Câu 1: Trong bài Tiếng nói của văn nghệ”, Nguyễn Đình Thi có viết:
Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc…
Em có suy nghĩ gì về ý kiến trên
Từ đó, hãy trình bày cảm nhận về một bài thơ theo em là hay” trong chương trình Ngữ văn lớp 8 hoặc lớp 9, phần Văn học Việt Nam.
Câu 2:
Thơ,trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật”
(V.Bêlinxki)
Bằng các bài thơ đã được học và đọc thêm, em hãy làm sáng tỏý kiến trên.
Câu 3: Phân tích những thành công về nghệ thuật miêu tả,khắc họa nhân vật của thi hào Nguyễn Du qua các đoạn trích Truyện Kiều em đã học và đọc thêm.
Câu 4: Cảm nhận của em về vẻ đẹp hai đoạn thơ sau:
Dù ở gần con,
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con…
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con…
(Con cò- Chế Lan Viên, Ngữ văn 9, Tập hai)
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát…
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát…
(Nói với con- Y Phương, Ngữ văn 9, Tập hai)
Câu 5:
Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp.
Hãy khám phá xứ sở của cái đẹp” qua văn bản Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập 1) và Sang thu (Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, tập 2).
Câu 6: Em có suy nghĩ gì về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm qua bài thơ Bếp lửa” (Bằng Việt) và Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” (Nguyễn Khoa Điềm).
Câu 7: Sự khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình -tình cha con - qua hai tác phẩm: Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng và Nói với con” của Y Phương.
Câu 8: Sự khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình qua bài thơ Con cò (Chế Lan Viên), Bếp lửa (Bằng Việt), Nói với con (Y Phương).
Câu 9: Phân tích bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài thơ "Đồng chí" (Chính Hữu) và "Ánh trăng" (Nguyễn Duy).
Câu 10: "Chiếc lá" trong chuyện "Chiếc lá cuối cùng" đã cứu sống Giôn - xi, nhưng "chiếc bóng" trong truyện "Chuyện người con gái Nam Xương" đã đẩy Vũ Nương tới cái chết. Từ đó, em nghĩ gì về hai chi tiết nghệ thuật đặc sắc này?
Câu 11: Có ý kiến cho rằng: nội dung yêu nước là nội dung đích thực và đáng kể của bài thơ Nhớ rừng”. Lại có ý kiến khác cho rằng Nhớ rừng” là khát vọng của một cái tôi” đòi giải phóng.
Hãy trình bày ý kiến của em.
Câu 12: Điểm gặp gỡ giữa bài thơ Quê hương” và bài thơ Đoàn thuyền đánh cá”.
Câu 13: Cảm nhận về bức chân dung tinh thần tự họa của nhà thơ Hồ Chí Minh qua các bài thơ của Bác mà em đã học.
Câu 14: Nhận xét về đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích”, có ý kiến cho rằng:
Mỗi câu thơ như giằng xé tâm can của nàng Kiều tài hoa bạc mệnh. Lời thơ bật khóc, tiếng thơ ai oán vọng cả đất trời, nội cỏ chân mây”.
Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Câu 15: Thân phận người phụ nữ qua Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và các đoạn trích trong Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
Câu 16: Vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều qua các đoạn trích Chị em Thúy Kiều”,”Kiều ở lầu Ngưng Bích”,”Mã Giám Sinh mua Kiều” và Thúy Kiều báo ân báo oán”.
Câu 17: Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích Cảnh ngày xuân” và Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
Câu 18: Từ cuộc đời của Vũ Nương - nhân vật trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, Thúy Kiều - nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, em cảm nhận được điều gì về thân phận và vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến?
Câu 19: So sánh hình ảnh người lính cách mạng qua bài thơ Đồng chí” của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
Câu 20: Vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong lao động và chiến đấu được thể hiện trong các truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa” và Những ngôi sao xa xôi”.
Câu 21: Điểm gặp gỡ và khác biệt giữa bài thơ
KHI MÙA THU SANG
Mặt trời lặn xuống bờ ao
Ngọn khói xanh lên, lúng liếng
Vườn sau gió chẳng đuổi nhau
Lá vẫn bay vàng sân giếng
Xóm ngoài, nhà ai giã cốm
Làn sương làm mỏng, rung rinh
Em nhỏ cưỡi trâu về ngõ
Tự mình làm nên bức tranh
Rào thưa, tiếng ai cười gọi
Trông ra nào thấy đâu nào
Một khoảng trời trong leo lẻo
Thình lình hiện lên ngôi sao
Những muốn kêu to một tiếng
Thu sang rồi đấy! Thu sang!
Lòng bống nhớ ông Nguyễn Khuyến
Cõng cháu chạy rông khắp làng...
Ngọn khói xanh lên, lúng liếng
Vườn sau gió chẳng đuổi nhau
Lá vẫn bay vàng sân giếng
Xóm ngoài, nhà ai giã cốm
Làn sương làm mỏng, rung rinh
Em nhỏ cưỡi trâu về ngõ
Tự mình làm nên bức tranh
Rào thưa, tiếng ai cười gọi
Trông ra nào thấy đâu nào
Một khoảng trời trong leo lẻo
Thình lình hiện lên ngôi sao
Những muốn kêu to một tiếng
Thu sang rồi đấy! Thu sang!
Lòng bống nhớ ông Nguyễn Khuyến
Cõng cháu chạy rông khắp làng...
1973
(Trần Đăng Khoa, Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ số 9)
Và bài thơ:
SANG THU
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Gió chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Phả vào trong gió se
Gió chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
(Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, tập 2, trang 70)
Câu 22: Nói về vai trò của người nghệ sĩ, nhà văn Mac–xen Prut – xơ có viết:
Thế giới được tạo lập không phải một lần mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập.
Có người cho rằng ý kiến trên đúng với nhà thơ Nguyễn Duy qua trường hợp bài thơ Ánh trăng”.Hãy trình bày ý kiến của em.
Câu 23: Cảm nhận của em về tình người trong những năm chiến tranh qua hai tác phẩm Chiếc lược ngà” và Những ngôi sao xa xôi”.
Câu 24: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của hai đoạn trích thơ sau:
Dù ở gần con,
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con…
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con…
(Con cò- Chế Lan Viên)
…Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.
(Mẹ và quả, Nguyễn Khoa Điềm)
Câu 25:
Trước Cách mạng tháng Tám, nhà thơ Huy Cận có viết khổ thơ:
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Sông dài, trời rộng,bến cô liêu
( Tràng giang)
Sau cách mạng, ông viết:
Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
(Đoàn thuyền đánh cá)
Cảm nhận của em về hai đoạn thơ trên?
Câu 26: Qua hai tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, và đoạn trích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê, em có cảm nhận như thế nào về tuổi trẻ Việt Nam trong sự nghiệp chống Mĩ cứu nước.
Câu 27: Nói về nghệ thuật miêu tả nhân vật trong Truyện Kiều” của Nguyễn Du, có ý kiến cho rằng:
Trong Truyện Kiều”,Nguyễn Du đã rất tài tình trong việc khắc họa nhân vật. Nhưng tác giả không chỉ dừng lại ở dáng vẻ bên ngoài, với ông, tả ngoại hình là để giúp cho người đọc hình dung rõ hơn bản chất, tính cách bên trong của nhân vật.
Bằng hiểu biết của em về các nhân vật: Thúy Vân, Thúy Kiều,Mã Giám Sinh hãy làm rõ ý kiến trên.
Câu 28: Ân tình với quá khứ qua hai tác phẩm Bếp lửa” và Ánh trăng”.
Câu 29: Tình yêu quê hương, đất nước qua hai tác phẩm Làng” và Lặng lẽ Sa Pa”.
Câu 30: Phân tích, so sánh cảnh mùa xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc: Phương thảo liên thiên bích/Lê chi sổ điểm hoa” với cảnh mùa xuân trong câu thơ Cỏ non xanh tận chân trời/Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” (Truyện Kiều) để thấy được sự tiếp thu và sáng tạo của Nguyễn Du.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét