Đề bài : Suy nghĩ của anh/chị về vấn đề đặt ra của câu nói sau : Người ta lớn hơn vì biết cúi xuống .
Hãy trình bày suy nghĩ bằng một bài luận khoảng 600 từ.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Nội dung
Câu 2 Suy nghĩ của anh / chị về câu nói .
2.1 Giới thiệu vấn đề cần nghị luận:
Đặng Thái Sơn, nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng của Việt Nam đã từng ví von: Lúa càng nặng hạt càng trĩu bông, giản dị cúi đầu, đó chính là thái độ sống, phong thái sống của những con người thực sự có văn hóa trong xã hội. Nghĩ về lối sống giản dị cúi đầu. ai đó cũng từng khẳng định: Người ta lớn hơn vì biết cúi xuống.
2.2. Giải thích, nêu ý nghĩa câu nói:
- Cúi xuống không phải là hành vi mà là cách hành xử giữa người với người. Cúi xuống không đồng nghĩa với sự nhẫn nhục, luồn cúi thấp hèn. Cái cúi xuống ở đây là chính là cái cúi đầu giản dị, khiêm nhường của những người có đạo đức, văn hóa trong xã hội. Cúi xuống cũng chính là để hiểu rõ mình hơn, nhận ra giá trị, vị thế của mình .
- Lớn hơn là cách nói hình anhrchir sự trưởng thành hơn. Lớn hơn cũng có nghĩa là vĩ đại hơn, giá trị hơn. Khi người ta biết cúi mình khiêm tốn cũng là khi giá trị của con người được nâng lên một bậc.
- Câu nói bởi vậy là sự khẳng định giá trị của lòng khiêm tốn, lối sống khiêm nhường. Khi biết sống khiêm nhường giản dị, con người sẽ ngày càng nâng cao và khẳng định được giá trị của bản thân.
2.3 Phân tích và lý giải:
- Tại sao trong cuộc sống, con người lại cần phải biết cúi đầu?
+ Cuộc sống là một cuộc chiến, nếu chúng ta dừng lại với thành công của mình ở hiện tại tức là chúng ta chấp nhận thất bại trong tương lai, ở lại quá khứ làm kẻ thua cuộc. Con người có tài cán bao nhiêu đi chăng nữa thì cái khôn ngoan hiện hữu ấy cũng không thể quả quyết là không ai hơn được. Người xưa có câu : “ Vỏ quýt dày có móng tay nhọn, người giỏi sẽ có người giỏi hơn. Cúi đầu chính là biểu hiện của chấp nhận học tập, chấp nhận sự bình thường, yếu kém của bản thân để học hỏi những người xung quanh.
+ Khi biết cúi xuống cũng là lúc con người nhận ra vị trí của bản thân. Biết cúi xuống nhìn lại chính mình, con người cũng sẽ học được nhiều điều ý nghĩa, nhận ra và hiểu được chính bản thân mình, từ quá khứ.
+ Cúi xuống là để hiểu người hơn, là để nâng người khác lớn lên. Cúi xuống cũng là để hiểu mình hơn, để tự nâng mình lên. Những người biết cúi mình là những người biết hiểu mình, hiểu người. Sự hiểu mình hiểu mình hiểu người giữ một vai trò hết sức quan trọng giúp con người tiến xa hơn, đạt được nhiều thành công trong cuộc sống.
+ Thái độ khiêm tốn, giản dị luôn được coi là một biểu hiện của văn hóa và đạo đức ở mọi thời. Người sống khiêm tốn sẽ nhận được nhiều yêu mến, kính trọng của người khác. Những người càng có đạo đức văn hóa thì càng biết sống nhún nhường, giản dị, không thích khoe khoang hình thức. Sự giản dị khiêm tốn ấy không làm cho người đó mất đi giá trị mà càng làm cho người xung quanh kính nể.
- Dẫn chứng: Trong khiếm tốn người ta tự cho mình là kém và cần học nữa, họ coi thành công như sự an ủi. Các nhà bác học càng lớn càng thấy mình cần phải khiêm tốn là lẽ đương nhiên. Nhà vật lý học Newton đã so sánh mình như một đứa trẻ dạo chơi trên bãi biển may mắn nhặt được hòn sỏi đẹp và trước mắt là bể chân lý bao la. Ông còn nói: Sở dĩ tôi nhìn xa là vì tôi ngồi trên vai người khổng lồ. Lênin có lời khuyên cho thanh niên về cách nghĩ và hành động khiêm tốn: Nếu tôi biết tôi biết ít tôi sẽ tìm cách để hiểu biết hơ, nhưng nếu anh tuyên bố anh là người cộng sản không cần biết điều cơ bản thì anh không có chút gì cộng sản hết. Điều ta nên nhớ là Leenin có tới 9000 sách của 15 thứ tiếng và 9 ngoại ngữ Anh, Pháp, Đức, … tính khiêm tốn không cho phép mình nghỉ ngơi trên những thành công đã đạt được và còn nhiều chứng minh minh chứng cho tính chất đó ví dụ như ở Einstein, Abraham Lincoln…
2.4 Làm thế nào để sống khiêm tốn giản dị?
Chúng ta phải biết đánh giá không thiên vị thực tài, không được coi thường thế hệ nhỏ tuổi, nêu cao ý thức học tập, phát triển không ngừng tư duy sáng tạo, sống cho phù hợp với hoàn cảnh và các giá trị chân –thiện-mỹ.
- Phản đề :
Giản dị, khiêm nhường là những yếu tố giúp con người nâng cao giá trị bản thân. Nhưng thật buồn vì những giá trị này không được chú ý. Có người tự mãn với số vốn kiến thức sẵn có, có người học đến một học vị nào đó rồi cho là” công thành danh toại” không cần nghiên cứu nữa. Có người giàu có và tự cho mình là đủ nên chỉ lo ăn chới tiêu xài, không lo phát triển đến khi trắng tay rồi mới hối hận. Bên cạnh đó thói đua đòi xa xỉ, chi sài của cải thời gian vào việc vô bổ cũng thật sai lầm. Người ta bỏ tiền bạc của cải vào cuộc chạy đua thời trang, chạy đua công nghệ… để chứng tỏ vị thế của bản thân. Thể hiện mình bằng những giá trị vật chất đó, con người càng hạ thấp bản thân mà không hề hay biết.
2.5 Liên hệ - Tham gia bàn luận về thái độ sống
- Câu nói trên không nhằm khuyến khích người ta chỉ biết cúi xuống mà nhằm nhắc nhở người ta người ta biết cách ứng xử cần thiết để lớn hơn… Tuổi thanh niên luôn có ý thức khẳng định mình và cũng tràn đầy khát khao ý chí. Đó là một thuộc tính thông thường và rất đáng trân trọng. Nhưng tuổi trẻ cũng dễ mắc những nhược điểm: tự phụ, tự mãn, hiếu thắng, đôi khi thiếu nhường nhịn, không khiêm tốn. Vì quá tự tôn nên đôi khi không chấp nhận thành công của người khác, không chịu học tập người khác.
- Liên hệ bản thân: Người viết tự nhìn nhận đánh giá lại chính lối sống của bản thân mình, từ đó đề ra một lối sống, lối ứng xử phù hợp.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
ĐỀ: “Một vầng trăng in trong gương Vẫn là một vầng trăng. Vầng trăng qua lòng mắt người nghệ sĩ Có thể thành vô vàn nét đẹp.” (Theo Phạm T...
-
CHUYÊN ĐỀ: CÁCH LÀM BÀI LLVH: TIẾP NHẬN VĂN HỌC ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Tác phẩm văn chương là một hiện tượng độc đáo được s...
-
Câu 1 (6,0 điểm) Theo Trang Tử: Biển cả là nơi mà tất cả các nguồn nước trên thế gian này đều đi ra từ đó nhưng nó không vơi; và đó ...
-
Điều gì là quan trọng? Chuyện xảy ra tại một trường trung học. Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vệt đen dài và đặ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét