ĐỌC TÁC PHẨM VĂN HỌC LÀ QUÁ TRÌNH CON NGƯỜI KHÁM PHÁ THẾ GIỚI VÀ TÌM THẤY CHÍNH MÌNH
Đề bài:
Phải chăng đọc tác phẩm văn học là quá trình con người khám phá thế giới và tìm thấy chính mình?
Nghệ thuật là cây đàn muôn điệu của tâm hồn, là bến đỗ cửa sự thanh bình, giúp con người trở về với bản chất thực sự, với cái lương tri vốn có. Nghệ thuật là nhịp đập nơi con tim để bơm dòng máu đỏ tươi nồng ấm cho một tâm hồn đa sầu đa cảm. Và việc đọc một tác phẩm văn học chính là những mũi khâu quan trọng trong suốt quá trình làm nên một tâm hồn tuổi trẻ. Nói về việc tiếp thu những giá trị vĩnh cửu của văn học – một gam màu lớn trong cái mảng màu bất tận của nghệ thuật, vang lên một câu hỏi cần lắm một câu trả lời: “Phải chăng đọc tác phẩm văn học là quá trình con người khám phá thế giới và tìm thấy chính mình?”
Tác phẩm văn học nào cũng mang trong mình chức năng nhận thức đầy mạnh mẽ. Mỗi trang sách là một lăng kính phản ánh hiện thực sâu sắc và phơi bày những mảng nhỏ mà trong đó, dù là mảng nào, cũng có thể gieo vào lòng bạn đọc hạt giống cảm thông, yêu thương, chia sẻ. “Văn học là quá trình con người khám phá thế giới”, là tấm gương phản ánh cuộc sống, là quyển bách khoa toàn thư với kho tàng kiến thức muôn hình vạn trạng. Với chất liệu hiện thực nóng hổi, văn học thổi bùng lên trong ta những hiểu biết cặn kẽ về nơi ta đang sống và cả những xứ sở xa xôi, đưa ta trở về quá khứ, khiến ta đắm chìm trong hiện tại và đặt ra những câu hỏi lớn về tương lai. Quá trình đọc tác phẩm văn học giúp ta tìm về những cái mới, khiến ta sống tốt hơn và phá bỏ mọi giới hạn lớn lao, vĩ đại trong mỗi con người. Bên cạnh cuộc sống, có thể nói, con người cũng là mạch sữa ngọt ngào nuôi lớn văn học, là nguồn nhựa sống dạt dào không bao giờ vơi cạn. Quả thật vậy, từng con chữ trên trang giấy trắng không thẳng đơ vô hồn, nó không chỉ mang trên mình một màu đen của mực in mà ẩn sâu bên trong chính là cung bậc cảm xúc của tác giả. Để rồi qua đó, người đọc tìm được bản chất đích thực từ sâu trong tâm hồn mình, tìm thấy con người thật, một lối đi riêng, một ngã rẽ đầy khác biệt. Tác phẩm văn học hướng con người vào thế giới bên trong để tự tra vấn, lắng nghe những tiếng lòng, tâm tư tình cảm thầm kín nhất và đối diện với bản thân mình.
Dấu chấm hỏi in hằn trên trang giấy tạo cho ta một mạch suy luận ngầm nhưng thật chất lại là một nhận định rất đúng đắn về những biểu hiện của chức năng nhận thức mà văn học mang đến. Quá trình tiếp thu nghệ thuật, cảm thụ văn chương là quá trình ta tích góp cho bản thân những chiếc vé đi khắp mọi miền xứ sở bởi từng con chữ ôm ấp trong mình mạch chảy của thời đại, chứa đựng muôn trùng vấn đề của lịch sử. Không chỉ thế, tác phẩm nghệ thuật còn hòa mình vào thực tại, góp phần tác động, thay đổi hiện thực xã hội. Có lẽ vì vậy mà Bielinxki đã từng nói: “Nhà văn là người thư kí trung thành của thời đại” như để khẳng định vai trò to lớn của người cầm bút. Bước đi của thời gian vô thủy vô chung như muốn cuốn trôi đi tất cả vạn vật trên đời. Giữa phong ba bão táp vẫn còn vương lại những hạt ngọc tâm hồn được nuôi dưỡng nhờ những tác phẩm nghệ thuật chân chính sống mãi cùng năm tháng. Tác phẩm văn học không chỉ mang lại tri thức và vốn sống dồi dào, nó còn đem đến cho ta những biến chuyển khôn lường của thế giới nội tâm, những suy tư của nhân vật. Từ đó ta thêm thấm nhuần giá trị tư tưởng của tác phẩm, đồng cảm với mạch đập của những trang sách dài để hiểu thêm về bản thân, nhận thức được cái tôi, tiếng nói tâm tư tình cảm, ước mơ và khát vọng. Và cũng từ đây, văn chương vun đắp cho mỗi con người một nhân cách riêng, một góc nhìn, một thế giới quan đậm màu sắc cá nhân. Như vậy, đọc tác phẩm văn học chính là lúc con người tìm thấy chính mình, tìm thấy hình mẫu mà ta hằng mong ước được trở thành như chính M.Gorki từng nói: “Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lí”.
Văn chương như một thước phim quay chậm thâu tóm vào tầm mắt con người những cảnh quay sâu sắc nhất của hiện thực đời sống. “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng được xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại” (Nguyễn Đình Thi). Quả thật vậy, đến với tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao, ta bắt gặp một chất liệu hiện thực quyết liệt và đầy đau thương. Trải dài thiên truyện, tác giả với góc nhìn chân thực của mình đã phơi bày cuộc sống cơ cực, nỗi thống khổ, bi kịch tha hóa bị tước đi quyền làm người của người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến mục nát, suy tàn. Trong cái xã hội rối ren ấy, những con người lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh hóa với biết bao ê chề, tủi hổ, tiêu biểu là nhân vật Chí Phèo. Chưa dùng lại ở bức tranh đời sống với sgam màu trầm buồn, lạnh ngắt, thiếu vằng tình người, người nghệ sĩ con cho ta thấy một tia nắng vàng rực rỡ qua việc miêu tả đầy tinh tế vẻ đẹp tiềm ẩn trong mỗi con người. Ở Chí Phèo, một lên lưu manh, “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”, ta bỗng nhận ra nỗi khát khao làm người tốt le lói nhưng đầu mãnh liệt “Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn hòa với mọi người biết bao”. Không chỉ mang lại giá trị hiện thực được biểu hiện đa dạng, tác phẩm còn cho ta hiểu về một thời kì đen tối trong lịch sử dân tộc, biết về một thời kì đấu tranh dai dẳng của những con người dưới đáy xã hội. Như vậy, qua cái nhìn hiện thực của nhà văn, ta mở ra trong tầm mắt của mình một thế giới mới về những năm tháng đã qua, trải mình cùng những thước phim đời sống của quá khứ với biết bao kiếp lầm than miên man tìm về miền hạnh phúc.
Tuy nhiên, độc giả tìm đến với tác phẩm văn chương đâu phải chỉ để tìm hiểu về một thế giới quan khác biệt mà còn muốn biết thêm về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống, qua sự đồng cảm của nhân vật trữ tình, để từ đó, ta đúc kết cho mình một hình hài nguyên vẹn của cái tôi cá nhân sâu thẳm bên trong.
Chắc hẳn mỗi chúng ta vẫn còn khắc ghi đậm sâu nỗi buồn, nỗi cô đơn cùng ước mơ cháy bỏng muốn chạm tay đến hạnh phúc của người phụ nữ dưới đáy xã hội phong kiến trong ‘Tự tình” của Hồ Xuân Hương. Xuyên suốt bài thơ, ta còn cảm nhận được sự ngang tàn, phá cách, bản lĩnh của người con gái:
“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám
Đậm toạc chân mây, đá mấy hòn
Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ, tí con con”
Qua từng con chữ, thế giới nội tâm đầy tinh vi, ý nhị mà quá đỗi phức tạp hiện lên đểlại trong ta cảm giác bâng khuâng, mơ hồ cùng sự đồng cảm, tiếc thương cho chủ thể trữ tình mà ở đây lại chính là thi nhân – người làm nên tác phẩm. Ta bỗng chốc nhận ra xã hội bất công đã chà đạp lên con người như thế nào, để ta thêm đồng cảm với nỗi đau thân phận của những kiếp “hồng nhan bạc mệnh”, để ta ngưỡng mộ những người phụ nữ tài gỏi và tự cảm thấy may mắn khi được sinh ra và lớn lên trong một xã hội công bằng hơn. Bài thơ không chỉ đẹp về giá trị nội dung của nó mà còn mang đến cái hay, cái đẹp trong hình thức nghệ thuật. Bài thơ chính là sự hòa quyện hoàn hảo giữa vẻ đẹp bên trong và vẻ đẹp bên ngoài, giữa tư tưởng, tình cảm sâu sắc và một hệ thống ngôn từ đặc sắc với nghệ thuật tu từ điêu luyện: phép lặp, từ đa nghĩa, các động từ mạnh và hình ảnh thiên nhiên tạo vật đầy sinh động.
Chưa dừng lại ở đó, yêu cầu mang tính chất sống còn của tác phẩm văn học là phải đặt ra những câu hỏi và trả lời những câu hỏi đó. Vì vậy, văn học mở ra cho ta một con đường mới, để ta tự vấn với chính mình: “Ta là ai?”. Ta hãy đến với Cao Bá Quát để tìm ra con đường chân chính dẫn đến thành công, là chính mình mà không bị kìm hãm trong “Bài ca ngắn đi trên cát”.
Ánh lên trong từng câu thơ cùng với hình tượng bãi cát dài mênh mông như đường đời chông gai, tuần hoàn trong nỗi tuyệt vọng vì cái vòng danh lợi tất tả, hão huyền vô định đến mức: “Lữ khách trên đường nước mắt rơi”. Xuôi theo mạch thơ chùng chình, lạc lõng, xen giữa sự cười chê thiên hạ, thời thế suy tàn là một dấu chấm hỏi mang tính triết lí sống đầy sâu sắc: “Anh đứng làm chi trên bãi cát?”. Có phải không khi chúng ta cũng như Cao bá Quát, cũng trăn trở với cuộc sống, với những quyết định trong đời. Khi xung quanh trùng trùng diệp diệp những trở ngại:
“Phía Bắc, núi Bắc núi muôn trùng
Phía Nam, núi Nam sóng dào dạt.”
Mỗi chúng ta khi ấy chắc hẳn rất khao khát cho mình một ngọn hải đăng chỉ đường dẫn lối ta đến với bến đỗ đích thực của cuộc sống, tìm lại cái tôi đích thực của bản thân. Đừng lo lắng vì tác phẩm văn học chính là chìa khóa giải quyết bài toán đó. Khi bạn bất lực, hãy đọc tác phẩm và hướng ánh nhìn vào cuộc đời của thi nhân, bạn sẽ tìm ra câu trả lời. Cao Bá Quát với trái tim quả cảm đã vượt qua mọi giới hạn, làm nên cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương để chống lại triều đình, làm cho rõ nỗi bất bình trước thế cuộc đầy rẫy đảo điên để tìm về với cái bản ngã vốn có của mình. Đó chính là câu trả lời của nhà văn, còn bạn, bạn nắm trong tay sự lựa chọn của mình. Qua một tác phẩm, bạn có quyền chọn cho mình một góc nhìn riêng, một đôi mắt riêng để tận hưởng cuộc sống và hơn hết, đến với văn chương bạn chắc chắn sẽ tìm được cho mình một con người đích thực mà bạn muốn trở thành.
Câu hỏi: “Phải chăng đọc tác phẩm văn học là quá trình con người khám phá thế giới và tìm thấy chính mình?” đã để lại cho ta những suy nghĩ về chức năng nhận thức của văn chương trong đời sống. Với trải nghiệm văn học của mỗi người, dõi theo nhiều tác phẩm khác nhau, ta nhận thức được tầm quan trọng của việc cảm thụ văn chương và tự hoàn thiện quá trình tiếp nhận nghệ thuật của mình. Câu hỏi trên để lại cho ta những bài học quý giá về việc đọc và cảm nhận. Đối với mỗi nhà văn, trong quá trình lao động miệt mài bằng cả trí óc và con tim, bằng cả tâm lực và trí lực, phải cho ra đời những tác phẩm bổ ích và ý nghĩa để làm đôi mắt cho người đọc nhìn ngắm vũ trụ vạn vật và là ngọn đèn đưa lối độc giả đến với bến bờ đích thực của sự sống. Và đồi với bạn đọc cũng vậy, ta phải đọc tác phẩm bằng cả trái tim chân thành để đón nhận tất thảy những thông điệp nhà văn gửi gắm. Để rồi từ đó, ta hoán thiện nhân cách, sống tốt hơn và có những hành động điểm tô cho cuộc sống thêm tươi vui rạng rỡ.
Trong đại dương nghệ thuật mênh mông, có những viên ngọc ngàn đời bất tử, nhưng cũng có những chiếc thuyền nghệ thuật đắm khi chỉ vừa ra khơi. Bởi lẽ, những tác phẩm qua bao biến cố thăng trầm vẫn vẹn nguyên và làm bao trái tim xúc động chỉ có thể là những tác phẩm giúp: “con người khám phá thế giới và tìm thấy chính mình”.
TÔ GIA TRÂN
LỚP 11.5 TRƯỜNG THTH.ĐHSP
(NĂM HỌC 2017 – 2018)
Nghệ thuật là cây đàn muôn điệu của tâm hồn, là bến đỗ cửa sự thanh bình, giúp con người trở về với bản chất thực sự, với cái lương tri vốn có. Nghệ thuật là nhịp đập nơi con tim để bơm dòng máu đỏ tươi nồng ấm cho một tâm hồn đa sầu đa cảm. Và việc đọc một tác phẩm văn học chính là những mũi khâu quan trọng trong suốt quá trình làm nên một tâm hồn tuổi trẻ. Nói về việc tiếp thu những giá trị vĩnh cửu của văn học – một gam màu lớn trong cái mảng màu bất tận của nghệ thuật, vang lên một câu hỏi cần lắm một câu trả lời: “Phải chăng đọc tác phẩm văn học là quá trình con người khám phá thế giới và tìm thấy chính mình?”
Tác phẩm văn học nào cũng mang trong mình chức năng nhận thức đầy mạnh mẽ. Mỗi trang sách là một lăng kính phản ánh hiện thực sâu sắc và phơi bày những mảng nhỏ mà trong đó, dù là mảng nào, cũng có thể gieo vào lòng bạn đọc hạt giống cảm thông, yêu thương, chia sẻ. “Văn học là quá trình con người khám phá thế giới”, là tấm gương phản ánh cuộc sống, là quyển bách khoa toàn thư với kho tàng kiến thức muôn hình vạn trạng. Với chất liệu hiện thực nóng hổi, văn học thổi bùng lên trong ta những hiểu biết cặn kẽ về nơi ta đang sống và cả những xứ sở xa xôi, đưa ta trở về quá khứ, khiến ta đắm chìm trong hiện tại và đặt ra những câu hỏi lớn về tương lai. Quá trình đọc tác phẩm văn học giúp ta tìm về những cái mới, khiến ta sống tốt hơn và phá bỏ mọi giới hạn lớn lao, vĩ đại trong mỗi con người. Bên cạnh cuộc sống, có thể nói, con người cũng là mạch sữa ngọt ngào nuôi lớn văn học, là nguồn nhựa sống dạt dào không bao giờ vơi cạn. Quả thật vậy, từng con chữ trên trang giấy trắng không thẳng đơ vô hồn, nó không chỉ mang trên mình một màu đen của mực in mà ẩn sâu bên trong chính là cung bậc cảm xúc của tác giả. Để rồi qua đó, người đọc tìm được bản chất đích thực từ sâu trong tâm hồn mình, tìm thấy con người thật, một lối đi riêng, một ngã rẽ đầy khác biệt. Tác phẩm văn học hướng con người vào thế giới bên trong để tự tra vấn, lắng nghe những tiếng lòng, tâm tư tình cảm thầm kín nhất và đối diện với bản thân mình.
Dấu chấm hỏi in hằn trên trang giấy tạo cho ta một mạch suy luận ngầm nhưng thật chất lại là một nhận định rất đúng đắn về những biểu hiện của chức năng nhận thức mà văn học mang đến. Quá trình tiếp thu nghệ thuật, cảm thụ văn chương là quá trình ta tích góp cho bản thân những chiếc vé đi khắp mọi miền xứ sở bởi từng con chữ ôm ấp trong mình mạch chảy của thời đại, chứa đựng muôn trùng vấn đề của lịch sử. Không chỉ thế, tác phẩm nghệ thuật còn hòa mình vào thực tại, góp phần tác động, thay đổi hiện thực xã hội. Có lẽ vì vậy mà Bielinxki đã từng nói: “Nhà văn là người thư kí trung thành của thời đại” như để khẳng định vai trò to lớn của người cầm bút. Bước đi của thời gian vô thủy vô chung như muốn cuốn trôi đi tất cả vạn vật trên đời. Giữa phong ba bão táp vẫn còn vương lại những hạt ngọc tâm hồn được nuôi dưỡng nhờ những tác phẩm nghệ thuật chân chính sống mãi cùng năm tháng. Tác phẩm văn học không chỉ mang lại tri thức và vốn sống dồi dào, nó còn đem đến cho ta những biến chuyển khôn lường của thế giới nội tâm, những suy tư của nhân vật. Từ đó ta thêm thấm nhuần giá trị tư tưởng của tác phẩm, đồng cảm với mạch đập của những trang sách dài để hiểu thêm về bản thân, nhận thức được cái tôi, tiếng nói tâm tư tình cảm, ước mơ và khát vọng. Và cũng từ đây, văn chương vun đắp cho mỗi con người một nhân cách riêng, một góc nhìn, một thế giới quan đậm màu sắc cá nhân. Như vậy, đọc tác phẩm văn học chính là lúc con người tìm thấy chính mình, tìm thấy hình mẫu mà ta hằng mong ước được trở thành như chính M.Gorki từng nói: “Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lí”.
Văn chương như một thước phim quay chậm thâu tóm vào tầm mắt con người những cảnh quay sâu sắc nhất của hiện thực đời sống. “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng được xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại” (Nguyễn Đình Thi). Quả thật vậy, đến với tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao, ta bắt gặp một chất liệu hiện thực quyết liệt và đầy đau thương. Trải dài thiên truyện, tác giả với góc nhìn chân thực của mình đã phơi bày cuộc sống cơ cực, nỗi thống khổ, bi kịch tha hóa bị tước đi quyền làm người của người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến mục nát, suy tàn. Trong cái xã hội rối ren ấy, những con người lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh hóa với biết bao ê chề, tủi hổ, tiêu biểu là nhân vật Chí Phèo. Chưa dùng lại ở bức tranh đời sống với sgam màu trầm buồn, lạnh ngắt, thiếu vằng tình người, người nghệ sĩ con cho ta thấy một tia nắng vàng rực rỡ qua việc miêu tả đầy tinh tế vẻ đẹp tiềm ẩn trong mỗi con người. Ở Chí Phèo, một lên lưu manh, “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”, ta bỗng nhận ra nỗi khát khao làm người tốt le lói nhưng đầu mãnh liệt “Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn hòa với mọi người biết bao”. Không chỉ mang lại giá trị hiện thực được biểu hiện đa dạng, tác phẩm còn cho ta hiểu về một thời kì đen tối trong lịch sử dân tộc, biết về một thời kì đấu tranh dai dẳng của những con người dưới đáy xã hội. Như vậy, qua cái nhìn hiện thực của nhà văn, ta mở ra trong tầm mắt của mình một thế giới mới về những năm tháng đã qua, trải mình cùng những thước phim đời sống của quá khứ với biết bao kiếp lầm than miên man tìm về miền hạnh phúc.
Tuy nhiên, độc giả tìm đến với tác phẩm văn chương đâu phải chỉ để tìm hiểu về một thế giới quan khác biệt mà còn muốn biết thêm về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống, qua sự đồng cảm của nhân vật trữ tình, để từ đó, ta đúc kết cho mình một hình hài nguyên vẹn của cái tôi cá nhân sâu thẳm bên trong.
Chắc hẳn mỗi chúng ta vẫn còn khắc ghi đậm sâu nỗi buồn, nỗi cô đơn cùng ước mơ cháy bỏng muốn chạm tay đến hạnh phúc của người phụ nữ dưới đáy xã hội phong kiến trong ‘Tự tình” của Hồ Xuân Hương. Xuyên suốt bài thơ, ta còn cảm nhận được sự ngang tàn, phá cách, bản lĩnh của người con gái:
“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám
Đậm toạc chân mây, đá mấy hòn
Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ, tí con con”
Qua từng con chữ, thế giới nội tâm đầy tinh vi, ý nhị mà quá đỗi phức tạp hiện lên đểlại trong ta cảm giác bâng khuâng, mơ hồ cùng sự đồng cảm, tiếc thương cho chủ thể trữ tình mà ở đây lại chính là thi nhân – người làm nên tác phẩm. Ta bỗng chốc nhận ra xã hội bất công đã chà đạp lên con người như thế nào, để ta thêm đồng cảm với nỗi đau thân phận của những kiếp “hồng nhan bạc mệnh”, để ta ngưỡng mộ những người phụ nữ tài gỏi và tự cảm thấy may mắn khi được sinh ra và lớn lên trong một xã hội công bằng hơn. Bài thơ không chỉ đẹp về giá trị nội dung của nó mà còn mang đến cái hay, cái đẹp trong hình thức nghệ thuật. Bài thơ chính là sự hòa quyện hoàn hảo giữa vẻ đẹp bên trong và vẻ đẹp bên ngoài, giữa tư tưởng, tình cảm sâu sắc và một hệ thống ngôn từ đặc sắc với nghệ thuật tu từ điêu luyện: phép lặp, từ đa nghĩa, các động từ mạnh và hình ảnh thiên nhiên tạo vật đầy sinh động.
Chưa dừng lại ở đó, yêu cầu mang tính chất sống còn của tác phẩm văn học là phải đặt ra những câu hỏi và trả lời những câu hỏi đó. Vì vậy, văn học mở ra cho ta một con đường mới, để ta tự vấn với chính mình: “Ta là ai?”. Ta hãy đến với Cao Bá Quát để tìm ra con đường chân chính dẫn đến thành công, là chính mình mà không bị kìm hãm trong “Bài ca ngắn đi trên cát”.
Ánh lên trong từng câu thơ cùng với hình tượng bãi cát dài mênh mông như đường đời chông gai, tuần hoàn trong nỗi tuyệt vọng vì cái vòng danh lợi tất tả, hão huyền vô định đến mức: “Lữ khách trên đường nước mắt rơi”. Xuôi theo mạch thơ chùng chình, lạc lõng, xen giữa sự cười chê thiên hạ, thời thế suy tàn là một dấu chấm hỏi mang tính triết lí sống đầy sâu sắc: “Anh đứng làm chi trên bãi cát?”. Có phải không khi chúng ta cũng như Cao bá Quát, cũng trăn trở với cuộc sống, với những quyết định trong đời. Khi xung quanh trùng trùng diệp diệp những trở ngại:
“Phía Bắc, núi Bắc núi muôn trùng
Phía Nam, núi Nam sóng dào dạt.”
Mỗi chúng ta khi ấy chắc hẳn rất khao khát cho mình một ngọn hải đăng chỉ đường dẫn lối ta đến với bến đỗ đích thực của cuộc sống, tìm lại cái tôi đích thực của bản thân. Đừng lo lắng vì tác phẩm văn học chính là chìa khóa giải quyết bài toán đó. Khi bạn bất lực, hãy đọc tác phẩm và hướng ánh nhìn vào cuộc đời của thi nhân, bạn sẽ tìm ra câu trả lời. Cao Bá Quát với trái tim quả cảm đã vượt qua mọi giới hạn, làm nên cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương để chống lại triều đình, làm cho rõ nỗi bất bình trước thế cuộc đầy rẫy đảo điên để tìm về với cái bản ngã vốn có của mình. Đó chính là câu trả lời của nhà văn, còn bạn, bạn nắm trong tay sự lựa chọn của mình. Qua một tác phẩm, bạn có quyền chọn cho mình một góc nhìn riêng, một đôi mắt riêng để tận hưởng cuộc sống và hơn hết, đến với văn chương bạn chắc chắn sẽ tìm được cho mình một con người đích thực mà bạn muốn trở thành.
Câu hỏi: “Phải chăng đọc tác phẩm văn học là quá trình con người khám phá thế giới và tìm thấy chính mình?” đã để lại cho ta những suy nghĩ về chức năng nhận thức của văn chương trong đời sống. Với trải nghiệm văn học của mỗi người, dõi theo nhiều tác phẩm khác nhau, ta nhận thức được tầm quan trọng của việc cảm thụ văn chương và tự hoàn thiện quá trình tiếp nhận nghệ thuật của mình. Câu hỏi trên để lại cho ta những bài học quý giá về việc đọc và cảm nhận. Đối với mỗi nhà văn, trong quá trình lao động miệt mài bằng cả trí óc và con tim, bằng cả tâm lực và trí lực, phải cho ra đời những tác phẩm bổ ích và ý nghĩa để làm đôi mắt cho người đọc nhìn ngắm vũ trụ vạn vật và là ngọn đèn đưa lối độc giả đến với bến bờ đích thực của sự sống. Và đồi với bạn đọc cũng vậy, ta phải đọc tác phẩm bằng cả trái tim chân thành để đón nhận tất thảy những thông điệp nhà văn gửi gắm. Để rồi từ đó, ta hoán thiện nhân cách, sống tốt hơn và có những hành động điểm tô cho cuộc sống thêm tươi vui rạng rỡ.
Trong đại dương nghệ thuật mênh mông, có những viên ngọc ngàn đời bất tử, nhưng cũng có những chiếc thuyền nghệ thuật đắm khi chỉ vừa ra khơi. Bởi lẽ, những tác phẩm qua bao biến cố thăng trầm vẫn vẹn nguyên và làm bao trái tim xúc động chỉ có thể là những tác phẩm giúp: “con người khám phá thế giới và tìm thấy chính mình”.
TÔ GIA TRÂN
LỚP 11.5 TRƯỜNG THTH.ĐHSP
(NĂM HỌC 2017 – 2018)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét