữ gợi âm thanh, sắc màu, hình ảnh của mùa xuân cũng đồng tâm trạng hờn giận,
nuối tiếc của con người tuổi trẻ.
+ Lời than thầm nhưng da diết
ở cuối đoạn thơ một lần nữa bộc lộ sự xúc động, nỗi ám ảnh về thời gian trong
tâm hồn tuổi trẻ luôn ham yêu và khát sống.
III. Kết luận:
Đoạn thơ trong “vội vàng” đã
đạt được một lúc 3 điều: giản dị, xúc động, ám ảnh. Theo Trần Đăng Khoa thơ đạt
được 3 điều đó một lúc, đối với thi sĩ vẫn là điều bí mật. Qua đoạn thơ trên,
người đọc dường như đã khám phá được đôi điều trong sự “bí mật” ấy. Làm thơ cốt
là sự giải bày những buồn vui, khao khát một cách chân thành nhất. Vẻ đẹp của
thơ không phải ở sự trang điểm lòe loẹt cho ngôn từ; thơ hay, thơ đẹp ở sự xúc
động chân thành của tình cảm, ở nỗi day dứt, ám ảnh khuôn nguôi mà thơ ca để
lại nơi người đọc khi nói về những vấn đề hàm chức nhiều ý nghĩa triết lí nhân
sinh và đạt đến chiều sâu của giá trị nhân bản.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét