(Lã Nguyên – Về tác gia và tác phẩm, NXBGD)
Anh (chị) hãy bình luận và làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương và bài thơ Cây chuối của Nguyễn Trãi
Yêu cầu về kĩ năng:
– HS biết cách làm bài văn nghị luận văn học
; bố cục và cách trình bày hợp lí.
– Hệ thống ý (luận điểm) rõ ràng, được triển khai tốt.
– Diễn đạt suôn sẻ; mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể có những suy nghĩ và cách trình bày khác nhau nhưng về cơ bản
cần hướng đến những nội dung chủ yếu sau:
Giải thích:
– Con đường riêng: chỉ cách thức khác nhau trong lao động sáng tạo văn học nghệ thuật của người nghệ sĩ.
– Quy luật của chân thiện mĩ, quy luật nhân bản: là những giá trị văn học (nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ….) có khả năng nhân đạo hóa con người. Đó là bản chất mang ý nghĩa nhân văn muôn đời của văn học.
– Ý kiến khẳng định vai trò của hướng đi riêng trong khám phá, sáng tạo nhưng đích đến muôn đời của văn chương vẫn là chân thiện mĩ, nhân bản.
| 1,0 | |
2 | Bàn luận:
– Mỗi nghệ sĩ có thể đến với văn chương và cuộc đời bằng con đường riêng của mình, bởi vì:
+ Đặc trưng của văn học là lĩnh vực sáng tạo. Đứng trước hiện thực phong phú, mỗi nghệ sĩ có những cảm xúc, suy ngẫm, lí giải khác nhau, chọn những mảng đề tài khác nhau, cách xử lí khác nhau.
+ Lựa chọn con đường riêng sẽ tạo ra sự đa dạng, mới lạ trong sáng tạo nghệ thuật, khẳng định được vị trí, phong cách của nhà văn.
– Tư duy nghệ thuật dù có đổi mới đến đâu đi nữa cũng không thể vượt ra ngoài quy luật của chân thiện mĩ, quy luật nhân bản, bởi vì:
+ Chân thiện mĩ, nhân bản là đích hướng đến, tâm điểm của mọi khám phá sáng tạo nghệ thuật.
+ Quy luật chân thiện mĩ, nhân bản có khả năng soi rọi cho người đọc ánh sáng của lí tưởng, khơi gợi tình yêu cuộc sống, nuôi dưỡng sự đồng cảm, bồi đắp và thanh lọc tâm hồn con người….làm cho người gần người hơn.
| 1,0 |
3 | Chứng minh: a) Bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương:
– Nói đến thơ trào phúng không ai có thể quên Tú Xương, một giọng thơ đả kích, phê phán sắc sảo, cay độc, mạnh mẽ hiếm có. Chế Lan Viên từng viết: “Tú Xương cười như mảnh vỡ thủy tinh”. Nhưng Trần Tế Xương không chỉ là một nhà thơ hiện thực chủ nghĩa như vậy, nói như Nguyễn Tuân, chất hiện thực ấy chỉ là “chân trái”, còn “chân phải” của ông là chất trữ tình. Trân trọng cảm phục và nhớ tới thơ Tú Xương nhiều hơn có lẽ do người đời được nghe nhịp đập của một trái tim chân thành, giàu cảm xúc, biết trọng nhân cách, mang một nỗi đau vời vợi không nguôi. “Thương vợ” là bài thơ tiêu biểu của Trần Tế Xương mà ở đó vừa thể hiện một cáh nhìn, một lối đi riêng, lại vừa nằm trong quy luật chung của cái Chân, Thiện, Mỹ; quy luật nhân bản.
– Yêu thương con người mà đặc biệt là yêu thương những người thân yêu ruột thịt vốn là truyền thống của người Việt từ xưa. Tuy nhiên ở thời phong kiến do quan niệm trọng nam khinh nữ, quan niệm tình cảm vợ chồng là chuyện riêng tư nên các tác giả thường ngại bộc lộ tình cảm với vợ một cách trực tiếp qua giấy trắng mực đen, qua văn chương thì lại càng ít. Tú Xương, đã không ngần ngại nói lên điều đó.
Tú Xương khi viết về đề tài người phụ nữ
– Viết về vợ nhưng thực chất Tú Xương đã có phát hiện và cảm thông với nỗi khổ của người phụ nữ. Đó là nỗi khổ vì cuộc sống cơ cực, vất vả gánh vác lo toan chèo chống cả một gia đình mà thiếu sự đồng cảm sẻ chia về trách nhiệm. Nhà thơ khẳng định phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ đó là tấm lòng khoan dung không nề hà trách nhiệm với gia đình dù phải đối diện với những gian lao trong cuộc sống
–Với bài Thương vợ: Tú Xương đã thể hiện cái nhìn của người khác phái – một nhà nho đầy tự trọng và một người đàn ông có tình, có ý thức về trách nhiệm của bản thân. Thế nên, cái nhìn ấy vừa trân trọng vừa xót xa. Qua cái nhìn ấy, chân dung bà Tú hiện lên hoàn chỉnh: từ quan hệ bươn trải với đời, đến quan hệ với gia đình, từ con người của công việc làm ăn đảm đang tháo vát đến con người của đức độ, thảo hiền, đầy tinh thần vị tha, xả kỉ. Cái nhìn đó cho thấy nhân cách nhà nho trong sáng, vị tha của Tú Xương khi ông từ bỏ vẻ cao đạo của thói thường để thấu hiểu cuộc sống đời thường và sẻ chia, cảm thông với người phụ nữ.
b) Bài thơ Cây chuối của Nguyễn Trãi:
– Thiên nhiên vốn là đề tài quen thuộc của thi ca trung đại. Với cái nhìn đậm tính ước lệ, thiên nhiên hiện lên trong văn học trung đại với tư cách là chuẩn mực của cái đẹp đạo đức. Các tác giả đã “khoanh vùng” một số loài cây, con xếp vào hàng cao quý như: tùng, trúc, cúc, mai, long, ly, quy, phượng…”Nàng thơ” gần như không chịu hạ cánh xuống hoa cỏ đồng nội. Nguyễn Trãi cũng đến với thiên nhiên nhưng cách nhìn và cảm hứng của ông lại hoàn toàn khác. Nó xuất phát tình yêu và niềm say đối với thiên nhiên nên ông không hề có sự phân biệt đẳng cấp, ngược lại ông còn rất hứng thú với hương đồng gió nội. Cây chuối dân giã, mộc mạc vì thế mà có chỗ đứng trang trọng trong thơ ông.
– Vẻ đẹp mà Nguyễn Trãi phát hiện được ở cây chuối trước hết là vẻ đẹp của sức sống, của tất cả những gì tự nhiên nhất, hồn nhiên nhất như nó vốn có ngoài đời. Cây chuối “bén” hơi xuân đã tốt lại tốt thêm, tràn trề sinh lực; buồng chuối chín toả hương thơm nồng nàn, quyến rũ…
– Vẻ đẹp độc đáo rất riêng mà Nguyễn Trãi phát hiện ở cây chuối là vẻ đẹp lãng mạn, tình tứ. Tàu lá chuối non cuộn tròn được tác giả hình dung như một bức thư tình đang được phong kín, e ấp, giấu bao tình ý bên trong. Còn gió được hình dung như một gã tình nhân đa tình say mê, đắm đuối, đầy khao khát nhưng cũng rất ý tứ, trân trọng, nhẹ nhàng “gượng mở” để khám phá vẻ đẹp của tình yêu.
– Cái mới của Nguyễn Trãi chính là cách nhìn mới, cảm xúc mới so với các tác giả cùng thời nhưng thực chất nó rất đỗi chân thật, gần gũi, đời thường. Nó có vẻ “khác biệt” so với quan niệm thẩm mỹ đương thời nhưng nó vẫn nằm trong quy luật của cái Chân, Thiện, Mỹ; quy luật nhân bản.
Đánh giá chung:
– Văn học khuyến khích người nghệ sĩ đổi mới, cách tân nhưng cần có sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa dấu ấn riêng và giá trị chung.
– Yêu cầu đối với người nghệ sĩ trong sáng tác phải là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy, phải có sự trải nghiệm sâu sắc, đứng trên lập trường nhân sinh vì con người.
– Cái nhìn độc đáo, sự khám phá riêng của mỗi nhà thơ dù cùng viết về một đề tài chính là bản chất của nghệ thuật đích thực, là yêu cầu nghiệt ngã của sáng tạo văn chương mà chỉ những tài năng chân chính mới đủ sức vượt qua.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét