Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2019

Tài năng thường được tỏa sáng trong sự im lặng, còn cái kém cỏi thì thường tự lan tỏa bằng âm thanh

Tài năng thường được tỏa sáng trong sự im lặng, còn cái kém cỏi thì thường tự lan tỏa bằng âm thanh


  • Mở bài:
Khi con người thất bại họ thường làm gì? Họ thường dổ lỗi cho những lí do đã khiến họ thất bại? Hay là họ âm thầm cố gắng đạt thành công để làm thay đổi thất bại ấy? Tất nhiên, không phải ai cũng có những phản ứng giống nhau sau mỗi thất bại. Người mạnh mẽ sẽ kiên nhẫn làm lại từ đầu, còn kẻ yếu đuối sẽ đổ lỗi cho một cái gì đó và buông xuôi tất cả. Bởi tài năng thường được tỏa sáng trong sự im lặng, còn cái kém cỏi thì thường tự lan tỏa bằng âm thanh
Thân bài:
Thành công không phải là cuối cùng, thất bại không phải là chết người: lòng can đảm đi tiếp mới quan trọng. Một khi ta tập trung vào mục đích của mình và cố gắng làm việc,học tập để đạt được nó thì chắc chắn rằng ta sẽ thành công theo thời gian. Ngược lại,nếu muốn đạt được một thành tựu gì đó mà ta cứ đi kể cho người khác về những gì ta đã có được trong quá khứ hay những gì ta đã nhận ra trong quá trình luyện tập thì thời gian chúng ta sẽ chẳng còn để tập trung vào mục tiêu của mình.
Rèn luyện thái độ sống tích cực là một việc làm cần thiết và không bao giờ muộn đối với mỗi con người. Thứ nhất, nó cho ta thời gian để tìm ra những giá trị mới trong công cuộc đi đến vinh quang. Thứ hai,thái độ sống tích cực ấy thể hiện bản lĩnh sống của bản thân, thể hiện lên một con người khiêm tố không đi khoe khoang đủ điều.
Để đạt được cách sống này không phải là một điều dễ dàng,có lẽ,nó là một trong những cách sống đúng đắng khó luyện nhất. Theo mặt lý thuyết thì sẽ có ba bước cơ bản để luyên lối sống này . Bước một,hãy loại bỏ những điểu muốn khoe ra khỏi đầu. Có thể khi gặp mặt bạn bè ta cho họ biết chút ít về những thành công của mình cũng được nhưng nên tránh khoe khoang quá mức. Bước hai,hãy tự giải quyết những vấn đề của mình,không nhờ ai giúp. Bước cuối cùng,biết chấp nhận thất bại và âm thầm luyện tập để gỡ lại thất bại ấy.
Để chứng minh cho lợi ích của lối sống này thì hãy nghĩ đến hai học sinh. Trong một kì thi, cả hai đều bị trước. Người học trò thứ nhất thì cảm thấy xấu hổ trước bạn bè nên cậu đã về nhà tiếp tục luyện tập, cố gắng học thật tốt chuẩn bị cho lần thi sau và không ngừng suy nghĩ về những điều cậu ấy chưa làm được. Kì thi sau, cậu ấy đã vượt qua. Cậu học trò thứ hai lại cố đi giải thích nguyên nhân khiến cậu ấy thấy bại. Có rất nhiều nguyên nhân không phải do cậu ấy gây ra. Cậu ấy đổ lỗi cho đề thi, những sơ xuất không đáng có khi cậu ấy làm bài. Lần thi tiếp theo, cậu ấy vẫn bị trước vì đã không nhìn nhận đúng thất bại trước đó.
  • Kết bài:
Con người chẳng bao giờ lên kế hoạch để thất bại; chỉ đơn giản là họ đã thất bại trong việc lên kế hoạch để thành công. Hãy xây dựng thành công từ mỗi thất bại. Sự chán nản và thất bại là hai bước đệm chắc chắn nhất dẫn tới thành công. Hãy bước đến sự thành công trong thầm lặng. Đừng cho mọi người biết mình đã làm gì, đã đạt gì vì đối với họ những điều mình có không quan trọng. Vì thế,hãy tự bản thân mình mà luyện tập để đạt được mục đích một cách khiêm tốn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  ĐỀ: “Một vầng trăng in trong gương Vẫn là một vầng trăng. Vầng trăng qua lòng mắt người nghệ sĩ Có thể thành vô vàn nét đẹp.” (Theo Phạm T...