CHUYÊN ĐỀ: CÁCH LÀM BÀI LLVH: TIẾP NHẬN VĂN HỌC
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.
Lý do chọn đề tài
Tác phẩm văn chương là một hiện tượng độc đáo được sáng tạo theo
quy luật của tình cảm, là kết quả của "nỗi thống khổ và sự giải
thoát". Tác phẩm văn chương tiềm ẩn bao điều về cuộc sống, con
người... và khả năng khơi gợi ở người đọc những rung cảm sâu xa. Song để phát
hiện, khám phá cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương, sống với nó quả là
điều không mấy dễ dàng và không phải ai cũng làm được. Có lẽ vì vậy mà bao thế
hệ các thầy cô giáo dạy văn, nhất là các thầy cô dạy các em học sinh giỏi môn
Ngữ văn luôn băn khoăn, trăn trở về vấn đề tiếp nhận văn học.
Nhiều năm trở lại đây, vấn đề tiếp nhận tác phẩm không chỉ là mối
quan tâm của lí luận văn học mà còn là đối tượng của rất nhiều khoa học nghiên
cứu văn học. Nếu như vai trò sáng tạo của nhà văn có lịch sử nghiên cứu khá đầy
đặn thì vai trò của người đọc, bản chất của quá trình tiếp nhận văn học dẫu đã
được ―canh tác‖ ít nhiều vẫn còn là mảnh đất khá màu mỡ, mời gọi khám
phá.
Hơn thế, vấn đề tiếp nhận văn học cũng là một trong những phương
diện kiến thức trọng tâm được dùng để ra đề thi cho đối tượng học sinh giỏi
quốc gia môn Ngữ văn lớp 12 THPT. Vì những lí do trên, chúng tôi đã chọn và
nghiên cứu về đề tài:
Tiếp nhận văn học.
2. Đối
tượng nghiên cứu
Vấn đề tiếp nhận văn học trong dạy và học môn Ngữ văn ở nhà trường
THPT.
3.
Mục đích nghiên cứu
- Tái tạo hệ thống kiến thức lí thuyết về tiếp nhận văn
học.
- Xây dựng hệ thống đề và đáp án về tiếp nhận văn học
áp dụng ôn luyện cho kì thi học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ văn lớp 12 THPT.
4. Phương
pháp nghiên cứu:
Trong chuyên đề này người viết sử dụng những phương pháp cơ bản
như:
• Thu thập và xử lý thông
tin.
• Phân tích, tổng hợp, so
sánh.
• Ra đề, xây dựng ma trận,
đáp án.
5. Cấu trúc chuyên
đề:
Phần nội dung sáng kiến kinh nghiệm có cấu trúc như sau:
Phần I: Lí thuyết tiếp nhận văn học
Phần II: Hệ thống đề và đáp
án ôn luyện về tiếp nhận văn học.
Phần III: Hệ thống đề ôn tập về nhà.
PHẦN NỘI DUNG
I. LÍ THUYẾT TIẾP NHẬN VĂN HỌC
1.
Khái niệm
Theo từ điển thuật ngữ văn học: Tiếp nhận văn học là quá
trình chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng, thẩm mỹ của tác phẩm văn học, bắt đầu từ
cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tình cảm, quan niệm nghệ thuật,
tài nghệ của nhà văn … đến sản phẩm sau khi đọc: Cách hiểu, ấn tượng, trí nhớ,
ảnh hưởng trong hoạt động sáng tạo bản dịch.
Theo SGK Ngữ văn 12, tập 2: Tiếp nhận văn học
là quá trình người đọc hòa mình vào tác phẩm, rung động với nó, đắm chìm trong
thế giới nghệ thuật được dựng lên bằng ngôn ngữ, lắng nghe tiếng nói của tác
giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp, tài nghệ của người nghệ sĩ sáng tạo. Bằng
trí tưởng tượng, kinh nghiệm sống, vốn văn hóa và bằng cả tâm hồn mình, người
đọc khám phá ý nghĩa của từng câu chữ, cảm nhận sức sống của từng hình ảnh,
hình tượng, nhân vật, dõi theo diễn biến của câu chuyện, làm cho tác phẩm từ
một văn bản khô khan biến thành một thế giới sống động, đầy sức cuốn hút. Như
vậy, tiếp nhận văn học là hoạt động tích cực của cảm giác, tâm trí người đọc
nhằm biến văn bản thành thế giới nghệ thuật theo tâm trí mình.
Cần phân biệt tiếp nhận và đọc. Tiếp
nhận rộng hơn đọc, vì trước khi có chữ viết và công nghệ in ấn, tác phẩm văn
học đã được truyền miệng. Ngày nay, khi tác phẩm văn học chủ yếu được in ra,
nhiều người vấn tiếp nhận văn học không phải do đọc bằng mắt mà nghe bằng tai, như
nghe chính tác giả đọc thơ, nghe ―đọc truyện đêm khuya trên đài phát thanh …
2.
Tính chất tiếp nhận văn học
2. 1. Tiếp nhận là giai đoạn cuối cùng của quá trình sáng tác
Nếu ví tác phẩm nghệ thuật là đứa con tinh thần của nhà văn, nhà
văn phải thai nghén, mang nặng, đẻ đau thì hoàn thành văn bản tác phẩm chỉ ứng
với lúc đứa con được sinh ra, đứa con chào đời. Còn sự sống, cuộc đời, số phận
của nó như thế nào là chưa nói đến. Số phận đứa con sẽ được định đoạt như thế
nào là tùy thuộc vào nó và xã hội chung quanh. Số phận của tác phẩm nghệ thuật
như thế nào là tùy thuộc vào nó và người tiếp nhận nó. Chỉ đến khi được người
đọc tiếp nhận thì hoạt động sáng tạo nghệ thuật mới hoàn tất. Một tác phẩm nghệ
thuật được viết xong nhưng nằm im trong ngăn kéo của nhà văn hoặc không được ai
đoái hoài tới thì chưa phải là tác phẩm nghệ thuật thực sự. Sơ đồ của quá trình
sáng tác - giao tiếp của văn chương như sau: Nhà văn - Tác phẩm - Bạn đọc.
Như vậy, có ba giai đoạn của quá trình sinh tồn sản phẩm văn
chương: Giai đoạn một là giai đoạn hình thành ý đồ sáng tác, giai đoạn hai là
giai đoạn sáng tác. Ðây là giai đoạn ý đồ sáng tác cộng với tài năng sáng tạo
được vật chất hóa trong chất liệu ngôn ngữ, thành tác phẩm. giai đoạn ba là
giai đoạn tiếp nhận của bạn đọc.
Ðây là giai đoạn văn bản tác phẩm thoát ly khỏi nhà văn để tồn tại
một cách độc lập trong xã hội, trong từng người đọc.
2.2. Tiếp nhận văn học
là một quá trình giao tiếp
Tiếp nhận văn học là một quá trình giao tiếp. Sự giao tiếp giữa
tác giả và người tiếp nhận là mối quan hệ giữa người nói và người nghe, người
viết và người đọc, người bày tỏ và người chia sẻ, cảm thông. Bao giờ gười viết
cũng mong người đọc hiểu mình, cảm nhận những điểu mình muốn gửi gắm, kí thác.
Cao Bá Quát từng nói: ―Xưa nay , nỗi khổ của người ta không gì bằng chữ tình,
mà cái khó ở đời không gì bằng sự gặp gỡ‖. Gặp gỡ, đồng điệu hoàn toàn là điều
vô cùng khó khăn. Song dẫu không có được sự hoàn toàn, tác giả và người đọc
thường vẫn có được sự tri âm nhất định ở một số khía cạnh nào đó, một số suy
nghĩ nào đó.
Đọc Truyện Kiều, người không tán thành quan điểm ―Chữ
tài chữ mệnh khéo là ghét nhau của Nguyễn Du vẫn có thể chia sẻ với ông nỗi đau
nhân thế; người không bằng lòng với việc tác giả để cho Từ Hải ra hàng vẫn có
thể tâm đắc với những trang ngợi ca người anh hùng ―Chọc trời khuấy nước mặc
dầu – Dọc ngang nào biết trên đầu có ai…
2.3. Tính khách quan của
tiếp nhận văn học
Tiếp nhận văn chương là một hoạt động xã hội - lịch sử, mang tính
khách quan. Tác phẩm sau khi thoát ly khỏi nhà văn thì nó trở thành một hiện
tượng tinh thần, một khách thể tinh thần tồn tại một cách khách quan đối với
người đọc. Người đọc tiếp nhận nó là một kiểu phản ảnh, nhận thức thế giới. Mà
nhận thức nào cũng có phương diện chủ quan và phương diện khách quan của nó.
Hơn nữa, một nhận thức đúng đắn là một nhận thức tiếp cận được với bản chất và
quy luật của đối tượng. Nội dung của tác phẩm trước hết là do những thuộc tính
nội tại của nó tạo nên, là cái vốn có chứa đựng trong bản thân tác phẩm.
Có thể nói tác phẩm nghệ
thuật gồm có hai phần, phần cứng và phần mềm.
Phần cứng là văn bản, là sự khái quát đời sống, là một hệ thống ý
nghĩa, tiếp nhận phụ thuộc vào các tương quan đời sống xã hội, phụ thuộc vào
lòng người đọc. Phần cứng tạo ra cơ sở khách quan của tiếp nhận. Trong phần
cứng này, có nhiều phương diện để tạo ra tính khách quan cho tiếp nhận văn
chương. Thứ nhất là hiện thực đời sống được phản ảnh. Thứ hai là chất liệu nghệ
thuật xây dựng hình tượng phản ánh đời sống là trên cơ sở ngôn ngữ toàn dân,
thứ ba là sự định hướng nội tại của tác phẩm vào việc tác động thẩm mĩ do nhà
văn tạo nên. Nhà văn không giản đơn chỉ làm cái truyền đạt những hiểu biết đời
sống, những quan sát, những phát hiện nghệ thuật của mình mà anh ta còn hướng
tới việc thể hiện những cái đó sao cho chúng gây ấn tượng nhiều nhất đến công
chúng độc giả. Ðây là thuộc tính tất yếu của tác phẩm ở cả nội dung và hình
thức.
Phải thấy, Văn bản là một tổ chức có tính liên kết và mạch lạc.
Văn bản có đặc điểm thể loại. Từ ngữ và hình ảnh có những ý nghĩa do truyền
thống văn hóa dân tộc và thời đại quy định. Người đọc không thể bất chấp các
đặc trưng biểu đạt của văn bản, không thể tùy tiện cắt xén câu văn hay áp đặt ý
nghĩa. Như thế văn bản vẫn là phương thức tồn tại khách quan của tác phẩm, quy
định hoạt động tiếp nhận của người đọc. Sự tiếp nhận phải phù hợp với dữ liệu
khách quan của văn bản mới thực sự có giá trị. Do đó, cần khẳng định tính khách
quan của tiếp nhận. Mọi người đọc đều có thể phát huy sự tìm tòi, cảm nhận của
mình, song sự cảm nhận đó phải có cơ sở trong toàn bộ văn bản.
Chính cơ sở khách quan của việc tiếp nhận tác phẩm đã tạo ra ấn
tượng chung đồng nhất ở mọi người đọc. Phần cứng của tác phẩm tạo ra phần nội
dung tương đồng bất biến từ tác giả đến mọi người đọc. Rõ ràng là, độc giả hay
khán giả sau khi cùng xem xong một tác phẩm nghệ thuật nào đó đều có một ấn
tượng chung về một nhân vật nào đó. Trong dân gian những nhân vật nghệ thuật
sau đây đã đi vào cuộc sống có ấn tượng tương đồng ở mọi người: Trương Phi, Tào
Tháo; (Nóng như
Trương Phi, Ða nghi như Tào Tháo) Sở Khanh, Hoạn Thư (người nào
lừa đảo phụ nữ được gán cho hiệu Sở Khanh, người phụ nữ nào hay ghen và ghen
một cách cay độc thì được gán cho hiệu máu Hoạn Thư).
2.4. Tính chủ quan của tiếp nhận văn học
Trong tính giao tiếp giữa tác phẩm và độc giả, cần chú ý tính chất
cá thể hóa, tính chủ động, tích cực của người tiếp nhận. Ở đây, năng lực, thị
hiếu, sở thích cá nhân đóng vai trò rất quan trọng; tùy theo lứa tuổi già hay
trẻ, trình độ học vấn cao hay thấp, kinh nghiệm nhiều hay ít mà có kết quả tiếp
nhận cụ thể, riêng biệt cho mỗi người. Thậm chí cùng một người, lúc nhỏ đọc tác
phẩm ấy đánh giá khác, sau lớn lên đánh giá khác, về già lại đánh giá khác. Hơn
thế, người đọc khi đến với tác phẩm văn học có nhiều tâm trạng vui buồn khác
nhau, có trình độ văn hóa khác nhau, có thái độ định kiến hoặc vô tư, phóng
khoáng khác nhau. Có bao nhiêu người đọc một tác phẩm thì có bấy nhiêu
―dị bản‖ về tác phẩm ấy trong tâm hồn, xét về đậm nhạt, nông sâu, toàn diện hay
phiến diện. Người thì hứng thú với các chi tiết này, người lại kể lể say sưa
với các chi tiết nọ, và hình như ai cũng có cái lí của mình. Chẳng hạn, cùng
đọc truyện Bà chúa tuyết của An-đéc-xen, trẻ em và người lớn
đều thích thú nhưng cách hiểu của mỗi người lại không giống nhau. Vẫn là
bài Thơ duyên của Xuân Diệu nhưng khi buồn đọc khác, khi vui
đọc khác, khi đang yêu đọc khác, …
Tính khuynh hướng trong tư tưởng, tình cảm, trong thị hiếu thẩm mĩ
càng làm cho sự tiếp nhận văn học mang đậm nét cá nhân và chính sự chủ động của
người tiếp nhận đã làm tăng thêm sức sống của tác phẩm. Nhưng khẳng định tính
chủ quan của tiếp nhận không có nghĩa là người đọc hoàn toàn tự do muốn hiểu
văn bản thế nào cũng được.
2.5. Tính khuynh hướng
xã hội của tiếp nhận văn học
Tiếp nhận văn chương tuy mang dấu ấn cá nhân sâu sắc nhưng chưa
bao giờ là hoạt động thoát ly khỏi điều kiện lịch sử xã hội. Hoạt động nghệ
thuật luôn luôn là hoạt động mang tính khuynh hướng xã hội mạnh mẽ. Khuynh
hướng xã hội, đời sống thực tế sẽ chi phối mạnh mẽ đến quá trình tiếp nhận văn
chương của mỗi cá nhân. Mỗi cá nhân đến với tác phẩm không chỉ đem đến cho nó
cái tôi mà còn cái ta nữa.
Họ cắt nghĩa tác phẩm trên cơ sở lập trường giai cấp, lợi ích xã
hội. Tiếp nhận Truyện Kiều, Nguyễn Khuyến suy ngẫm về xã hội đồng tiền trở
thành cán cân công lí mà Nguyễn Du lên án:
Có tiền việc ấy mà xong nhỉ
Ðời trước làm quan cũng thế a?
Rõ ràng Nguyễn Khuyến đã nhìn Truyện Kiều từ điều kiện lịch sử mà
ông đang sống. Vịnh Kiều nhưng lên án xã hội đương thời. Ðời trước làm quan
cũng thế, cũng như đời nay. Ðó là tiền.
Sau khi nhà văn hoàn tất văn bản tác phẩm thì, tác phẩm nghệ thuật
bắt đầu trôi nỗi trong dòng đời và đón nhận số phận lịch sử của mình. Có tác
phẩm vừa mới ra đời, liền được người đọc vồ vập ấp iu, nhưng sau đó bị lãng
quên. Có tác phẩm, lúc mới ra đời thì bị hắt hủi, lãng quên nhưng sau đó lại
được nâng niu trân trọng. Có tác phẩm đời sống của nó êm ả hoặc sáng chói lâu
dài, có tác phẩm mờ mờ ảo ảo… Có tác phẩm cùng trong một thời đại nhưng bạn
đọc, người ghét, kẻ yêu, người khen, kẻ chê. Lại có tác phẩm ý đồ nhà văn một
đằng mà người đọc hiểu một nẻo. Truyện Kiều ở ta là một thí dụ. Ngày nay chúng
ta xem Truyện Kiều là một kiệt tác văn chương dân tộc. Và thực sự
Truyện Kiều đã làm nhiều thế hệ mê mẫn. Trong đó, có vua Tự Ðức:
Mê gì mê thú tổ tôm
Mê ngựa Hậu bổ, mê nôm Thúy Kiều.
Nhưng không phải đã không có thời , có người sợ Truyện Kiều
Làm trai chớ đọc Phan Trần
Làm gái chớ đọc Thúy Vân, Thúy Kiều.
Hiện tượng có những tác phẩm nào đấy mà số phận của nó sự thăng
trầm qua các thời đại thì không phải lúc thăng là do công chúng thời đại đó
thông minh còn lúc trầm là do công chúng thời đại đó dốt nát. Ðiều chính yếu là
do xu hướng tư tưởng thời đại tác động đến. Việc tiếp nhận Thơ mới ở ta chẳng
hạn. Khi phong trào Thơ mới ra đời, người đọc rầm rộ đón nhận, nhất là thanh
niên, nhưng sau đó, khi đất nước tiến hành cuộc sống chiến chống Pháp, Mĩ thì
Thơ mới đã trở nên cũ. Vì nó làm ủy mị con người kiên cường xông pha lửa đạn.
Ngày nay, đất nước hoà bình xây dựng, người ta lại tiếp nhận Thơ mới như là nó
vẫn mới. Ðúng như Kharavchenko nói: Mỗi thời đại riêng thường thích hợp với
những sắc điệu khác nhau trong tác phẩm nghệ thuật với những phương
diện khác nhau của khái quát hình tượng của nó.
3.
Người đọc trong quá trình tiếp nhận văn học
3.1. Vai trò của người
đọc
Lấy mối quan hệ tác giả - tác phẩm - bạn đọc làm căn cốt, xưa nay
có nhiều ý kiến khác nhau về yếu tố trung tâm của hoạt động văn học. Trước đây,
có một quan niệm đã trở thành quán tính trong nghiên cứu phê bình: lấy tác giả
cùng cá tính sáng tạo làm trung tâm. Nó xem nhẹ vai trò của bạn đọc và quá
trình tiếp nhận. Ý tưởng của nghệ sĩ là nòng cốt, là ―chỉ dẫn của Chúa‖ để soi
đường cho những tín đồ văn chương mải miết đi tìm chân lí. Tiếp nhận được xem
như một nỗ lực phóng chiếu tinh thần nghệ sĩ vào tác phẩm, truy tìm ánh xạ tâm
hồn nhà văn trong bề mặt ngôn ngữ, văn bản.
Theo đó, phê bình cố gắng lần tìm theo lối người viết đã đi để
dựng lại một tác phẩm văn học duy nhất trong ý đồ sáng tạo. Hướng nghiên cứu
phổ biến và lí tưởng một thời là tiếp cận trực tiếp với tác giả, khai thác địa
đồ nhà văn đã phác thảo, lí giải tác phẩm bằng chỉ dẫn trực tiếp. Vấn đề đặt
ra: làm cách nào để tìm hiểu các tác phẩm khuyết danh, các sáng tác của các nhà
văn không đồng thời với chúng ta hay nhà văn đã mất? Nếu tác giả không để lại
bất kì chỉ dẫn nào ngoài văn bản thì có nghĩa chiếc chìa khoá đi vào văn bản
mãi mãi bị vùi lấp.
Xem tác phẩm văn học ―như một quá trình, các nhà nghiên cứu đã
phục nguyên vai trò của bạn đọc. Khi tác phẩm kết thúc thì cuộc sống
của nó mới bắt đầu. Với lí thuyết tiếp nhận, khi tác phẩm kết thúc đó
chỉ là sự kết thúc của văn bản. Văn bản nghệ thuật chỉ là xác chữ, kí tự. Người
đọc nó đã trút bỏ đời sống kí tự, hiện lên đời sống hình sắc. Người đọc huy
động cảm giác, trí tưởng tượng để cảm nhận tác phẩm khiến tác phẩm sống trong
sự đọc. Người viết và người đọc như là đối tượng song sinh, tác phẩm viết ra
phải có người đọc mới hình thành sự đối thoại.
Ngay từ xưa, Heghen trong Triết học tinh thần đã yêu cầu việc xem
xét tác phẩm trong hệ thống "tác giả — tác phẩm — người đọc" vì ông
cho rằng sự tồn tại của tác phẩm chỉ tồn tại trong ba yếu tố quan hệ hữu cơ với
nhau ấy thôi. Còn người Trung Quốc xưa, lại cho rằng tác phẩm tồn tại trong
lòng của ng-ời tri kỉ chứ không trên trang giấy; vì thế việc viết văn là việc
của tấm lòng. Chính vì thế, tác phẩm chỉ thực sự tồn tại khi người ta ý thức
được về nó mà thôi. Người đọc là người cứu tác phẩm ra khỏi hầm mộ của sách,
giúp nó sống lại và bước đi giữa cuộc đời và hồn người. Tác phẩm tái sinh trong
lòng bạn đọc.Vì thế, mỗi tác phẩm là một tiếng mời gọi tha thiết tấm lòng bạn
đọc đến với mình, tri âm với mình để mình có được một đời sống mới. Sức sống
của tác phẩm không nằm ở lối ra lệnh của nhà binh hay truyền giáo của tu sĩ mà
nằm ở trường nhìn, trường cảm của từng cá nhân đọc khác nhau.
Mặt khác, trong quá trình sáng tạo của nhà văn, độc giả có vai trò
nhất định, chi phối quá trình sáng tạo và chi phối cả nội dung, hình thức của
tác phẩm. Trong quá trình tiếp nhận, độc giả có vai trò đồng sáng tạo. Tác phẩm
là một bộ mã, nhà văn là người kĩ mã, bạn đọc giải mã. Ở Việt Nam, quan niệm về
quá trình tiếp nhận và vai trò của bạn đọc đã được thấu thị qua những lăng kính
khoa học đáng tin cậy. Dễ dàng nhận thấy những luận điểm đó khá gần gũi với
nhận định của J.Paul.Sartre. Tác phẩm văn học như con quay kì lạ, chỉ
có thể xuất hiện trong vận đông. Muốn làm cho nó xuất hiện, cần phải có một
hoạt động cụ thể là sự đọc. Và tác phẩm văn học chỉ kéo dài chừng nào sự đọc
còn có thể tiếp tục. Ngoài sự đọc ra, nó chỉ còn là những vệt đen trên giấy
trắng.
Cần nhận thức đúng giá trị của người đọc và vai
trò của tác giả từ đó thấy được đọc là một sự sáng tạo. Nếu người đọc không có
khả năng cảm nhận làm sống dậy thế giới hình sắc đằng sau con chữ thì có nghĩa
cũng không cảm nhận được giá trị của tác phẩm. Tuy nhiên không thể cường điệu
vai trò của người đọc lên địa vị trung tâm của hoạt động văn học bởi vì một lẽ
giản đơn là chưa có sáng tác thì dứt khoát không thể có tiếp nhận.
3.2. Các loại hình người
đọc
Loại hình học người đọc văn chương chia ra nhiều loại người đọc
khác nhau:
Ðứng về phía người tiếp nhận, người ta chia người đọc ra bốn loại.
Thứ nhất là người đọc tiêu thụ. Ðây thường là loại người đọc đọc ngấu
nghiến cốt truyện, ham thích tình huống éo le gay cấn, nhiều khúc mắc cạm bẫy.
Loại này đọc lướt nhanh vào giờ nhàn rỗi, tìm thú giải trí, có những đánh giá
dễ dãi. Thứ hai là, loại đọc điểm sách. Loại người này có ý thức tìm ở
văn chương những thông tin mới về cuộc sống, đạo đức … để thông báo cho độc giả
của các báo. Thứ ba là loại người đọc chuyên nghiệp - những người giảng dạy
nghiên cứu phê bình ở các trung tâm nghiên cứu.
Thứ tư là những người sáng tác - nhà văn, nhà thơ đọc theo cảm
hứng bất chợt hoặc để tham gia viết những trang phê bình ngẫu hứng.
Ðứng ở góc độ sáng tác
người ta chia người đọc ra làm ba loại. Thứ nhất:
người đọc thực tế. Tức là những người đọc, người tiếp nhận sáng
tác tồn tại một cách cụ thể, cá thể. Họ là những người A, người B nào đó
trong đời sống, tiếp nhận văn chương theo cá tính, theo sở thích cá nhân. Như
vậy, trước mắt người sáng tác có biết bao nhiêu người đọc thực tế. Nhưng nhà
văn không viết để đáp ứng cho từng người cụ thể mà viết cho người đọc nói
chung. Thứ hai: người đọc giả thiết. Ðây là loại độc giả của từng tác giả. Loại
này tồn tại trong tác giảsuốt quá trình sáng tác từ nảy sinh ý đồ cho đến kết
thúc. Nhà văn có chủ đích hướng tới họ là chủ yếu. Thứ ba: người đọc hữu hình
hay người đọc bên trong là loại người đọc tồn tại bên trong tác phẩm như một
nhân vật luôn đối diện và đối thoại với nhà văn, nhưng không phải nhân vật mà
là hiện thân của người đọc bên ngoài tác phẩm. Tố Hữu viết bài thơ Kính gửi cụ
Nguyễn Du, suốt bài thơ tác giả nói với cụ Nguyễn cụ thể nhưng thực tế Tố Hữu
chủ yếu viết cho người đọc thực tế hôm nay, nói với người hôm nay. Trong thơ Tố
Hữu dạng nhân vật này thường hay xuất hiện dưới đại từ em như một đối tượng
thân thiết gần gũi để tâm sự:
- Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan
- Em ạ ! Cu-ba ngọt lịm đường
- Ðứng ở góc độ thời gian, người ta chia người đọc ra
làm ba loại: Thứ nhất: người đọc hiện tại, tức loại người đọc đang sống đồng
thời với tác giả, họ thực sự tiếp nhận tác phẩm của tác giả và lên tiếng khen
chê trực tiếp với tác giả. Trong số người đọc hiện tại, có thể chia ra làm
nhiều lớp theo cách khác nhau: người đọc bình thường; người đọc của người đọc -
nhà phê bình; người đọc thiếu nhi, thanh niên, công nhân, nông dân, trí thức…
Thứ hai: người đọc quá khứ. Ðây là loại người đọc không thể và không bao giờ
tiếp nhận tác phẩm cả. Nhưng nhiều khi nó quyết định thành bại của tác phẩm.
khi Tố Hữu viết Kính gửi cụ Nguyễn Du thì đây phải là bức thư gửi cụ Nguyễn Du
nào đó đang sống thực sự ở đâu đó, mà là gửi cho linh hồn cụ Nguyễn Du. Và
chính Nguyễn Du lúc sinh thời cũng đã có loại người đọc như thế. đó là Tiểu
Thanh (xem bài thơ Ðộc Tiểu Thanh ký. Nhân vật nàng trong màu tím hoa sim
của Hữu Loan cũng lại là một người đọc quá khứ. Thứ ba: người đọc tương lai.
Loại người đọc này chưa tồn tại thực tế sẽ có thể, hoặc không thực
sự đọc tác phẩm nhưng vẫn xuất hiện trong quá trình làm tác phẩm của tác giả,
và có khi là chủ đích hướng tới của nhà văn. Nhà văn muốn gởi thế kỉ mai sau,
muốn nói chuyện với người
300 năm sau như Nguyễn Du đã nói:
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như
Stendhal thì chờ người đọc nửa thế kỉ sau.
Lại có cách chia người đọc theo ý thức hệ. Cách này, chia người
đọc ra làm 2 loại. Thứ nhất: người đọc bạn bè, đây là loại người đọc chỉ hướng,
cùng quan điểm xã hội, lập trường tư tưởng. Phần lớn các tác giả có đông đảo
bạn đọc loại này. Ðây là loại bạn đọc chí cốt mà Tố Hữu đã nói: Tôi buộc hồn
tôi với mọi người. để hồn tôi với bao hồn khổ.Thứ hai: loại người đọc
đối thủ. Loại người đọc này trái với chí hướng, lập trường giai cấp xã
hội của mình. chẳng hạn cụ Ngáo trong bài thơ Hởi cụ Ngáo của Tố Hữu.
3.3. Có nhiều cách đọc
trong tiếp nhận văn học
Cách đọc kiểu tri âm: là tiếp
nhận tác phẩm theo đúng ý đồ của tác giả. Sự cắt nghĩa và hiểu tác phẩm ở người
đọc trùng khít với ý định của tác giả ký gởi vào tác phẩm từ giữa ý đồ tác giả,
ý đồ của người lý giải nằm trong cùng một vòng tròn đồng tâm. Tri âm là biểu
hiện tột cùng của sự hiểu biết, cảm thông lẫn nhau. Tiếp nhận theo kiểu này là
tiếp nhận mang tính chủ quan, người ta quan niệm rằng tác phẩm được viết là để
dành riêng cho những người sánh văn chương, có khả năng đi sâu tìm hiểu dụng
tâm, dụng ý, nỗi lòng của tác giả, chứ không phải viết ra cho đông đảo độc giả
công chúng ngoài xã hội thưởng thức, tiếp nhận. Quan điểm tiếp nhận theo kiểu
tri âm đòi hỏi sự gặp gỡ, đồng điệu tuyệt đối giữa người sáng tác và bạn đọc,
nhưng trên thực tế việc này rất khó khăn.
Cách đọc kiểu ký thác: Là sự
tiếp nhận mà người đọc mượn tác phẩm để biểu lộ nỗi lòng của mình đối với cuộc
đời. Do đó, tác phẩm văn chương được coi như là một phương tiện để người đọc
giải bày tấm lòng, gửi gắm những quan niệm nhân sinh, những cảm xúc về thế cuộc
hoặc những vấn đề bức thiết của cuộc sống mà trong một chừng mực nào đó người
đọc không có điều kiện để nói ra một cách trực diện.
Tiếp nhận theo kiểu tri âm và ký thác gặp nhau ở tính đồng cảm
giữa tác phẩm và bạn đọc.
4.
Quá trình tiếp nhận văn học
Bạn đọc đã chuyển hóa ―văn bản thứ nhất‘‘ của tác giả thành ―văn
bản thứ hai‘‘ của chính mình. Tác phẩm văn học đã từ ―vật tự nó‘‘ biến thành
―vật cho ta‘‘. Thông thường, cũng như trong mối quan hệ giữa sáng tác với đời
sống, giữa hai loại văn bản này nhiều nhất chỉ có sự thống nhất chứ không thể
có đồng nhất hoàn toàn, vì phải trải qua những khâu chuyển dịch như sau:
4.1. Tái hiện để mà tái tạo
Các bộ môn nghệ thuật khác, chất liệu là vật chất, cho nên hình
tượng của nó là trực tiếp. Họa sĩ vẽ một bức tranh, nhạc sĩ tấu một khúc nhạc,
ta nghe thấy ngay. Văn học là nghệ thuật của ngôn từ, chất liệu của nó chỉ là
kí hiệu của vật chất, cho nên hình ảnh của nó là gián tiếp. Nguyễn Du mô tả
Thúy Kiều cùng tiếng đàn của nàng: ―Làn thu thủy, nét xuân sơn‖, ―Trong như tiếng
hạc bay qua‖, v.v… chúng ta không nghe thấy gì cả. Như thế, muốn thưởng thức
tác phẩm văn học, người đọc tất yếu phải trải qua khâu ―tái hiện‖. Không những
thế, các kí hiệu ngôn từ trong tác phẩm văn học không phải ―đồng hiện‖, mà được
triển khai theo hình tuyến từ đầu đến cuối văn bản, như thế sự tái hiện ở
đây là liên tục. Chính trong quá trình tái hiện liên tục này, chúng ta mới nghe
thấy dần hình tượng nhà văn mô tả, nhưng là hình tượng được diễn lại trong đầu
óc của người đọc, chứ không phải như bức tranh hoặc khúc nhạc bên ngoài. Nói
văn học mang tính hình tượng gián tiếp là như vậy. Nghĩa là nó phải kinh qua sự
tưởng tượng của người đọc ngay giây phút đầu tiên của quá trình thưởng thức
tiếp nhận, một điều hầu như không đặt ra với một số bộ môn nghệ thuật khác. Mà
đã nói đến tưởng tượng là tất yếu sẽ kèm theo một thuộc tính tất yếu là sự sáng
tạo. Sự sáng tạo trong sự tiếp nhận của độc giả văn học được nhấn mạnh hơn so
với công chúng một số bộ môn khác là vì vậy. Cộng với các vấn đề động cơ, tâm thế
và tầm đón chung cho công chúng, có thể thấy sự tái hiện mang tính chất sáng
tạo hay sự tái tạo trong việc đọc văn học theo các mặt như sau:
Trước hết là phải tái tạo lại hình tượng. Trong khi đọc tác phẩm
văn học, độc giả vừa bám vào sự mô tả trong văn bản, vừa liên tưởng với loại
người tương tự ngoài đời, đồng thời cũng dựa vào cảm nghĩ và lý giải của mình,
mà hình dung, tưởng tượng về nhân vật nào đó. Kết quả là mỗi người mỗi khác.
―Một nghìn bạn đọc, thì có một nghìn Hamlét‖ như người phương Tây thường nói.
Hình dung mỗi người mỗi khác, cũng có nghĩa là không giống sự hình dung với
chính tác giả. Lỗ
Tấn nói: ―Chúng ta học Hồng lâu mộng, từ chữ nghĩa
hình dung ra con người Lâm Đại Ngọc… nhưng e rằng sẽ hình dung thành một nữ
lang thời thượng, cắt tóc ngắn, mặc lụa là Ấn Độ, thân hình mảnh dẻ, dáng cô
độc, hoặc là một dáng vẻ khác, tôi khó đoán định được. Nhưng nếu thử so sánh
với bức tranh trong Hồng lâu mộng đồ vịnh ba bốn mươi năm
trước thì hoàn toàn khác; bức tranh đó vẽ Lâm Đại Ngọc trong lòng độc giả thời
ấy‖ (Lỗ Tấn toàn tập, tập V, tr.430)
Hai là thay đổi lại theo tình cảm khác. Tác phẩm văn học thành
công nào cũng chan chứa tình cảm, đủ các sắc thái vui, buồn, giận, thương,
v.v…, tất nhiên trong đó sẽ nổi lên một trạng thái tình cảm chủ đạo. Nhưng
người đọc thường chỉ thích và nhớ nhất những trạng thái tình cảm nào phù hợp
với sự xúc động thường ngày của bản thân. Chị Trần Thị Lý thoát khỏi manh vuốt
của giặc ra miền Bắc, được đồng bào đồng chí quý trọng và hết lòng chăm sóc.
Bài Người con gái Việt Nam của Tố Hữu đã biểu hiện lại những
tình cảm cao đẹp này. Nhưng tình cảm trong thơ cũng đạt đến độ điển hình. Nghĩa
là phải cô kết những tình cảm chung nói trên thành một cảm xúc rất riêng tư,
không giống với một ai, không một ai dám thổ lộ như thế. Đó là tấm lòng và
giọng điệu của một người anh trai trong Người con gái Việt Nam.
Mà chính cái riêng này mới nói lên cái chung được nhiều nhất. Thực chất là lỗi
xưng hô ― Tôi … em trong bài thơ này là như vậy. Nhưng chúng ta đã từng nghe
các chàng trai cười khúc khích khi ngâm nga ―Cho tôi hôn bàn chân em lạnh ngắt,
Cho tôi nâng bàn tay em nắm chặt‖,v.v... thậm trí không nhớ trong bài thơ nào,
tác giả là ai? Đúng sai, có thể bàn, nhưng ai cấm được hiện tượng này?
Ba là giải thích theo quan niệm khác. khi một bạn đọc, nhất là các
nhà khoa học đã có một quan niệm riêng về con người và thế giới, thậm trí đã
hình thành một chủ thuyết thì tất nhiên họ thường giải thích lại mọi việc trên
đời, nhất là đối với những kiệt tác văn học nghệ thuật vì đây là ―những bức tranh
nhân sinh thu gọn‖. Chúng ta biết nhiều cách phân tích về sự chần chừ của
Hamlét. Gớt cho đó là mâu thuẫn giữa trí tuệ và sắc sảo, nhưng năng lực hành
động quá hạn chế, v.v... Trái lại, căn cứ theo lý thuyết phân tâm của mình,
S.Phrớt khẳng định: ―Hamlét có khả năng làm tất cả, chỉ trừ việc trả thù con
người mà đối với nó là hiện thân của sự thực hiện những ham muốn của tuổi thơ
bị bài ức. Lòng căm thù lẽ ra phải thúc đẩy ý muốn báo thù thì được thay thế ở
y bằng sự than thân trách phận và những cắn rứt của lương tâm. Tất cả những
điều này mách bảo với y rằng bản thân y nói thẳng ra, thì cũng chẳng hơn gì tên
tội phạm mà y phải trừng trị.
Thật ra, sự tái tạo hay thay đổi còn diễn ra trong vô số cấp độ và
bình diện, mà trên kia chỉ là sơ lược đôi nét. Sự thay đổi đó, thậm chí còn
diễn ra ở một con người đọc một tác phẩm xác định nhưng trong những lúc khác
nhau. Nếu đọc ―Hồng lâu mộng” trong lúc trai trẻ, làm sao mà không
cảm thấy thú vị trước hết đối với cảnh vui chơi nô đùa giữa các công tử, tiểu
thư với những a hoàn xinh đẹp. Nhưng khi đã nếm mùi của trường tình biển ái,
thì sẽ không khỏi xót xa trước bi kịch của Bảo – Lâm. Lúc về già, đã trải
nghiệm biết bao trầm luân cay đắng của cuộc đời, đọc lại ― Hồng lâu
mộng ”, mới ngấm hết bao nỗi nhân tình thế thái, cuộc thịnh suy trong biển
đời khổ ải.
Tuy vậy, những kỷ niệm đọc, đọc một cách xúc động của một thời,
vẫn sống mãi, và sẽ tham gia vào hiệ quả tiếp nhận của những lần đọc sau. Bởi
vì khi đọc lại một tác phẩm mà ta xúc động trong thời gian qua, thì bao nhiêu
không khí cảnh huống của thời ấy cũng đồng thời sống lại. Đó là lý do giải
thích vì sao nhiều tác phẩm, bao nhiêu câu chuyện, bao nhiêu câu thơ, chẳng hạn
trong sách giáo khoa, mà ta tiếp xúc thời Thơ ấu, ngẫm ra cũng bình thường
thôi, nhưng nay đọc lại vẫn thấy thú vị.
4.2. Lý giải và ngộ nhận
Như trên đã nói, có thể thấy sự tiếp nhận bạn đọc, vừa có khả năng
lý giải đúng, nhưng cũng có khả năng ngộ nhận ý đồ của tác giả. Trong lời tựa
bản dịch AQ chính truyện ra tiếng nga viết năm 1925, Lỗ Tấn có nói rõ ý đồ sáng
tác của mình như sau:‖ Tôi đã có lần thử xem tôi có khả năng miêu tả linh hồn
người hiện đại trong nước chúng tôi hay không?... Muốn miêu ta linh hồn của
quốc dân một nước trầm mặc như thế thì cũng là điều hết sức khó khăn ở Trung
Quốc… Cho nên tôi cũng định bụng chỉ đưa ra vài điều tôi cảm giác và quan sát,
buồn bã và cô quạnh, tạm viết ra đây thôi, coi như đó là nhân sinh của Trung
Quốc, theo như con mắt tôi đã từng nhìn thấy (Gào thét, tr.197). Sau này thì
càng có nhiều người hiểu đúng tâm huyết đó của Lỗ Tấn. Nhưng lúc bấy giờ thấy ngôn
ngữ, cử chỉ kỳ quặc của AQ, có người đã hỏi thẳng ông: ―Nói thật đi, trong bộ
sách ấy anh định chửi người nào đây?. Ông đã phân trần rất có ý nghĩa: ―Nghe
câu hỏi đó, tôi chỉ có thể tức tối và khổ tâm, vì tôi không thể nào cho người
ta thấy rằng mình không đến nỗi hèn mạt như vậy(1). Câu chuyện của ông Cao Nhất
Hàm kể sau đây cho thấy rằng việc hiểu đúng ý đồ của tác giả cũng không phải là
dễ, có khi phải trả một giá nào đó: ―Tôi còn nhớ, lúc tập AQ chính truyện đang
cứ từng đoạn, từng đoạn lần lượt in ra, thì có nhiều người ra vẻ sợ hãi lắm. Họ
những lo rằng một ngày kia đến lượt họ bị thóa mạ. Lại có một ông bạn tôi nói
trước tôi rằng, trong câu chuyện AQ đăng hôm qua có một đoạn tỏi ra công kích
ông ta. Rồi ông ta đoán ngay ra rằng tác giả chính là người nọ mới biết
được câu chuyện riêng ấy. Thế rồi, từ đó, ông ta nghi ngờ lung
tung: bao nhiêu câu chuyện đem ra chửi trong AQ chính truyện đều là chuyện
riêng của ông ta cả, và phàm những người có đi lại giao thiệp với tòa soạn tờ
báo đăng AQ chính truyện đều bị tình nghi là tác giả. Mãi đến lúc ông ta dò ra
tên thật tác giả, ông ta mới biết rằng té ra người đó với ông ta xưa nay chưa
hề quen biết nhau. Lúc đó ông ta mới giật nảy mình và gặp ai, ông ta cũng tuyên
bố: ―AQ chính truyện viết ra không phải công kích ông ta đâu‖ (Hiện đại bình
luận, tập IV tr.89).
Nhưng không phải tất cả những ―hiểu sai, ngộ nhận ý đồ của tác giả
đều hỏng cả. Ở đây cần phân biệt chính ngộ với phản ngộ. Chính ngộ, tuy
không phù hợp với ý đồ tác giả nhưng vẫn có căn cứ trong tác phẩm. Điều đó chí
ít có thể giải thích bằng đặc trưng của nghệ thuật. Nghệ sĩ nói chung, nhà văn
nói riêng, không chứng minh mà mô tả. Hình ảnh mà họ đan dệt nên sinh động, đa
diện. Nhìn ở góc độ khác, người đọc có thể phát hiện ra những khía cạnh mà vốn
tác giả không nghĩ đến. Nguyễn Du tuyên bố ―Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau,
nhưng người đọc qua ―Truyện Kiều lại thấy xã hội phong kiến chà đạp lên quyền
sống con người. Hãy lấy ví dụ về một khía cạnh nhỏ, để nói vấn đề cụ thể hơn.
Xuân Diệu, trong bài Biển , đã ví các chàng trai như
những cồn sóng đại dương vỗ mãi vào bờ ―Như hôn mãi ngàn năm không thỏa - Bởi
yêu bờ lắm lắm em ơi, và ví các cô gái với ―Bờ đẹp đẽ cát vàng- Thoai thoải
hàng thông đứng – Như lặng lẽ mơ màng - Suốt ngàn năm bên sóng‖. Nhà thơ đã đọc
câu thơ sau này vang lên với tiếng sóng bằng cách nhấn mạnh, kéo dài các âm
vàng, hàng, ngàn, màng, v.v... Nhưng tại sao khi nói về các cô gái lại có tiếng
sóng? Một bạn đọc cho rằng, mô tả cô gái hay nói cho đúng hơn là mô tả vẻ đáng
yêu của họ. Mà đã là cô gái đáng yêu, thì các chàng trai chờn vờn quấn quýt
xung quanh thì có gì lạ: Đây là thêm một cách khắc họa gián tiếp. Nghe xong,
nhà thơ rất thích thú, và về sau cũng giải thích như vậy. Sức mạnh của văn học
nghệ thuật, còn tính là nhờ sự tiếp nhận mang tính sáng tạo này. Nguyễn Du chỉ
mô tả một nàng Kiều, nhưng có đến hàng triệu nàng Kiều không giống nhau trong
hàng triệu thế hệ bạn đọc. Nói cho cùng, ý nghĩa xã hội của văn học nghệ thuật,
tác dụng của nó đối với nhiều công chúng xét trên thực tế, chính là được diễn
ra với sự ngộ nhận, nói đúng hơ là sự ―chính ngộ‖ liên tục này. Về điểm này cần
cân nhắc lại một ý kiến của Mác: ―Hình thức lí giải không chính xác, lại chính
là hình thức phổ biến, hơn nữa là hình thức thích hợp với sự ứng dụng phổ biến
trong một giai đoạn phát triển nhất định của xã hội. (Thư gửi Látxan)
Vấn đề ở đây là bàn đến nhiều quan hệ khác nhau, nhưng một vế của
những quan hệ đó lại là duy nhất, cố định. Tuy phát sinh nhiều quan hệ với B,
C, D, v.v… và với vô cùng, nhưng A vẫn là A đấy thôi. Tác phẩm vẫn là tác phẩm
đó. Nhưng nhân vật lại là con người này. Một ngàn chàng Hamlét, hiển nhiên là
không hoàn toàn giống nhau, nhưng vẫn là Hămlét. Một triệu nàng Kiều, vẫn là
Kiều. Cảm thụ hình ảnh nàng thế nào mà ra Hoạn Thư, Tú Bà thì như thế đã từ
chính ngộ chuyển sang phản ngộ. Phản ngộ là sự tiếp nhận tùy tiện, thậm chí cắt
xén, xuyên tạc, không có căn cứ trong tác phẩm.
Và nếu biểu hiện của ―chính ngộ‖ là muôn màu muôn vẻ, thì nguyên
nhân của sự ―phản ngộ cũng hết sức phức tạp. Đó có thể là do động cơ, tâm thế,
hoặc ―tầm đón kì quặc, hoặc quá ư cao siêu hay dưới mức tầm thường, v.v… Ở đây
chỉ muốn lưu ý đến hai biên độ của nó. Đó là sự cố ý, hơn nữa là sự cố ý của
‗những thế lực chính trị chuyên chế hà khắc. Chẳng hạn như những chuyện ―kiêng
húy hoặc ―văn tự ngục dưới một số triều đại phong kiến. Nhà thơ Tử Tuấn đời
Thanh chỉ vì hai câu thơ ― Minh nguyệt hữu tình hoàn cố ngã – Thanh phong vô ý
bất lưu nhân (Trăng sáng có tình còn nhìn ta – Gió mát vô ý không giữ người
lại), mà bị thiệt mạng. Chẳng qua là vì trong câu thơ có chữ ―Thanh (trong
―Thanh phong thật ra chỉ có nghĩa là ―gió mát mà thôi), và chữ ―Minh (trong
―Minh nguyệt chỉ có nghĩa là ―trăng sáng―). Lối tiếp nhận này thì không có gì
để nói nữa.
Biên độ thứ hai là sự vô tình. Nhưng vô tình cũng có nhiều loại.
Nhưng loại ―vô tình‖ phổ biến nhất là do thật tình không hiểu hết đặc trưng của
văn học vốn là một lĩnh vực hết sức kỳ diệu và tinh tế của tâm hồn con người.
Muốn tiếp cận nó phải từ nhiều bình diện, nhiều cấp độ, nhiều quan hệ, v.v…cho
nên không có gì lạ ngay những người sành sỏi, cũng có khi vấp váp như thường.
Hình ảnh Bác Hồ trong thơ Tố Hữu từ bài Hồ Chí Minh qua Sáng
tháng năm đến Theo chân Bác, v.v… tất nhiên là có nhiều
bước tiến triển. Nhưng không nên suy luận một cách dễ dãi để phần nào đánh giá
thấp bài Hồ Chí Minh, cho nó chưa thật đúng với con người giản dị
gần gũi với quần chúng bằng cách đối sánh, chẳng hạn với những câu như
―Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường‖ trong bài Việt Bắc. Thật ra sự
so sánh này là không cùng trên một bình diện. Câu thơ vừa rồi là được nhìn qua
con mắt người dân Việt Bắc, không thể đem so sánh với những lời thơ trữ tình
trực tiếp của thi sĩ trong bài Hồ Chí Minh. Tất nhiên câu ―Tiếng
người thét mau lên gươm lắp súng― quả là không thật hợp với phong thái của Bác.
Nhưng bên cạnh Bác còn xuất hiện với tư thái ―Người lính già đã quyết chí hy
sinh‖, là ―tên Quân cảm tử, là người ―Cha, v.v… Vả chăng tính chân thật trong
văn học không phải chỉ được đối chiếu với khách quan, với sự chân thành của
nghệ sĩ mà còn phải được xét trên ―tầm đón của công chúng. Không phải ngẫu
nhiên mà lời Quốc ca hồi ấy có câu: ―Thề phanh thây, uống máu
quân thù, và câu chuyện mắt Bác có những hai con ngươi còn lan truyền mãi cả
nước và suốt cả một thời gian sau đấy. Một chân dung toàn những nét nhân từ
Giản dị về Bác sẽ có phần lạc lõng trong không khí huyền thoại và hung tráng
thời ấy.
4.3.
Trạng thái thông thường mà tốt đẹp trong mối quan hệ giữa sáng tác và tiếp nhận
Nói ―thông thường tức là bàn đến hai cực. Những sáng tác quá ư
xoàng xĩnh, những công chúng hoàn toàn ―mù văn thì còn bàn để làm gì? Còn những
đại kiệt tác, và những phê bình xuất chúng thì quý hóa quá, nhưng là của hiếm,
rất hiếm. Tất cả ở đây chỉ xét ở mức trung bình lí tưởng, nghĩa là ở trong
trạng thái thông thường phổ biến, nhưng không bao giờ tự thỏa mãn, và luôn luôn
biết vươn lên cái tốt đẹp hơn.
Cũng không bàn sáng tác và tiếp nhận một cách cô lập, mà là trong
sự tương tác với nhau. Nhìn thêm từ phía tiếp nhận, sẽ thấy rõ hơn
sáng tác ko thể chỉ viết cho mình, hoặc cầu kì, bí hiểm, tắc tị, hoặc quá cao
siêu vượt quá ―tầm đón nhận của công chúng. Sáng tác phải được hành chức như
một lời tâm sự, một dịp tâm tình, một thông điệp thẩm mĩ, nó phải được công
chúng tiếp nhận mới trở thành sản phẩm xã hội. Nếu không, nghĩa là người ta
không muốn nghe, thậm chí rất muốn nghe, muốn xem nhưng không thể tiếp nhận
được gì, thì tác phẩm chẳng qua chỉ là một bức thư ko địa chỉ. Ngược lại, nhưng
cũng bị liệt ra khỏi tầm đón của công chúng là những sáng tác rất dễ hiểu, vì
cũ kĩ nhàm chán, không ai them xem, rốt cục cũng bị ném trả về để rồi tự phong
kín lại, trở thành một phế phẩm tinh thần, còn thua cả chất thải trong sản xuất
vật chất. Như thế, để tạo tiền đề tốt đẹp cho sự tiếp nhận, thì sang tác phải
nói như Viên Mai: ―Xuất nhân chi ý ngoại giả, nhưng tu tại nhân ý chi trung‖
(Cái nói ra phải hơi bất ngờ với người khác, nhưng rồi vẫ nằm trong ý của họ -
Tùy Viên thi ngoại). Nếu nói những điều ta hiểu ngay, mới lật trang đầu, mới
liếc cảnh đầu, người ta đoán biết tất cả, lập tức sẽ gây nên cảm giác: ―Biết
rồi, khổ lắm nói mãi‖. Đọc Những người khốn khổ của Vícto Huygô, mấy ai có thể
đoán trước được rằng tên tù khổ sai vượt ngục còn thói ăn cắp kia lại có thể
trở thành ông thị trưởng Mađơlen giàu đức độ vị tha, còn tên chó săn Giave,
lương tâm bỗng trỗi dậy, nhảy xuống sông tự tử?
Tác phẩm phải nói những gì buộc công chúng phải ngẫm nghĩ mới
hiểu, khi hiểu rồi mới cảm thấy mở mang, thú vị. Đây không hề mà cũng không nên
là những thứ khó hiểu đến mức không thề nào hiểu được, hoặc cố hiểu ra rồi, thì
thấy cầu kì, rỗng tuếch, vô vị. Hấp dẫn nhưng hiểu được. Hiểu được nhưng phải
hấp dẫn. Đó là biện chứng trong phẩm chất của tác phẩm, nhìn từ phía tiếp nhận.
Tương ứng với tác phẩm nói trên, trong sáng tác, công chúng
phải làm sao cho động cơ, tâm thế, tựu trung lại là có một tầm đón tổng hợp
trong từng trường hợp cụ thể, có thể không rơi vào tình trạng ―phản ngộ‖, hoặc
thậm chí ―vô cảm. Ở đây có sự gặp gỡ giữa những ý kiến của Mác với lối nói dân
gian ta: ―Cầm đàn mà gảy tai trâu, ―một bản nhạc hay nhất cũng không có ý nghĩa
gì với một lỗ tai không thính nhạc, v.v... Nói theo ngôn ngữ của Giải thích học
và Mỹ học tiếp nhận thì được một sự ―tiền lý giải ( lý giải thoạt nhiên, sơ bộ
) khả dĩ có thể ―đối thoại được với ý đồ của tác giả nhất là với hàm ý khách
quan trong văn bản. Trong quá trình ―đối thoại đó, một mặt phải luôn luôn có ý
thức mở rộng tầm đón để thấu hiểu cho hết hàm ý của văn bản. Điều này không hề
mâu thuẫn mà còn đòi hỏi tính sáng tạo trong tiếp nhận, chí ít là không thể
không phát huy óc tưởng tượng. Hơn nữa, hiểu đúng hàm ý của văn bản, nhất là
với những tác phẩm ưu tú, chưa cần nói đến những kiệt tác, đâu phải dễ. Nó
không hề là kết quả của những tầm đón xơ cứng, chai lỳ, mà phải là những tầm
đón đầy tính chủ động sáng tạo. Vả chăng tính sáng tạo trong sự tiếp nhận chân
chính, chỉ chấp nhận sự ―chính ngộ‖ chứ không dung thứ sự ―phản ngộ‖, nghĩa là
có thể không trùng khớp với ý đồ của tác giả, nhưng không thể thoát ly văn bản.
Tóm lại, sự diễn biến thông thường mà tốt đẹp của sự tiếp nhận
những tác phẩm đích thực là văn học, bao giờ cũng được một tầm đón không chứa
đựng mầm mống của sự ―phản ngộ và kết thúc bằng sự mở rộng và nâng cao của
chính tầm đón ấy.
5.
Ý nghĩa của tiếp nhận văn học
Sự tiếp nhận của bạn đọc đối với một tác phẩm văn học, dù hiệu quả
cao nhất cũng có thể ở những mức độ khác nhau. Hiệu quả này , hiển nhiên không
phải do giá trị vốn có của tác phẩm, mà còn do phẩm chất của chủ thể tiếp nhận,
nói đúng hơn, là do sự sáng tạo của cả hai phía. Cũng hiển nhiên, sự phân độ
bao giờ cũng là tương đối, giữa chúng thường có xuyên thấm giao thoa. Tuy
nhiên, đỉnh cao của sự tiếp nhận,có thể thấy theo những nấc thang như sau:
5.
1. Đồng cảm
Đồng cảm theo nghĩa rộng, chỉ những xúc động tương đồng hoặc gần
gũi của bạn đọc ở những giai cấp, dân tộc, thời đại khác nhau đối với cùng một
tác phẩm.
Nhưng theo nghĩa trực diện ở đây, chỉ sự xúc động của bạn đọc đối
với những tư tưởng, tình cảm lý tưởng và nguyện vọng được bộc lộ trực tiếp qua
số phận của nhân vật hay nhân tình thế thái nói chung trong tác phẩm, khiến cho
họ yêu ghét những gì mà chính tác giả yêu ghét. Đồng cảm cũng có thể mang những
sắc thái nội dung khác nhau .
Trước hết là sự đồng cảm về tư tưởng quan niệm. ở đây có sự tương
thông về tư tưởng quan niệm giữa tác phẩm và người đọc. Mác đã nhiều lần trích dẫn câu sau đây về tác dụng của đồng tiền
trong một vở kịch của Sếc-xpia: "Vàng, chỉ cần một chút thôi, là có thể
đổi trắng thay đen, xấu thành đẹp,sai thành đúng, đê tiện thành cao quý, tên
hèn nhát thành dũng sĩ, mục nát thành đầy sức sống. Ôi tên lừa bịp lấp lánh
sáng này !". Điều này chứng tỏ một sự đồng cảm giữa Các Mác với
Sếc-xpia.
Lại có sự đồng cảm trực tiếp ngay về tình cảm. Điều này thường
xảy ra vì sự tương đồng về tình cảm giữa người đọc và nhân vật. Đọc đến
cảnh bán con, bán chó trong "Tắt đèn" hoặc những câu trong
"Truyện Kều" như: "Xưa sao phong gấm rủ là -
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường" ai mà không đồng tình
thương cảm, mặc dù chưa trải qua cảnh ngộ đó bao giờ. Không đồng cảnh mà vẫn
đồng cảm, có lẽ là do bất cứ một con người lương thiện nào cũng có "Trắc
ẩn chi tâm" như Mạnh Tử đã từng khái quát. Và dù với bất cứ sắc thái nào
khi có được sự đồng cảm là đã mở đầu cho sự tiếp nhận đạt đến đỉnh cao.
5.2. Thanh lọc
Khái niệm "thanh
lọc" bắt nguồn từ Aristot. Trong "Chính trị học" ông viết:
"Một số người rất dễ chịu tác động bởi một loại tình cảm nào
đó, họ cũng có thể ở những mức độ khác nhau, chịu sự kích động của âm nhạc,
được một sự khoan khoái nhẹ nhàng dễ chịu". Tiếp theo trong "Thi
học", Ông cho rằng bi kịch "gây ra nỗi đau buồn và khiếp sợ, từ đó
dẫn đến sự thanh lọc đối với những tình căm này‖. Trên cơ sở đó, dần dần, dẫn
người ta hiểu thanh lọc là kết quả của việc người đọc thâm nhập được vào thế
giới tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm, và từ trong xúc động, cảm thấy tâm hồn
được điều tiết hài hòa và được mở rộng, nâng cao.
Như thế, nếu đồng cảm là người đọc đồng cảm với nội dung tác
phẩm thì trong thanh lọc, người đọc chịu sự tác động trở lại đối với chính tâm
hồn mình. Thanh lọc cũng có hai mặt tuy xuyên thấu vào nhau, nhưng cũng
có thể tạm phân biệt như sau: Một là sự cân bằng hài hòatrở lại về mặt tâm lý
do sức mạnh tình cảm thẩm mỹ của tác phẩm đem lại. Quản Tử thời Xuân thu bên
Trung Quốc đã có nhận xét: ―Chỉ nộ mạc dược thi. Khí ưu mạc nhược nhạc (Dứt
được cơn giận thì không gì bằng thơ. Tiêu mối sầu thì không gì bằng âm nhạc).
Ăngghen cũng có nhận xét về tác dụng của văn học dân gian như sau: ―Sứ mệnh của
câu chuyện dân gian là làm cho mỗi người nông dân sau một ngày lao động
vất vả, than thể rã rời, tối đến trở về, lại được khoan khoái, phấn chấn và an
ủi,khiến anh ta quên hết mệt mỏi, có thể biến mảnh ruộng lam lũ của mình thành
vườn hoa ngát hương. Sứ mệnh cảu câu chuyện dân gian là làm cho nơi làm việc
của bác thợ thủ công cùng chiếc gác trọ như cái chòi lạnh lẽo của chú thợ học
nghề mỏi mệt bất kham thành thế giới của thơ và tòa cung điện bạc vàng, để
có thểhình dung người tình ẻo lả của mình thành một nàng công chúa xinh
đẹp (Chuyện dân gian Đức). Hai là sự mở rộng và nâng cao tâm hồn và nhân cách
bởi những tình cảm đạo đức của tác phẩm. Về điều này Điđơrô có đưa ra một khái
quát: ―Chỉ có trong rạp kịch, nước mắt của người tốt kẻ xấu mới chan hòa được.
Chỉ có ở đây, kẻ xấu… mới có thể tỏ ra căm ghét một nhân vật có tính cách như
mình… kẻ xấu đó ra khỏi rạp, đã có thể phần nào không chạy theo làmđiều ác như thế nữa. Đây hiển nhiên là bàn về sân khấu, nhưng kịch
bản của nó lại chính là văn học.
5.3. Bừng tỉnh
Trên cơ sở của sự đồng cảm
và thanh lọc, nếu người đọc tiếp tục suy ngẫm, kết hợp chân lý của tác phẩm,
liên hệ với thế thái nhân tình, bỗng nhận ra một khía cạnh nào đó về triết lý
có ý vị nhân sinh, thì đó là bừng tỉnh. Hãy lấy một ví dụ rất đơn giản về bài
ca da dân ca: ―Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen
nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh
mùi bùn
Ta đồng cảm trước vẻ đẹp thanh khiết của sen. Ta được ―thanh lọc
nếu cảm thấy quả là bản thân có hơi ―đen vì gần mực. Nhưng nếu trên cơ sở đó
người đọc tiếp tục nghiền ngẫm trực diện với nhân tình thế thái, rất có thể
bừng tỉnh nhận ra rằng: cây cỏ kia, mà còn được như vậy, huống chi con người
sống trong cõi đời phức tạp này, nếu có ý chí và quyết tâm thì không những cần
thiết, mà còn hoàn toàn có thể bảo toàn khí tiết và nhân cách của mình trong
cảnh trần ai không bao giờ hết rác bụi này. Đọc hai câu thơ rất đỗi dung dị của
Lý Bạch, nếu nghiền ngẫm thì sẽ cảm nhận được những ý vị sâu sắc gợi ra từ đó :
―Kim nhân bất kiến cổ thời
nguyệt
Kim nguyệt dĩ tằng kiến cổ
nhân
(Người ta không thấy được mảnh trăng xưa.
Nhưng trăng nay thì đã thấy
được người xưa)
Thì ra đối diện với một yếu tố, mà rất có thể là một yếu tố xiết
bao nhỏ nhoi của vũ trụ bao la, đời người chỉ là thoáng chốc. Cho nên khôi hài
thay cho những ai muốn lưu danh thiên cổ. Tất nhiên, cũng có những vĩ
nhân để mãi tiếng thơm cho đời sau, nhưng chính họ lại là những
người hơn ai hết, chỉ biết sống sao cho xứng đáng, lo cứu đời và cứu người
trước mắt mà thôi. Hãy đọc hêm đoạn văn sau đây của Pascan: ―Khi tôi xem xét
cái khoảnh khắc nhỏ bé của cuộc đời tôi chơi vơi trong cái vĩnh viễntrước
kia và sau này, cái không gian nhỏ bé mà tôi choán lấy, tôi
nhìn thấy, chìm sâu trong không khí vô tận của những không
gian mà tôi không biết và nó không biết tôi, thì
tôi rất hoảng hốt và ngạc nhiên rằng tại sao mình ở đây mà
không phải ở kia. Bởi vì không hề có lí do nào cắt nghĩa tại sao
mình lại không ở nơi kia, tại sao là bây giờ mà không phải lúc khác. Ai đặt tôi
vào đây (Hai cõi vô cực).
Quả vậy, con người cũng chỉ là một sinh mệnh rất đỗi
ngẫu nhiên trong vũ trụ bao la với không gian, thời
gian vô cùng vô tận này. Mà cũng chẳng cần phải
liên tưởng đâu xa. Mẹ mình yêu người khác hiển nhiên
là không có mình. Bố mình yêu người khác cũng vậy. Bố mẹ mình
lấy nhau, ái ân trong lúc khác, cũng sẽ không phải mình. Nói thế để
thấy những tư tưởng ―tự kỷ trung tâm, hoặc ―tự sùng
bái‖ là buồn cười. Rồi những thói hám danh hám lợi, chạy vạy,
bon chen, luồn cúi, lúc cần lại thẳng tay làm hại người
khác, không những đáng phỉ nhổ mà còn
chẳng qua là đóng những vai hề sống sượng, v.v…
Những kiệt tác, sản phẩm tinh thần của những đại văn hào kiêm tư
tưởng gia, vốn ẩn tàng những chân lý sâu sắc về cuộc đời, chỉ cố công là phát
hiện ra được. Ví dụ Phauxt của Gớt hàm chứa những lớp nghĩa rất đa dạng
nhưng nếu ai nghiên cứu sâu, cũng đều phát hiện ra điều này:
càng dấn thân vào cuộc sống, thì càng được bù đắp và hưởng thụ. Tuy nhiên, nói
chung, bừng tỉnh thấm đượm tính tích cực sáng tạo rõ nhất
trong hoạt động tiếp nhận. Chính ở đây thường bộc lộ những điều mà
chưa chắc vốn tác giả đã nghĩ vậy, và cũng do đó sư ̣ ―bừng tỉnh vẫn rất
khác nhau ở mỗi người, là điều dễ hiểu .
5. 4. Ghi tac ̣
Ghi tạc tức là ghi lòng tạc dạ, nhớ đời. Nhưng
đây không hề là môt cấp đô cao hơn, mà chỉ là chiều sâu hơn. Cũng có thể chỉ
là đồng cảm thanh lọc và bừng tỉnh đó thôi, nhưng vì xúc động mãnh liệt, để lại
xúc động sâu sắc mai không phai mờ, thì đó là ghi tạc .Tất nhiên đa đồng
cảm, thanh lọc , bừng tỉnh, thì cũng không thể chóng quên, nhưng ghi tạc thì
lâu bền hơn.
II. HƯỚNG DẪN LUYỆN ĐỀ BÀN VỀ VẤN ĐỀ TIẾP
NHẬN VĂN HỌC
Đề: 1
Nhà phê bình Hoài Thanh viết: Thích một bài thơ, theo tôi
nghĩ, trước hết là thích một cách nhìn, một cách nghĩ, một cách xúc cảm, một
cách nói, nghĩa là trước hết là thích một con người.
(Tuyển tập Hoài Thanh, tập II, Nhà xuất bản Văn
học, Hà Nội, 1982)
Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về ý kiến
trên?
GỢI Ý ĐÁP
ÁN
1.
Giải thích
- Thích là
trạng thái, sắc độ cảm xúc yêu mến, nghiêng về cảm tính, khoái cảm.
- Thích một
bài thơ có nghĩa là tác phẩm ấy phải có sức hấp dẫn riêng. Có nhiều yếu tố để
gợi ra đam mê nghệ thuật, trước hết là một cách nghĩ, một cách xúc
cảm tức sức hấp dẫn về nội dung; một cách nói
hay sức hấp dẫn từ hệ thống các ph-ơng tiện biểu đạt. Tựu trung lại là thích
một con ng-ời. Con người ở đây không đơn thuần hay đồng nhất với con người
ngoài đời mà đó là một cá tính văn chương, một gương mặt nghệ thuật
riêng.
- Chữ một
điệp lên như một nốt nhấn, làm nổi bật tính duy nhất, riêng có của tác phẩm
nghệ thuật. Một con ng-ời thực chất là phong cách nghệ thuật.
=> Ý kiến của Hoài Thanh khẳng định: thích một bài thơ trước
hết là thích một con người, thích phong cách của nhà thơ đó. Phong cách ấy phải
thể hiện ở cả hai phương diện nội dung và hình thức. Phong cách ấy phải độc đáo
(một cách), và chỉ khi đạt tới sự độc đáo về cả bốn phương diện (cách
nhìn, cách nghĩ, cách cảm, cách nói) thì mới có khả năng tạo nên khoái cảm
thẩm mĩ cho người đọc. Đồng thời ý kiến còn đề cập đến vấn đề tiếp nhận văn học
(mối quan hệ giữa người đọc và tác phẩm, tác giả),
2.
Bình luận
a, Tại sao thích một bài thơ... trước hết là thích một con người,
một phong cách?
- Xuất phát từ yêu cầu của sáng tạo nghệ thuật nói
chung và thơ nói riêng: một bài thơ hay là bài thơ có cách nhìn, cách nghĩ,
cách xúc cảm, cách nói mới mẻ, độc đáo. (Có thể liên hệ đến ý kiến của Xuân
Diệu, Nguyễn Tuân, Nam Cao... để làm sáng tỏ điều này).
- Xuất phát từ đặc trưng của thơ ca: thơ là tiếng nói
trữ tình. Mỗi bài thơ phải thể hiện một cách chân thực vẻ đẹp tâm hồn, cá tính
của chủ thể sáng tạo. ý kiến của Hoài Thanh gần gũi với ý kiến của Buy-phông:
―Phong cách chính là người‖.
b. Nhận
định của Hoài Thanh nêu lên sự gặp gỡ tri âm giữa người sáng tác và người tiếp
nhận văn học:
- Đây là một nhận định đúng đắn, sâu sắc. Một bài thơ
hay phải là một giá trị độc đáo, một kết tinh của tình cảm thẩm mĩ. Một người
yêu thích văn chương phải là người có tâm hồn nhạy cảm, biết rung động, biết
khám phá giá trị độc đáo của tác phẩm, từ tác phẩm mà nhận ra phong cách của
nhà văn.
- Ý kiến trên đây cho thấy nguyên tắc thẩm mĩ của Hoài
Thanh: ―lấy hồn tôi để hiểu hồn người‖. Hoài Thanh từng nói, với bài thơ hay
ông thường ngâm đi ngâm loại, thường ―triền miên‖ trong đó. Như vậy, người tiếp
nhận phải có khả năng nhập thân và đồng sáng tạo cao độ.
- Tuy nhiên, thích và đồng sáng tạo không có nghĩa là
bình tán, suy diễn tùy tiện, gượng ép mà phải trên cơ sở hiểu được bản chất,
quy luật sáng tạo nghệ thuật, hiểu được mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và
hình thức của tác phẩm văn học.
3.
Đánh giá
- Qua nhận định của Hoài Thanh giúp bạn đọc thức nhận
được điều làm nên vẻ đẹp, sức hấp dẫn của một thi phẩm có nhiều yếu tố như tính
dân tộc, tính nhân loại… nhưng điều tiên quyết vẫn là gương mặt nghệ thuật
riêng, Mỗi nhà thơ phải có một dạng ―vân chữ‖ không trộn lẫn.
- Gửi đến bài học sâu sắc cho người nghệ sĩ trong sáng
tạo nghệ thuật và bài học tiếp nhận cho bạn đọc thơ.
Đề 2:
Có ý kiến cho rằng: Khi tác phẩm kết thúc, ấy là lúc cuộc
sống của nó mới thực sự bắt đầu.
Anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên.
GỢI Ý ĐÁP
ÁN
1.
Giải thích
- Khi tác phẩm kết thúc là khi tác giả đã
hoàn thành tác phẩm cũng là khi người đọc đã đọc xong tác phẩm.
- ấy là lúc cuộc sống của nó mới thực sự bắt đầu nghĩa
là, lúc bấy giờ tác phẩm mới thực sự sống đời sống của nó trong tâm trí người
đọc, tác phẩm mới thực sự nhập vào đời sống thông qua người đọc.
=> Ý kiến đề cập đến vấn đề tiếp nhận văn học. Nó đề cao vai
trò của chủ thể tiếp nhận là người đọc.
2.
Bình luận
- Tác phẩm văn học là một văn bản ngôn từ. Nhưng đặc
trưng của ngôn từ là tính mơ hồ đa nghĩa nên người ta gọi tác phẩm văn học là
một "văn bản mở". "Văn bản mở" nghĩa là tác phẩm gồm hai
phần: "phần cứng" là những con chữ bề mặt văn bản đang nằm im,
"phần mềm" là hệ thống tư tưởng, ý nghĩa được xuất hiện trong quá
trình tiếp nhận. Vì thế, cái gọi là "tác phẩm văn học" chỉ thực sự
tồn tại khi nó biến thành cái "phần mềm" kia, còn nếu không nó trở
thành "quyển sách". Mà rõ ràng, ý muốn của nhà văn là truyền đến bạn
đọc những lẽ sống của đời chứ không phải để bán sách.
- Ngay từ x-a, Heghen trong Triết học tinh thần đã yêu
cầu việc xem xét tác phẩm trong hệ thống "tác giả — tác phẩm — người
đọc" vì ông cho rằng sự tồn tại của tác phẩm chỉ tồn tại trong ba yếu tố
quan hệ hữu cơ với nhau ấy thôi. Còn người Trung Quốc xưa, lại cho rằng tác
phẩm tồn tại trong lòng của ng-ời tri kỉ chứ không trên trang giấy; vì thế việc
viết văn là việc của tấm lòng. Chính vì thế, tác phẩm chỉ thực sự tồn tại khi người
ta ý thức được về nó mà thôi. Người đọc là người cứu tác phẩm ra khỏi hầm mộ
của sách, giúp nó sống lại và bước đi giữa cuộc đời và hồn người. Tác phẩm tái
sinh trong lòng bạn đọc.Vì thế, mỗi tác phẩm là một tiếng mời gọi tha thiết tấm
lòng bạn đọc đến với mình, tri âm với mình để mình có được một đời sống mới.
Sức sống của tác phẩm không nằm ở lối ra lệnh của nhà binh hay truyền giáo của
tu sĩ mà nằm ở trường nhìn, trường cảm của từng cá nhân đọc khác nhau.
- Tuỳ từng tư tưởng, kinh nghiệm, thẩm mĩ của mỗi độc
giả mà tác phẩm có muôn ngàn cuộc sống khác nhau. Vì thế, tác phẩm vừa là nó,
vừa chẳng là nó. Sự thú vị trong đa dạng tiếp nhận cũng chẳng kém sự thú vị
trong đa dạng sáng tạo. Vì thế sức sáng tạo của nhà văn, qua bạn đọc cứ nhân
lên đến vạn lần. Và thế là nghệ thuật có sự sống vĩnh hằng vì nghệ thuật có hai
con đường: sáng tạo hay là chết.
3.
Chứng minh
Thí sinh cần phải minh hoạ
bằng các tác phẩm văn học mà mình nắm vững.
(Dưới đây là một vài ví dụ gợi ý)
- Đôn-ki-hô-tê: Người Tây Ban Nha gọi chàng là kẻ điên
rồ, người Pháp gọi là chú hề đáng thương, đến chủ nghĩa lãng mạn gọi
Đôn-ki-hô-tê là người anh hùng còn sót lại, chủ nghĩa hiện thực lại coi là biểu
tượng của sự suy vi một thời phong kiến đã qua. Vậy rõ ràng, những môi trường
văn hoá khác nhau tạo ra những "phạm trù hiểu" không cùng hướng. Ta
coi tác phẩm như cái đài nhiều dải tần, ai thích nghe sóng nào thì nghe, nhưng
phải bắt đúng dải sóng nếu không chỉ có tạp âm thôi. Vì thế, sự "đúng —
sai" trong tác phẩm là quy luật nội tại tất yếu của văn học, nó chỉ thúc
đẩy sự sống của tác phẩm trường tồn mà thôi. Vậy thì lịch sử văn học, xét đến
cùng, là lịch sử tiếp nhận văn học.
- Vãn cảnh của Hồ Chí Minh. Chữ
"lưỡng" là từ chìa khoá để khai mở bài thơ.
Xuân Diệu coi "lưỡng" ở đây là hai sự vô tình khép kín
một đời hoa, còn Trần Đình Sử coi "lưỡng" là phó từ, còn chủ ngữ hàm
ẩn"quyết định nghĩa" bài thơ là người tù Hồ Chí Minh, tự trách mình
vô tình. Thú vị nhất là Nguyễn Khắc Phi khi đưa ra quan niệm "lưỡng vô
tình" là sự trôi chảy liên tục, bất biến của thời gian đã làm cho người tù
bất bình.
- VV...
4.
Đánh giá
- Khẳng định đây là một ý kiến đúng đắn, súc tích, chứa
đựng những ý tưởng sắc sảo với hình thức diễn đạt gây ấn tượng. Nó đã chỉ ra
được mối liên hệ thực tế giữa nghệ thuật và đời sống, giữa sáng tạo và tiếp
nhận. Nó đề cập được vấn đề cốt lõi của vòng đời tác phẩm. Nó nhấn mạnh vai trò
của người đọc tri âm và là người đồng sáng tạo, người quyết định đến đời sống
thực sự của tác phẩm nghệ thuật.
- Tuy nhiên , không thể phủ định hoàn toàn rằng số phận
tác phẩm nằm ngoài khả năng quyết định của tác giả. Sự sống của tác phẩm, trước
hết phải do chính nó và người làm ra nó quyết định. Vấn đề được đặt ra với
người cầm bút muốn viết lên những tác phẩm có giá trị thực sự để phút mà tác
phẩm kết thúc cũng chính là lúc sự sống của nó bắt đầu (chứ
không phải là cuộc sống) thì việc kết hợp giữa cái tài và cái tâm
là luôn luôn cần thiết. Như Nguyễn Du đã từng nói: Chữ tâm kia mới bằng
ba chữ tài.
Đề 3:
Hình tượng nhân vật được sinh ra từ tâm trí của nhà văn nhưng chỉ
thực sự sống bằng tâm trí của người đọc.
Bằng tri thức và trải nghiệm văn học của mình,
bạn hãy bình luận ý kiến trên.
GỢI Ý ĐÁP
ÁN
1.
Giải thích
- Nhân vật văn học là khái niệm dung để chỉ hình tượng
các cá thể con người trong tác phẩm văn học – cái đã được nhà văn nhận thức,
tái tạo, thể hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ.
- Hình tượng nhân vật được sinh ra từ tâm trí của
nhà văn: nhà văn là người lao tâm khổ trí sáng tạo ra hình
tượng nhân vật nhưng đó mới là hình tượng bằng chất liệu ngôn ngữ.
- chỉ thực sự sống bằng tâm trí của người đọc: người
đọc mới là người biến hình tượng nhân vật ở dạng ngôn ngữ thành sinh thể trong
tâm trí của mình.
=> Câu nói nêu lên vài trò của cả hai đối tượng là nhà văn và
người đọc trong quá trình sáng tạo – tiếp nhận văn học, nhưng trọng tâm là đề
cao vai trò của người đọc trong việc biến hình tượng từ những kí tự trên mặt
giấy thành sinh thể tồn tại trong đời sống tinh thần của con người, của xã hội.
2.
Bàn luận
- Hình tượng nhân vật do nhà văn sáng tạo ra trong tác
phẩm chỉ là loại sản phẩm thuộc về tiềm năng. Người đọc mới là người quyết định
biến hình tượng nhân vật từ thế tiềm năng trong ngôn ngữ, trên trang sách thành
hình tượng sống động. Ví thế, hình tượng nhân vật chỉ thực sự sống như một sinh
thể trong tâm trí và bằng tâm trí người đọc.
- Ý đồ của nhà văn chỉ là một khả năng tồn tại của hình
tượng nhân vật trong tác phẩm. Mỗi người đọc, bằng nền tảng văn hóa, tâm lí,
trình độ thụ cảm riêng lại tạo ra vô vàn khả năng khác, cách hiểu khác nhau, ý
nghĩa khác nhau về hình tượng nhân vật.
3.
Chứng minh
- Cần lựa chọn được một số hình tượng nhân vật tiêu
biểu trong các tác phẩm văn học để phân tích làm sáng tỏ vai trò sáng tạo của
nhà văn và giới hạn của hình tượng khi còn ở dạng ngôn ngữ.
- Khẳng định người đọc có vai trò tạo ra sự sống cho
hình tượng nhân vật khi đọc tác phẩm. Phân tích được những nhân tố dẫ đến vai
trò quyết định của người đọc đối với sự sống của hình tượng nhân vật.
- Gợi ý một số nhân vật:
+ Nhân vật Thúy Kiều – trong Truyện Kiều của
Nguyễn Du
+ Nhân vật Chí Phèo – Nam Cao
+ Người vợ nhặt – Vợ Nhặt của Kim Lân
+ Đường Tăng - Tây du kí của Ngô Thừa Ân
+ Đôn ki hô tê…
4.
Đánh giá
- Đây là nhận định đúng đắn. Tuy nhiên không được coi
thường những ý đồ tư tưởng của nhà văn. Trong đời sống lí luận văn học, câu nói
―Tác giả đã chết‖ ý muốn đề cao vai trò của người đọc, nhưng ―Tác giả muôn năm‖
vì tác giả là người sáng tạo ra hình tượng nhân vật. Mặt khác, bản thân nhân
vật cũng có sức sống nội tại của mình.
- Việc đồng sáng tạo với nhà văn ở người độc không có
nghĩa là bình tán, suy diễn tùy tiện, gượng ép mà phải trên cơ sở hiểu được bản
chất, quy luật sáng tạo nghệ thuật, xuất phát từ văn bản tác phẩm, từ hình
tượng nhân vật.
- Câu nói có ý nghĩa dẫn dắt người đọc có thái độ tích
cực trải nghiệm, tranh biện khi tiếp nhận tác phẩm văn chương nghệ thuật.
Đề 4:
Bình luận quan niệm của J.Paul. Sartre:
Tác phẩm văn học như con quay kì lạ, chỉ có thể xuất hiện trong
vận động. Muốn làm cho nó xuất hiện, cần phải có một hoạt động cụ thể là sự
đọc. Và tác phẩm văn học chỉ kéo dài chừng nào sự đọc còn có thể tiếp tục.
Ngoài sự đọc ra, nó chỉ còn là những vệt đen trên giấy trắng.
GỢI Ý ĐÁP
ÁN
1.
Giải thích
- Tác phẩm văn học như con quay kì lạ, chỉ có thể
xuất hiện trong vận động. Tác phẩm văn học không phải là cái
hoàn tất cố định sau quá trình thai nghén của nhà văn mà luôn luôn vận động
biến đổi như ―con quay kì lạ‖. Tác phẩm chỉ hiện tồn ―trong vận động‖. Vận động
là điều kiện thiết yếu để tác phẩm có thể xuất hiện, là đời sống đích thực của
tác phẩm.
- Muốn làm cho nó xuất hiện, cần phải có một hoạt
động cụ thể là sự đọc. Và tác phẩm văn học chỉ kéo dài chừng nào sự đọc còn có
thể tiếp tục. Ngoài sự đọc ra, nó chỉ còn là những vệt đen trên giấy trắng. Cơ
chế cho sự vận động của văn bản nghệ thuật là ―sự đọc‖. ―Sự đọc‖ có ý nghĩa
sống còn đối với sức sống của tác phẩm. Không được độc giả tiếp nhận, tác phẩm
chỉ là những ―vệt đen trên giấy trắng‖ – những con chữ vật lí vô cảm, vô hồn.
Nghĩa là coi văn bản được nhà văn sáng tạo ra mới chỉ ở dạng ―tiềm năng‖. Sự
đọc là máu để biến một thể xác vật chất (văn bản) thành một sinh thể có xúc
cảm, có vui buồn, có trăn trở.
=> Ý kiến của J.Paul.Sartre đề cập đến vấn đề tiếp nhận văn
học. Ông quan niệm văn học là hoạt động giao tiếp, là một quá trình. Từ đó đề
cao vai trò của chủ thể tiếp nhận là người đọc với đời sống văn học.
2.
Bàn luận
- Quan niệm của Sartre là hoàn toàn có lí.
- Dễ dàng nhận thấy dấu ấn triết học hiện sinh trong
nhận định này. Sự vật hiện tượng tồn tại trong thế giới ở hình thức cá thể,
hiện thực với sinh hoạt hàng ngày. Cho nên, tác phẩm văn học là một sản phẩm
tinh thần, được cụ thể bằng dạng vật chất (văn bản ngôn từ), cũng chỉ có ý
nghĩa trong đời sống của nó – sự đọc. Được viết ra từ những ẩn ức của nhà văn
nhưng để hướng tới độc giả, nhân loại nói chung, tách khỏi sự đọc, tác phẩm chỉ
là cái xác vô hồn.
- Quá trình văn học được tạo thành từ quá trình sáng
tác (của nhà văn) và quá trình tiếp nhận (của người đọc). Nó có tính liên tục,
quan hệ chặt chẽ, không tách rời bởi hạt nhân – văn bản. Trung tâm của quá
trình văn học là văn bản. Nhà văn tạo ra văn bản đồng nghĩa với việc sáng tạo
những tín hiệu thấm mĩ, thực hiện quá trình kí mã (chuyển ngôn ngữ tự nhiên
thành ngôn ngữ nghệ thuật). Đến lượt mình, độc giả thực hiện việc giải mã.
- Ý đồ của nhà văn chỉ là một khả năng tồn tại của tác
phẩm. Mỗi người đọc, bằng nền tảng văn hóa, tâm lí, trình độ thụ cảm riêng lại
tạo ra vô vàn khả năng khác cho văn bản. Xét ở góc độ này, văn bản có tính độc
lập tương đối với nhà văn và bạn đọc. Cái trục của ―con quay kì lạ‖ chính là
những chỉ dẫn nghệ thuật thông qua hệ thống tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm.
- Đời sống của tác phẩm không phải tính bằng thời gian
nhà văn thai nghén ra nó. Có những sản phẩm nghệ thuật mới ra đời đã chết yểu
và mãi mãi không phục sinh vì thiếu vắng độc giả. Lại có những tác phẩm cổ xưa
vẫn dồi dào sức sống nhờ quá trình thụ cảm còn tiếp tục.
3.
Chứng minh
Cần phải minh hoạ bằng các tác phẩm văn học phù hợp để bàn trúng
yêu cầu của đề. (Dưới đây là một vài ví dụ gợi ý)
- Truyện Kiều của Nguyễn Du khai sinh cách đây mấy
nghìn năm vẫn còn mời gọi khám phá, tạo ra biết bao cách cảm nhận và tranh luận
khác nhau. Có thời, người ta đặt Truyện Kiều lên bàn cân tư tưởng phong kiến để
đánh giá vị trí của tác phẩm.
Dùng quan điểm xã hội học, áp đặt những yếu tố bên ngoài để nhận
xét mà không căn cứ vào ngôn từ, mọi nhận định cơ hồ đều đi vào phiến diện, bế
tắc. GS Trần Đình Sử, dựa trên cơ sở ngôn ngữ học, phân tích các tín hiệu thẩm
mĩ đã rút ra những luận điểm chính xác về Thi pháp Truyện Kiều, gợi mở
cho chúng ta thấy cách tiếp cận trục trụ của ―con quay kì lạ‖ chính là ngôn từ
nghệ thuật.
- Tính độc lập tương đối của văn bản khiến cho nhiều
khi bạn đọc có thể phát hiện những nét mới ngoài ý đồ sáng tạo của nhà văn. Kim
Lân từng bất ngờ khi trong kì thi ĐH, khối D, năm 2005, có một học sinh được
điểm 10 khám phá ra một điều mà ông chưa bao giờ dụng công trong xây dựng phẩm
chất anh cu Tràng (sự hiếu thảo với bà cụ Tứ). Người đọc từ một bộ mã mà nghệ
sĩ đã kí gửi – văn bản có thể giải theo nhiều cách khác nhau, tạo ra những khả
năng thụ cảm phong phú.
- Sáng tạo văn học đồng nghĩa với việc thiết kế những
tín hiệu thẩm mĩ. Đó là những chỉ dẫn nghệ thuật người đọc dù tạo ra bao nhiêu
khả năng cho tác phẩm vẫn phải tụ phát từ trục quay này. Chẳng hạn, tín hiệu
thẩm mĩ ―mặt chữ điền‖ (Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mạc Tử) có thể hiểu là khuôn mặt
của người con trai – tác giả hoặc khuôn mặt của người con gái soi qua trái tim
nhớ thương da diết của thi sĩ. Dẫu hiểu theo cách nào cũng cần đặt trong hệ
thống – nghĩa là gắn với văn cảnh ―Lá trúc che ngang mặt chữ điền‖ để thấy được
nét đẹp của con người Vĩ Dạ và niềm hoài mong đau đáu của Hàn Mạc Tử.
- Cặp hình tượng ―non – nước‖ ở ―Thề non nước‖ của Tản
Đà mang tính đa nghĩa: vừa là hai vật thể thiên nhiên với qui luật muôn đời,
vừa là người con trai và người con gái nhớ thương trong xa cách, vừa là đất
nước bị cắt chia đầy xa xót nhưng tất cả đều mang một trạng thái cảm xúc chung.
4.
Đánh giá
- Khẳng định ý nghĩa của sự đọc không có nghĩa phủ nhận
vai trò của nhà văn và quá trình sáng tạo. ―Con quay kì lạ dẫu biến ảo, vận
động về đâu cũng cần có một trục trụ duy nhất để cân bằng. Ấy là những chỉ dẫn
nghệ thuật, những tín hiệu thẩm mĩ mà nhà văn dày công xây dựng trong tác phẩm.
- Văn bản thì duy nhất nhưng tác phẩm xét ở chừng mực
nhất định là bất tận. Tác phẩm có thể chỉ được tạo ra trong một khắc, nhưng
sinh mệnh của nó là bất tử (đối với các kiệt tác). Độc giả chính là thước đo
giá trị đích thực của một tác phẩm văn học. Quan niệm hiện sinh của
J.Paul.Sartre xét cho cùng đã đạt đến bản chất tồn tại của tác phẩm văn học.
Đề 5:
Nhà lý luận văn học Trung Quốc Lưu Hiệp cho rằng: “Phàm việc
làm văn thì nội tâm có bị xúc cảm lời nói mới phát ra. Nhưng người xem văn thì
(ngược lại): trước xem lời văn rồi sau mới vào nội tâm tác giả. Nếu ta cứ theo
sóng đi ngược lên tìm nguồn thì dù văn có kín đáo cũng sáng rõ. Đời xa không ai
thấy mặt nhà văn, nhưng xem văn liền thấy tiếng lòng của họ”.
(Văn tâm điêu long/
thiên Tri âm; NXB Văn học; H; 1999; trang 274)
Anh chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua một số
tác phẩm văn học tiêu biểu.
GỢI Ý ĐÁP
ÁN
1. Giải
thích:
- Làm văn và xem văn. Thực chất là hai quá
trình quan trọng của đời sống văn học: quá trình sáng tạo và tiếp nhận văn học.
ở đó khái niệm ―văn‖ tức là tác phẩm văn học là trung tâm. Làm văn là quá trình
của người sáng tác, nhà văn. Xem văn là quá trình tiếp nhận của người đọc.
- Người làm văn thì xúc cảm lời nói mới phát ra:
Nội dung của tác phẩm văn chương là nội dung cảm xúc, nhất là thơ. Người làm
thơ có xúc động, cảm xúc thì lời nói mới phát ra. Văn bản văn học là sự thể
hiện tình cảm, tư tưởng của người nghệ sĩ trên mặt giấy. Cảm xúc trong thơ phải
mãnh liệt, tràn đầy. Rất nhiều người đề cao vai trò của cảm xúc với việc làm
văn. Thơ phát khởi phát từ lòng người, Hãy xúc động hồn thơ cho ngòi
bút có thần…
- Ngược lại, người xem văn, trước xem ngôn ngữ,
rồi hiểu người; rẽ sóng tìm nguồn để thấy tiếng lòng của người làm văn. Quy
trình của tiếp nhận: trước phải xem văn. Nghĩa là phải xuất phát từ văn bản
ngôn từ; ngôn ngữ là cái lớp rào cản đầu tiên khi tiếp xúc văn bản văn học. Văn
bản văn học gồm thế giới hình tượng và các lớp nội dung ý nghĩa được ẩn tàng
bên trong van bản ngôn từ. Không thể hiểu văn nếu không giải mã văn bản ngôn
từ. Đó là hệ thống kí hiệu được mã hóa để chuyển tải thông điệp thẩm mĩ của
người làm văn, nghệ sĩ ngôn từ. Xúc cảm trước cuộc đời, trước số phận con người
được nghệ sĩ thể hiện kín đáo trong trang văn, sau văn. Nội dung cảm xúc của
tác phẩm văn học ít khi phơi lộ trên bề mặt của văn bản ngôn từ ngôn từ, mà
thường được gửi gắm kín đáo đằng sau câu chữ. Người xem văn phải biết rẽ sóng
tìm nguồn, làm hành trình ngược dòng văn sẽ bắt gặp tiếng lòng tác giả:
Đời xa không ai thấy mặt nhà văn, nhưng xem văn liền thấy tiếng
lòng của họ.
- Phải thấy có khi rẽ sóng mà không thấy nguồn, không
tìm được mặt thi nhân. Nhưng nếu thực sự rung động, sống hết mình với tác phẩm,
chắc chắn người xem văn sẽ bắt gặp phần nào tiếng lòng của họ. Tri âm hoàn toàn
là điều lí tưởng, là mong ước, nhưng khó thay: “Bách niên ca tự khổ /
Vị kiến hữu tri âm”. (Tự làm khổ cả trăm năm vì thơ / Mà vẫn chưa thấy
có người hiểu mình). Khó nhưng không phải không có. Chuyện Bá Nha Tử Kì
đâu chỉ là chuyện đời xưa. Đó là câu chuyện của muôn đời về tri kỉ tri âm. Trần
Phồn và điển chiếc giường cũng là nói chuyện ấy. Mắt xanh cũng là điển chỉ sự
thấu hiểu nhau của những người tri kỉ. Tố Hữu, Huy Cận, Chế Lan Viên và cả dân
tộc thấu hiểu nỗi lòng Nguyễn Du? Thanh Thảo tri âm với nghệ sĩ cách ngàn trùng
cây số? Những tấm lòng đồng cảm vượt không gian và thời gian.
=> Ý kiến của Lưu Hiệp thật đúng đắn và xác đáng khi bàn về quá
trình sáng tạo của nhà văn và quá trình tiếp nhận của người đọc.
2.
Chứng minh
Chọn một số tác phẩm tiêu
biểu, phân tích để làm sáng tỏ hai vấn đề lời nhận định đề cập đến là làm văn
và xem văn:
+ Độc Tiểu Thanh kí –
Nguyễn Du
+ Đàn ghi ta của Lor ca
– Thanh Thảo
+ Chiếc thuyền
ngoài xa – Nguyễn Minh Châu
+… 3. Đánh giá
- Ý kiến đúng đắn, xác đáng, thể hiện cái nhìn sâu sắc
của nhà lí luận văn học
Lưu Hiệp.
- Tuy nhiên, phải thấy cái gốc của văn chương là tình
cảm, cảm xúc. Vì thế, để sáng tạo nên một tác phẩm văn học chân chính, nhà văn
phải có tầm vóc tư tưởng, tình cảm lớn.
- Trong quá trình tiếp nhận, người đọc cần ―lấy hồn tôi
để hiểu hồn người‖, có con ―mắt xanh‖ để tri âm nhưng bên cạnh đó cần có trình
độ thẩm thấu văn chương mới hiểu được hết giá trị của văn chương.
Đề 6:
Mọi tác phẩm dù được sáng
tạo theo một thi pháp nào cũng mở ra theo các
cách đọc. Mỗi cách đọc mang đến cho tác phẩm một đời sống mới.
Anh chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua một số
tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn THPT.
GỢI Ý ĐÁP
ÁN
1.
Giải thích
- Tác phẩm văn học là công trình nghệ
thuật ngôn từ do một cá nhân hoặc một tập thể sáng tạo nhằm thể hiện những khái
quát về cuộc sống, con người; biểu hiện tâm tư, tình cảm, thái độ ...của chủ
thể trước thực tại bằng hình tượng nghệ thuật.
- Thi pháp có hai cách hiểu. Thứ
nhất, đó là các nguyên tắc, biện pháp chung để làm cho một văn bản trở thành
một tác phẩm nghệ thuật. Thứ hai, thi pháp là các nguyên tác, biện pháp nghệ
thuật cụ thể để tạo nên giá trị đặc sắc của một tác phẩm, tác giả, trào lưu.
- Cách đọc: là cách tiếp nhận văn học của người
đọc, người đọc dùng trí tưởng tượng, kinh nghiệm sống và cả tâm hồn của mình để
chiếm lĩnh giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm văn chương.
=> Ý kiến khẳng định: bất cứ tác phẩm nào cũng là tác phẩm mở
cho các sự đọc, các người đọc khác nhau. Tác phẩm sinh ra từ ý
thức (tâm lý) người viết và sống dậy trong tâm lý (ý thức)
người đọc. Sức sống của tác phẩm nằm ở trường nhìn, trường cảm của từng cá nhân
đọc khác nhau.
2.
Bình luận
- Ý kiến đúng đắn và xác đáng
- Tác phẩm văn học là một văn bản ngôn từ. Nhưng đặc
trưng của ngôn từ là tính mơ hồ đa nghĩa nên người ta gọi tác phẩm văn học là
một "văn bản mở". "Văn bản mở" nghĩa là tác phẩm gồm hai
phần: "phần cứng" là những con chữ bề mặt văn bản đang nằm im,
"phần mềm" là hệ thống tư tưởng, ý nghĩa được xuất hiện trong quá
trình tiếp nhận. Từ xưa Phương Đông đã có mệnh đề: Thi tại ngôn ngoại và văn
hữu dư ba. Cái phần ngôn ngoại và dư ba này
không tồn tại trên văn bản mà do ngữ cảnh tạo ra trong tưởng tượng và cảm xúc
của người đọc. Vì thế, cái gọi là "tác phẩm văn học" chỉ thực sự tồn
tại khi nó biến thành cái "phần mềm" kia, còn nếu không nó trở thành
"quyển sách chết".
- Ng-êi Trung Quèc x-a cho r»ng t¸c phÈm tån t¹i trong
lßng cña ng-êi tri kØ chø kh«ng trªn trang giÊy; v× thÕ viÖc viÕt v¨n lµ viÖc
cña tÊm lßng. Chính vì thế, tác phẩm chỉ thực sự tồn tại khi người ta ý
thức được về nó mà thôi. Người đọc là người cứu tác phẩm ra khỏi hầm mộ của
sách, giúp nó sống lại và bước đi giữa cuộc đời và hồn người. Tác phẩm tái sinh
trong lòng bạn đọc. Tuỳ từng tư tưởng, kinh nghiệm, thẩm mĩ của mỗi độc giả mà
tác phẩm có muôn ngàn cuộc sống khác nhau. Vì thế, tác phẩm vừa là nó, vừa
chẳng là nó. Sự thú vị trong đa dạng tiếp nhận cũng chẳng kém sự thú vị trong
đa dạng sáng tạo. Vì thế sức sáng tạo của nhà văn, qua bạn đọc cứ nhân lên đến
vạn lần. Và thế là nghệ thuật có sự sống vĩnh hằng vì nghệ thuật có hai con
đường: sáng tạo hay là chết.
- Vai trò của người đọc là rất quan trọng đối với sức
sống của một tác phẩm song cho rằng phải có nó mới có TPVH thì đó là một lập
luận khiên cưỡng. Văn bản tác phẩm có thể tạo ra các dị bản khác nhau trong
tiếp nhận của người đọc song, đó là các dị bản tiếp nhận từ một văn bản
ổn định duy nhất là tác phẩm văn học. Cũng như mọi giao tiếp ngôn ngữ, giao
tiếp ngôn ngữ nghệ thuật qua tác phẩm văn học bao gồm khâu phát ngôn của
tác giả thành ra diễn ngôn của tác phẩm rồi đi vào tiếp
nhận diễn ngôn đó của độc giả. Đây là quá trình tâm lý có sự đồng
nhất, thống nhất mà cũng có sự sai biệt, mâu thuẫn. Chính điều này tạo ra cái
mà chúng ta gọi là sức sống của tác phẩm văn học trong đời sống xã hội vô cùng
phong phú, phức tạp, đa dạng giữa các nhà văn, nhà thơ – các tác giả với công
chúng người đọc, người phê bình văn học.
3.
Chứng minh
Chọn một số tác phẩm tiêu
biểu, phù hợp phân tích để làm sáng tỏ ý kiến
(Đưới đây là một vài gợi ý)
- Truyện Kiều của Nguyễn Du
+ Nguyễn Công Trứ coi Kiều
là kẻ tà dâm, không đáng nhận sự thương xót.
Dưới cái nhìn khắt khe của lễ giáo phong kiến ông viết:
Bạc
mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa,
Đoạn trường
cho đáng kiếp tà dâm.
+ Hoài Thanh: Truyện
Kiều là tiếng nói đau đớn, hiểu đời của một trái tim lớn.
+ Tố Hữu : Truyện Kiều kết tinh của lời non nước,
tiếng ru, tiếng thương có sức vọng đến ngàn đời.
+…
- Bài thơ: Lặng lẽ đêm của Y Phương:
Trên
đầu ta
Trăng khe khẽ sáng
Sương khe khẽ lắng
Mây khe khẽ trôi
Dưới lưng ta
Chiều khe khẽ thở
Trong ngực ta
Khe khẽ NGƯỜI.
=> Khi đọc bài thơ, có người đã dựa vào điệp từ ―khe khẽ‖ lặp
lại năm lần để coi đó là nhãn tự, là phép ẩn dụ về sức sống nhỏ nhoi, yếu ớt,
thoi thóp của sự vật. Bài thơ vẽ nên một bức tranh trăng, sơn mây. Đọc kĩ bài
thơ nhiều người lại cho rằng, danh từ ―NGƯỜI‖ mới là nhã tự làm bừng sáng bài
thơ, bởi với chữ người ấy ta nhận ra một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm đến vô cùng
để cảm nhận bức tranh đa chiều với vẻ đẹp của trăng, sương, mây, sự vận động
của sự vật lặng lẽ, khẽ khàng, nhưng trong trái tim lại là sự sống tiềm ẩn mạnh
mẽ.
- Đôn-ki-hô-tê: Người Tây Ban Nha gọi chàng là kẻ điên rồ, người
Pháp gọi là chú hề đáng thương, đến chủ nghĩa lãng mạn gọi Đôn-ki-hô-tê là
người anh hùng còn sót lại, chủ nghĩa hiện thực lại coi là biểu tượng của sự
suy vi một thời phong kiến đã qua.
4.
Đánh giá
- Sức sống của tác phẩm văn chương không chỉ tạo nên
bởi quá trình tiếp nhận mà con ở sức sống nội tại của tác phẩm do người nghệ sĩ
tạo ra.
- Người nghệ sĩ cần sáng tạo nên những tác phẩm văn
chương chân chính, một tác phẩm văn chương giống như ―tảng băng trôi‖ để tạo
nên sức hấp dẫn, đánh thức niềm khát khao khám phá của người đọc.
- Bạn đọc không nên suy diễn tùy tiện, phải bắt nguồn
từ văn bản. Phải thấy, khi đọc một văn bản văn học, người đọc đã thực hiện một
quá trình kép: vừa sáng tạo ra tác phẩm vừa kiến tạo nên con người mình.
Đề 7:
Có ý kiến cho rằng: Tiếp nhận văn học đòi hỏi người đọc
sống với tác phẩm bằng toàn bộ tâm hồn mình để cảm nhận bức thông điệp thẩm mĩ
mà tác giả gửi đến người đọc.
Anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
GỢI Ý ĐÁP
ÁN
1.
Giải thích
- Văn học là tiếng nói tư tưởng, tình cảm, suy nghĩ của
nhà văn trước cuộc đời. - Nói đến tác phẩm văn học là nói đến câu chuyện của
tâm hồn (tình cảm, ước mong sâu kín của nhà văn nhắn gửi với bức thông điệp
thẩm mĩ), là điệu hồn tác giả đi tìm điệu hồn độc giả. Vì vậy tiếp nhận văn học
đòi hỏi người đọc sống với tác phẩm bằng toàn bộ tâm hồn mình để
cảm nhận bức thông điệp thẩm mĩ mà tác giả gửi đến người đọc.
- Bức thông điệp thẩm mĩ: Là tình cảm, tâm hồn, ước
mong sâu kín của tác giả gửi đến người đọc thông qua hình tượng nghệ thuật.
2.
Bàn luận
- Ý kiến đúng đắn và xác đáng.
- Xuất phát từ đặc trưng của văn học. Bản chất của văn
học là sự sáng tạo.
Người nghệ sĩ khai thác cuộc sống, nhưng cuộc sống ấy đi vào mỗi
trang văn, trang thơ lại mang một dấu ấn riêng. Thơ văn là một thế giới thuộc
về phần tâm hồn của người nghệ sĩ, nó là những biến thái tinh vi của tình
cảm, là khát khao hạnh phúc, là những ước vọng lớn lao v.v…Văn học là sự
phản ánh cuộc sống thông qua chủ thể nhà văn, nhà thơ nên mỗi tác phẩm bao giờ
cũng thể hiện tư tưởng tình cảm, gửi gắm những thông điệp của tác giả…
- Tại sao tiếp nhận văn học đòi hỏi người đọc phải sống
với tác phẩm bằng toàn bộ tâm hồn mình? Bởi chỉ khi nhập vào thế giới hình
tượng trong tác phẩm, chỉ khi để trái tim rung lên theo những nhịp sống trong
tác phẩm, ta mới cảm nhận được những buồn vui trăn trở, khát vọng của nhà văn;
mới thấy được những số phận, cảnh đời, mới hiểu được giá trị thật sự của tác
phẩm văn học đó.
3.
Chứng minh
Chọn một số tác phẩm tiêu
biểu, phù hợp phân tích để làm sáng tỏ ý kiến
(Đưới đây là một vài gợi ý)
- Truyện Kiều – Nguyễn Du: Nhận ra số phận đau khổ của
kiếp hồng nhan bạc mệnh; sự tác oai, tác quái của xã hội đồng tiền đã vùi dập,
chà đạp tình yêu, hạnh phúc, quyền sống và nhân phẩm cao đẹp của con người.
Nhận ra nỗi đau đứt ruột của nhà nhân đạo lớn, tài năng kiệt xuấ của Đại thi
dào dân tộc.
- Vội vàng – Xuân Diệu: Có người nông nổi cho rằng bài
thơ là lời giục giã cho cách sống hưởng thụ, gấp gáp nhưng ta nhận thấy bức
thông điệp thẩm mĩ Xuân
Diệu muốn gửi đến bạn đọc là lòng yêu đời, yêu sống đến cuồng
nhiệt, là sự thức gọi mỗi người hãy sống sao cho xứng đáng để không bao giời
phải nuối tiếc, xót xa vì những ngày tháng đã sống hoài, sống phí.
- Tống biệt hành – Thâm Tâm: Có người cho Li Khách là
người khổng lồ không tim, sắn sang coi người thân như hư vô, nhỏ bé để mạnh
bước trên đường thực hiện lí tưởng. Nhưng thực ra, đằng sau dáng vẻ kiên quyết,
dứt khoát của li khách ta nhận ra nỗi buồn thương day dứt ―Ta biết người buồn
chiều hôm trước…Ta biết người buồn sáng hôn nay‖. Mặc dù thế, anh vẫn đi theo
tiếng gọi của ―chí nhớn‖ . Để an ủi người ở lại, anh mong mỏi người thân hãy
coi mình như hạt bụi, như lá rơi, như hơi rượu tan biến vào hư vô. Đó là vẻ đẹp
thực sự của li khách - dáng vẻ của dũng khí và tâm hồn nồng ấm rất con người.
- Bước vào trang văn của nhà văn Mĩ Ô – hen – ri, mấy
ai trong chúng ta không khỏi bồi hồi xúc động trước cảnh ngộ của cô họa sĩ trẻ
Giôn – xi, phải từng ngày từng giờ bám lấy sự sống bằng một tia hi vọng mong
manh – ―chiếc lá cuối cùng‖. Nhưng bằng trái tim giàu lòng yêu thương đồng
loại, cụ Bơ –men đã hi sinh cuộc đời mình để cứu rỗi một linh hồn đang dần lụi
tàn trong một thân xác yếu ớt, tưởng chừng như không giờ cứu chữa được.
Kiệt tác cuối đời của cụ - ―chiếc lá cuối cùng‖ chính là bức thông điệp màu
xanh mà nhà văn Ô – hen – ri muốn đem đến cho bạn đọc: Hãy sống và yêu thương,
xã hội luôn cần tình yêu và lòng nhân đạo cao cả. Bởi tình yêu thương sẽ cứu
sống muôn triệu trái tim khổ đau bất hạnh trên cõi đời này.
- vv…
4.
Đánh giá
- Đây là ý kiến sâu sắc và đúng đắn cho người tiếp nhận
để có thể cảm nhận được chiều sâu tư tưởng thẩm mĩ của tác phẩm văn chương –
hay nói cách khác là phần chìm của ―tảng băng trôi‖ nghệ thuật.
- Bài học sáng tạo và tiếp nhận: Nhà văn cần thấy vai
trò và trách nhiệm khi sáng tạo văn học nghệ thuật. Viết những tác phẩm bằng
tâm huyết và tài năng của mình. Bạn đọc cần có sư tri âṃ , đồng cảm với
tác phẩm , với nhà thơ, nhà văn để có thể sẻ chia những tinh cà ̉m
đồng điêụ . Khi ấy, bạn đọc vừa cảm thụ được vẻ đẹp của tác phẩm nghệ thuật,
vừa kiến tạo nên con người mình.
Đề 8:
Mi-lan
Kan-de-ra khẳng đinh:
Khi đặt bút viết một tác phẩm, nhà văn thường tìm hiểu và đặt ra
rất nhiều câu hỏi. Chiều sâu của tác phẩm thể hiện ở khả năng đặt ra câu hỏi về
mọi vấn đề trong xã hội. Chính người đọc sẽ tìm được câu trả lời chính xác theo
cách riêng của mình.
Bằng tri thức và trải nghiệm văn học của mình,
bạn hãy bình luận ý kiến trên.
GỢI Ý ĐÁP
ÁN
1.
Giải thích
- Trong nhận định của Mi-lan, kết quả về sự tìm hiểu
thực tế của nhà văn là câu hỏi và chính điều này tạo ra chiều sâu cho tác phẩm.
Nó cho thấy tác giả phẩm văn học không phản ánh hời hợt, dễ dãi ở bề mặt cuộc
sống mà thực sự là những kiếm tìm, những trải nghiệm, những suy tư về hiện
thực.
- Trên cơ sở những câu hỏi đó của nhà văn, người đọc sẽ
tìm ra câu trả lời cuar riêng mình. Đó là cách thức, là con đường mà tác phẩm
đi vào trong đời sống, trong tiếp nhận của người đọc.
=> Ý kiến đề cập đến phương thức nhận thức hiện thực độc
đáo của văn học – nhận thức thông qua việc đặt câu hỏi. Chỉ ra sự tương tác của
nhà văn, tác phẩm và người đọc. Nhà văn không thay người đọc để đưa ra câu trả
lời, nhà văn chỉ là người đặt câu hỏi và người đọc sẽ hoàn tất câu trả lời. Đó
là tinhs chất cơ bản của tiếp nhận văn học.
2.
Bình luận và chứng minh
a. Tại sao việc đặt ra câu
hỏi lại quyết định chiều sâu của một tác phẩm văn
học khi nó phản ánh hiện thực?
* Vì tìm hiểu thực tế đời sống thực chất là một quá trình với
nhiều chặng khác nhau:
- Ở chặng thứ nhất, nhà văn thâm nhập thực tế và ghi
nhận những sự kiện: Dẫn chứng: (Nam Cao ghi nhận sự kiện người
nông dân bị bần cùng hóa (Lão Hạc), họ bị bứt ra khỏi làng xã quen thuộc, bị
vứt vào những vùng đồn điền (con trai Lão Hạc), bởi nếu không rời bỏ xã hội
làng xã họ sẽ phải sống cô độc như Lão Hạc, phải mất con, bán chó và chết thê
thảm. Nam Cao còn ghi lại sự tha hóa của người nông dân về nhân phẩm (Chí
Phèo). Những sự kiện không phải ngẫu nhiên, đơn lẻ như: chết vì miếng ăn, vì
cái đói, sự lưu manh hóa trở đi trở lại trong các tác phẩm của ông như một quy
luật tàn nhẫn.)
- Ghi lại những sự kiện đó, truy tìm
nguyên nhân của những sự kiện đó.
+ Dẫn chứng 1: (Ở
điểm kết thúc tác phẩm của Nam Cao đầy ắp những câu hỏi. Có những câu hỏi trực
tiếp: Thế lực nào đã đẻ ra Chí Phèo? Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho
hết những vết sẹo trên gương mặt này? (Chí Phèo). Có những câu hỏi gián tiếp
toát ra từ toàn bộ thế giới hình tượng của tác phẩm. Vì sao Chí lại đánh đổi
mạng sống để làm người lương thiện? Vì sao nhân vật của Nam Cao lại nhiều nước
mắt đến thế…Những câu hỏi như thế dẫn chúng ta vào tầng vỉa khác nhau của đời
sống hiện thực. Đó chắc chắn là những câu hỏi đã từng tra vấn nội tâm Nam Cao
một cách căng thẳng. Chính những câu hỏi như thế làm nên chiều sâu của tác
phẩm.)
+ Dẫn chứng 2: Hành
trình của Nguyễn Minh Châu viết về số phận của người đàn bà hàng chài cũng đặt
ra những câu hỏi tương tự; Vì sao người đàn bà có thể chấp nhận một cuộc sống
như thời trung cổ đến thế? Tại soa cuộc sống đã hòa bình mà con người vẫn khổ
như vậy? Người chồng vũ phu là đáng giận hay đáng thương?
=> Rõ ràng những câu hỏi trực tiếp hoặc gián tiếp trong tác
phẩm văn học là cách thức mà nhà văn khoan sâu vào những tầng vỉa trong cuộc
sống, là con đường để nhà văn nhận thức, suy tư về bản chất của hiện thực.
Những tác phẩm lớn, các câu hỏi đặt ra không chỉ có ý nghĩa với đương thời mà
còn có ý nghĩa với muôn đời, gắn với nhiều thời đại, phổ quát cho cả loài
người.
* Bằng cách nào nhà văn có năng lực đạt ra những câu hỏi như thế?
Nhà văn phải đi rất sâu vào hiện thực, thậm chí phải đi qua những cảnh ngộ rất
thơ mộng, đẹp đẽ như một tấm sưng mù (Phùng – Chiếc thuyền ngoài xa ,
Nguyễn Minh Châu), hoặc là phải trai qua một quá trình nhận thức (Ông giáo
– Lão Hạc). Quan trọng hơn, nhà văn phải có một tấm lòng luôn nhạy
bén để thấu hiểu và cảm nhận bi kịch của con người.
b. Tại sao việc người đọc
trả lời câu hỏi được nhà văn đặt ra trong tác phẩm
lại là điều quan trọng?
- Tác phẩm văn học là một không gian không phải chỉ có
tiếng nói duy nhất của tác giả. Tác phẩm văn học là không gian đối thoại của
tác giả với độc giả. Chính việc đưa ra những câu trả lời khiến người đọc tham
dự một cách tích cực vào tác phẩm. Để đưa ra những câu trả lời thì người đọc
cần đến kinh nghiệm sống, và vì thế người đọc đem lại cho tác phẩm những ý
nghĩa mới, nhờ đó tác phẩm không ngừng được bổ sung, sáng tạo, được tiếp thêm
sức sống. (Biện giải cho từng cách hiểu: Ai đẻ ra Chí Phéo? Người đàn bà hàng
chài đáng thương hay đáng trách?...)
- Ở mỗi thời đại khác nhau người ta quan tâm đến những
câu hỏi khác nhau? Với tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, có thời kì người ta quan
tâm đến câu hỏi: Ai cho tao lương thiện? Có thời đại lại quan tâm đến câu hỏi:
Làm thế nào cho mất đi những vết sẹo trên gương mặt này?
- Những câu hỏi của tác phẩm có trực tiếp và gián tiếp,
câu hỏi trực tiếp là do nhà văn đưa ra, còn câu hỏi gián tiếp là do phần lớn
người đọc đặt ra và chính người đọc sẽ tìm câu trả lời cho mình.
3.
Đánh giá
- Trong nhận định của mình, Ku-de-ra nói tác phẩm có
thể đặt ra câu hỏi về mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Điều đó đúng nhưng có lẽ
những câu hỏi có ý nghĩa nhất mà văn học đem đến cho con người là những câu hỏi
phản biện về những điều cồn tồn tại trong xã hội, những câu hỏi tự vấn về chính
mình…Nhờ những câu hỏi ấy
mà văn học có sức thanh lọc, nâng đỡ tâm hồn con người.
- Bài học sáng tạo và tiếp nhận…
Đề 9:
Đối thoại với văn chương, Cao Bá Quát nói: “Xưa
nay, nỗi khổ của người ta không gì bằng chữ tình, mà cái khó ở đời không gì
bằng sự gặp gỡ”.
(Sách giáo khoa
Ngữ văn 12 – tập 2, tr 188 – NXB
giáo dục năm 2008)
Phát biểu những suy nghĩ của mình về nhận
định trên. Phân tích một số tác phẩm mà ng-ời nghệ sĩ đã khổ vì “chữ
tình” để đạt tới sự “gặp gỡ” mà anh (chị)
hiểu sâu sắc nhất.
GỢI Ý ĐÁP
ÁN
1. Bài
viết của thí sinh phải giải quyết tốt hai yêu cầu kiến thức cơ bản:
+ Yêu cầu thứ
nhất là trình bày suy nghĩ của mình về nhận định.
+ Yêu cầu thứ hai là làm sáng tỏ nhận định ấy qua những tác
phẩm người nghệ sĩ đã khổ vì ―chữ tình‖ để đạt tới sự ―gặp
gỡ‖. 2. Với yêu cầu thứ nhất, cần làm nổi rõ các ý
sau:
- Nhận định trên nêu lên một quy luật có tính chất phổ
quát muôn đời. Trước hết cần hiểu rõ ―nỗi khổ của người ta không gì bằng
chữ tình‖. Chữ ―tình‖ ở đây chính là tình cảm, cảm xúc
đối với đồng loại, nhân dân, đất nước và cũng là tình cảm của chính người nghệ
sĩ mang thiên chức ―nhân đạo từ trong cốt tuỷ‖ (nói như Sê –
Khốp).
- Nỗi khổ không chỉ là đơn giản là chuyện sướng khổ
theo nghĩa thông thường trên đời mà ―khổ‖ chính là nhà văn bằng
thiên chức của mình đã cảm thông sâu sắc đến tận cùng mọi buồn vui sướng khổ
của nhân loại nói chung, nhân dân mình, dân tộc mình nói riêng. Họ có thể đau
đớn, vật vã giằng co đến chảy máu trước cảnh ngộ thân phận xót xa của người
khác. Cũng có thể reo lên sung sướng trước niều vui dù là nhỏ nhoi của con
người.
- Như thế nỗi khổ lớn nhất xưa nay của người nghệ sĩ
hoá ra lại là chuyện cảm thông chia sẻ, tri ân trước mọi cung bậc của tình cảm
con người. Để nói lên được tất cả tình cảm ấy, người nghệ sĩ phải sống với cuộc
đời , sống với con người, phải mở lòng đón nhận mọi vang động của cuộc đời. Và
để có được sức cảm thông đó, người nghệ sĩ phải dấn thân, phải tự nguyện, nói
như nhà văn Lỗ Tấn thì đại ý: Tôi ăn lá ăn cỏ để vắt ra là sữa nuôi người đạt
được trình độ ấy thì nỗi khổ lớn nhất lại là niềm hạnh phúc nhất.
- ―Cái khó ở trên đời không gì bằng sự gặp gỡ.
Thực chất đây là sự giao tiếp giữa tác giả và người tiếp nhận, là mối quan hệ
giữa người nói và người nghe, người viết và người đọc, người bày tỏ và người
chia sẻ cảm thông. Người viết baogiờ cũng mong mỗi người đọc hiểu mình, cảm
nhận được điều mình muốn gửi gắm kí thác. ―gặp gỡ chính là
sự đồng điệu hoà hợp của những tâm hồn. ở mức độ thống nhất cao thì đó là đồng
cảm xúc của người đọc.
Hiểu như vậy thì cái ―khó lại là sự thành
công sự tuyệt mĩ của tác phẩm. Tác phẩm chỉ thật sự
có giá trị khi được đông đảo bạn đọc đón nhận tìm
thấy mình ở trong đó.
- Mối quan hệ giữa cái ―khổ và cái ―khó của
người nghệ sĩ chính là mối quan hệ giữa quá trình người nghệ sĩ sống, chiêm
nghiệm, hoá thân trong cuộc sống dài để phản ánh chân thật những cảm xúc những
suy tư, những trăn trở, niềm đau khổ vô cùng và hạnh phúc vô cùng của con người
và truyền thông cho được tình cảm ấy đến với bạn đọc. Sự đón chờ, tiếp nhận hồ
hởi của bạn đọc là tiêu chuẩn khắt khe nhất, nghiêm túc nhất đối với sự trường
cửu của tác phẩm văn chương. Người nghệ sĩ nào làm được sứ mệnh ấy là nghệ sĩ
lớn, tác phẩm nào đạt được sự hoà hợp ấy là tác phẩm bất hủ không sợ thời gian.
2. Yêu
cầu thứ hai, cần làm tốt các ý sau:
- Khi làm sáng tỏ nhận định phải cân nhắc lựa chon
những tác phẩm thật sự có giá trị của những nghệ sĩ thực sự vĩ đại hoặc uy tín.
- Khi phân tích cụ thể phải chỉ ra được chỗ nhà văn ―lao
tâm khổ tứ‖ cảm thông vô cùng với tình cảm con người, nói hộ cho tâm sự
nỗi niềm con người để sản phẩm tinh thần của họ được bạn đọc đón nhận.
- ở góc độ tiếp nhận của người đọc, cũng phải chỉ rõ
được người đọc đã cảm thông, giao thoa đồng cảnh ngộ với người nghệ sĩ sâu sắc
ở điểm nào, những tình cản gì. Nói cách khác, sợi tơ
lòng kết dính người nghệ sĩ và bạn đọc là ở cách nhìn và tình cảm nào.
- Khi phân tích minh hoạ, đề có phần nghiêng về tư
tưởng tình cảm nhưng không vì thế mà xem nhẹ yếu tố hình thức, nghệ thuật của
tác phẩm. Phải xem nội dung tốt, hình thức lại chuẩn mực thì đó là tác phẩm
hoàn hảo.
- Phân tích minh hoạ phải tuân theo một trình tự hợp
lí, có thể mở rộng phạm vi tác phẩm minh hoạ qua mọi thời đại, mọi quốc gia
miễn là người viết nói đúng, nói trúng vấn đề cần hiểu rõ và làm rõ.
Đề 10:
Phải chăng, tiếng nói tri âm là khát vọng muôn đời của văn chương xưa
nay?
GỢI Ý ĐÁP
ÁN
1. Vấn đề tiếng nói tri âm trong văn chương.
a.
Khái niệm
Tri âm được hiểu là sự đồng điệu, thấu cảm. “Xưa nay
nỗi khổ của người ta không gì bằng chữ tình, mà cái khó ở đời không gì bằng sự
gặp gỡ.”( Hoa tiên truyện tự - Cao Bá Quát).
b. Luận
giải về tiếng nói tri âm trong văn học.
- Sự tri âm giữa người đọc và người viết trước hết được
bắt nguồn từ quy luật của sáng tạo nghệ thuật. Người nghệ sĩ cầm bút là để giải
bày lòng mình. Nhà thơ mang ―tiếng nói điệu đồng đi tìm những tâm hồn đồng
điệu‖. Nhà văn viết tác phẩm như ban phát phấn thông vàng đi khắp nơi, mong có
ngươi theo phấn tìm về. Cho nên bạn đọc là một mắt xích không thể thiếu trong
chu trình sáng tác - tiếp nhận tác phẩm. Bạn đọc cũng có suy nghĩ, tình cảm,
cảm xúc, có niềm vui và nỗi buồn, có cảnh ngộ và tâm trạng, nhiều khi bắt gặp
sự đồng điệu với nhà văn, nhà thơ. Khi hai luồng sóng tâm tình ấy giao hoà thì
tác phẩm sẽ rực sáng lên, trở thành nhịp cầu nối liền tâm hồn với tâm hồn, trái
tim với trái tim. Phải chăng vì thế Lưu Quý Kì viết : “nhà thơ gói tâm
tình của mình trong thơ. Người đọc mở ra bỗng thấy tâm tình của chính mình”.
- Xét về đối tượng phản ánh của văn học: Những cuộc đời
bi kịch, đau thương, những số phận ngang trái thường dễ khơi gợi cảm xúc đồng
cảm xót thương của con người, nhất là những người nghệ sĩ ( quy luật của cuộc
sống: con người nhạy cảm, quan tâm nhiều hơn trước nỗi buồn hơn là niềm vui,
trước bất hạnh hơn là hạnh phúc, trước mất mát, thiệt thòi hơn là được, may
mắn). Tiểu Thanh, Nguyễn Du, Lorca đã đi vào trong thơ của Nguyễn Du, Tố Hữu,
Thanh Thảo bởi họ có chung số phận ấy.
Tri âm còn là tìm đến cái đẹp để ngưỡng mộ, ngợi ca. Bản thân cái
đẹp có sức chinh phục lớn lao với những người nghệ sĩ. Cái đẹp có từ trong cuộc
đời nhân cách của con người, cái đẹp còn có trong giá trị của tác phẩm nghệ
thuật. Trong cảm xúc của các nhà thơ sự cảm thông, xót thương phải đi liền với
sự ngợi ca, ngưỡng mộ, tôn vinh. Qua các tác phẩm thơ chúng ta thấy Nguyễn Du,
Tố Hữu, Thanh Thảo luôn muốn lưu giữ lại với muôn đời những vẻ đẹp mà đối tượng
tri âm của họ sở hữu - Trên cơ sở lí luận tiếp nhận văn học:
+ Khi nhà văn kết thúc trang viết cuối cùng của tác phẩm, thì lúc
đó tác phẩm mới bắt đầu vòng đời của nó. Nói các khác quá trình hoạt động của
tác phẩm không phải là một chu trình đóng kín, mà nó mở ra về phía đời sống. Và
đối với những tác phẩm lớn thì cuộc đời của nó luôn luôn ẩn chứa những khả năng
mới sẽ bộc lộ khi nó viễn du qua không gian và thời gian. Và khi đó sức sống
của tác phẩm văn chương sẽ được bất tử hoá trong sợi dây tri âm linh diệu giữa
tác giả và bạn đọc. Phải chăng vì vậy, M.Gorki đã viết: ―người tạo nên tác phẩm
là tác giả nhưng người quyết định số phận của tác phẩm lại là độc giả‖.
+ Tác phẩm văn chương chỉ sống được trong tấc lòng của những người
tri kỉ - là bạn đọc nhưng không phải bạn đọc nào cũng hiểu được tác phẩm và
thông điệp của tác giả. Tiếp nhận văn học phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tâm lý và
tâm thế tiếp nhận, môi trường văn hoá mà người đọc đang sống, đang tiếp thu, ….
Chuyện khen hay chê trong văn chương là điều dễ thấy. Cho nên, ở bất kỳ thời
đại nào, bất cứ nền văn học dân tộc nào cũng đều rất cần tiếng nói tri âm của
bạn đọc dành cho tác giả. Nghĩa là bạn đọc ấy phải cảm thông, sẻ chia với những
nỗi niềm tâm sự , nghĩ suy của người viết gửi gắm vào tác phẩm.
- Thực tiễn văn học: Tiên Phong Mộng Liên Đường chủ
nhân Nguyễn Đăng Tuyển từng có lời bình Truyện Kiều như
sau: “Thuý Kiều khóc Đạm Tiên, Tố Như tử làm Truyện Thuý Kiều, việc tuy
có khác nhau mà lòng thì là một, người đời sau thương người đời nay, người đời
nay thương người đời xưa, hai chữ tài tình thật là một cái thông luỵ của bọn
tài tử khắp trong gầm trời và suốt cả xưa nay vậy”. Chính bởi ý nghĩa
đặc biệt của tiếng nói tri âm trong văn chương mà biết bao nhà thơ, nhà văn đã
sáng tác những tác phẩm mà đối tượng lại chính là các nhà văn, nhà thơ. Bằng
Việt viết về Pauxtôpxki, Ximônôp sung sướng khi tìm được tri âm là Tố Hữu : ―Ở
đây tôi thấy thơ tôi, Sống trong bản dịch tuyệt vời của anh”, hay Thanh
Thảo đã viết về Lor ca bằng những vần thơ với nỗi đau “bốc cháy như mặt
trời”. Trường hợp của Nguyễn Du và Tố Hữu trong hai bài thơ ―Độc Tiểu
Thanh kí‖ và ―Kính gửi cụ Nguyễn Du cũng không nằm ngoài mạch nguồn cảm hứng
giàu giá trị nhân văn ấy .
2. Tiếng nói tri âm trong văn học qua một số tác
phẩm tiêu biểu.
a.
Tiếng nói tri âm trong Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du
- Hơn ai hết trong nền văn học Việt Nam, Nguyễn Du là
người khổ vì chữ tình và khát khao sự gặp gỡ đến khắc khoải. Thi hào là một con
người suốt đời đi tìm tri kỉ giữa cõi đời đen bạc. Chắc hẳn đại thi hào
sẽ ―ngậm cười chín suối‖ vì ―cả cuộc đời nay hiểu Nguyễn Du‖, vì có biết bao
người như Huy Cận, Tế Hanh, Chế Lan Viên, …và đặc biệt là Tố Hữu đã làm thơ
giãi bày, giải toả hộ người những uất hận kia. Bài thơ ―Kính gửi cụ Nguyễn Du‖
ra đời như bắt nhịp cầu tri âm đến những tâm sự của Tố Như trong ―Độc Tiểu Thanh
kí‖, đồng thời cũng khẳng định ý nghĩa đặc biệt của tiếng nói tri âm trong văn
chương.
- Trước hết ―Độc Tiểu Thanh kí‖ là tiếng nói tri âm của
một cá nhân dành cho một cá nhân, một lòng đau đi tìm một hồn đau, cất lên
trong một không gian đa chiều của tiếng khóc – tiếng khóc là biểu tượng cho sự
đồng cảm sâu sắc giữa hai con người khác thời đại và dân tộc. Có một khoảng
không gian và thời gian diệu vợi, hun hút, ngăn cách hai người nhưng chính văn
chương đã xoá nhoà biên giới địa lí, biên giới lịch sử để họ tìm đến với
nhau.
- Khóc cho Tiểu Thanh, Nguyễn Du đã khóc cho người,
khóc cho một thiên tài kì nữ.
- Nguyễn Du coi mình là người cùng hội cùng thuyền với
người xưa, khóc cho Tiểu Thanh để rồi khóc cho chính mình.
- Bài ―Độc Tiểu Thanh kí‖ của Tố Như viết theo thể
đường luật cô đúc, hàm súc nhưng phảng phất giọng điệu bi phẫn do rất nhiều
thanh trắc, gợi cảm giác trĩu nặng, ngưng đọng.
b.
Tiếng nói tri âm trong Kính Gửi cụ Nguyễn Du của Tố Hữu
- Nếu “Độc Tiểu Thanh kí” là tiếng nói tri âm của
một cá nhân dành cho một cá nhân, sự đồng cảm sâu sắc giữa hai người khác thời
đại và dân tộc, thì “Kính gửi cụ Nguyễn Du” là tiếng lòng tri âm của những con
ngưòi cùng nguồn cội, cùng dân tộc. Hai trăm năm sau Nguyễn Du , Tố Hữu
đứng trên đỉnh cao của thời đại, của dân tộc hướng về quá khứ cha ông với niềm
xót xa, thương cảm. Biết bao nhà thơ khác đồng cảm với Nguyễn Du nhưng ở Tố
Hữu, sự đồng cảm ấy thật sâu sắc, mênh mông.
- Nếu như Nguyễn Du chủ yếu tri âm với cuộc đời Tiểu
Thanh thì Tố Hữu còn tri âm với cả thế giới nhân vật của tác phẩm Nguyễn Du. Tố
Hữu không chỉ thương
Nguyễn Du mà còn thương nhân vật mà Nguyễn Du thương.
- Không chỉ hiểu bi kịch của Nguyễn Du, Tố Hữu còn chia
sẻ, cảm thông với bi kịch tình đời của thi hào. Tố Hữu không chỉ tri âm với tư
cách là một người nghệ sĩ với một người nghệ sĩ mà còn tri âm trên tinh thần
trân trọng truyền thống, di sản của cha ông. Hiện thực thời đại mới cho phép
tác giả đánh giá đầy đủ, sâu rộng và chính xác hơn sự nghiệp sáng tác của một
thiên tài. Như vậy, vấn đề tri âm còn là vấn đề thời đại với thời đại, lịch sử
với lịch sử.
- Tấm lòng tri âm của Tố Hữu với Nguyễn Du không chỉ là
sự đồng cảm, sẻ chia mà còn là sự trân trọng, biết ơn, lòng cảm phục,
ca ngợi. ("Tiếng thơ ai động đất trời ... Tiếng thương như
tiếng mẹ ru tháng ngày"). Tố Hữu đánh giá rất cao giá trị sáng tác
Nguyễn Du, đặc biệt nhà thơ đã khẳng định sự trường tồn bất diệt của tác phẩm
"Truyện Kiều" trong lịch sử văn học dân tộc.
- Không chỉ thấu hiểu, sẽ chia với cuộc đời, ngợi ca
thơ Nguyễn Du, Tố Hữu còn tìm cách lý giải nỗi đau của Nguyễn Du. Ông cho rằng
nỗi đau ấy không phải do trời mà chính là do xã hội vạn ác thời nguyễn Du gây
nên:
- Tố Hữu sử dụng thành công thể lục bát nhẹ nhàng, đằm
thắm, trang trọng; hình thức tập Kiều, lẩy Kiều để chuyển tải giọng điệu lạc
quan, hào hứng say mê.
c.
Tiếng nói tri âm trong Đàn ghi ta của Lor –ca (Thanh Thảo)
- Thanh Thảo từng tâm sự rằng, ông rất ngưỡng mộ
Lor-ca, rằng cuộc đời và sáng tác của người nghệ sĩ tài năng này đã gây cho ông
nhiều xúc cảm và ấn tượng.
Bài thơ “Đàn ghita của Lor-ca” bày tỏ tấm
lòng tri âm, ngưỡng vọng sâu sắc của Than Thảo tới Lor-ca.
- Thanh Thảo tri âm sâu sắc với nguyện ước của
Lor-ca: “khi tôi chết hãy chon tôi với cây đàn ‖. Khát
vọng đó thể hiện một tình yêu Tổ quốc nồng nàn và cũng là tình yêu nghệ thuật
say đắm của Lor-ca.
- Thanh Thảo đã thấu hiểu và ngưỡng vọng sâu sắc chân
dung và bản lĩnh người - thơ của Lor-ca. Một chiến sĩ yêu tự do và cái đẹp. Một
nghệ sĩ du ca lãng tử, hào hoa có tâm hồn phóng khoáng, khao khát cách tân nghệ
thuật, khao khát chế độ dân chủ song Lor ca rất cô đơn.
- Thanh Thảo bày tỏ nỗi bi phẫn trước cái chết oan
khuất của Lor ca. Dưới bút thơ tài hoa của ông, tiếng đàn ghita đã
vỡ ra thành hình, thành sắc để phục sinh cái chết oan khuất của người nghệ sĩ
thiên tài .
- Với tấc lòng xót thương và suy tư về cuộc giã từ của
Lor-ca, Thanh Thảo khẳng đinh: Lor-ca là một tâm hồn bất diệt, một nghệ sĩ chân
chính. Nhân cách và tài năng nghệ thuật của ông sẽ sống mãi với muôn đời. Nhà
thơ cũng gửi tới người đọc một thông điệp đầy tiến bộ: cái đẹp của nhân cách
con người, cái đẹp của sự sáng tạo nghệ thuật chân chính sẽ có sức sống bất
diệt. Đây cũng là con đường mà Thanh Thảo hằng theo đuổi.
- Với thơ tự do mang phong cách tượng trưng - siêu
thực, sáng tạo hình ảnh thơ theo lối lạ hoá, tài hoa, xoá bỏ những liên từ
trong thơ, bài thơ không dấu câu, khụng viết hoa đầu mỗi dòng thơ tạo nên cấu
trú ngữ pháp độc đáo, nhịp bất thường, những từ mô phỏng âm thanh của các nốt
ghi-ta ( li-la) được ―cấy‖ vào bài thơ một cách tự nhiên… tất cả làm nên một
kiệt tác.
3.
Đánh giá
- Nhà văn sáng tạo không chỉ vì độc giả của hiện tại mà
nhà văn thiên tài còn phải đáp ứng được những yêu cầu của mọi thời đại, mọi thế
hệ. Nhà văn muốn tạo ra sự đồng cảm, tri âm với độc giả thì tác phầm của họ
phải nói được những vấn đề bức xúc của thời đại, con người, những vấn đề mang
tầm phổ quát; để rồi qua tác phẩm, người đọc không chỉ hiểu tác phẩm, hiểu nhà
văn, mà còn hiểu thời đại nhà văn đang sống. Rộng hơn, độc giả còn so sánh được
thời đại nhà văn sống và thời đại hiện tại của chính mình. Thời đại nào cũng
thế, những khao khát tri âm luôn là mong ước cháy bỏng, mãnh liệt của con
người.
- Muốn vậy, nhà văn cần phải có một cái Tài, cái Tâm
cao cả. Người nghệ sĩ luôn cần một tấm lòng sống và yêu hết mình với cuộc đời,
con người. Và người đọc hãy sống hết mình với tác phẩm để hiểu được thông điệp
thẩm mĩ của tác giả, để chia sẻ, cảm thông với tác giả và trở thành người ―đồng
sáng tạo‖ với nhà thơ, nhà văn.
- Trong văn học nghệ thuật, tìm được kẻ tri âm không phải
là dễ. Liệu Bá Nha có được mấy Chung Tử Kì? Thánh thơ Đỗ Phủ mà cũng phải trăn
trở: “Bác niên ca tự khổ - Vị kiến hữu tri âm” (Cả đời nói lên
nỗi khổ của mình – Chưa từng thấy tri âm). Như vậy tiếng nói tri âm giữa người
đọc và người viết là điều văn học dân tộc nào, thời đại nào cũng hướng tới.
Chẳng vậy mà nhà văn Bùi Hiển cho rằng : ―Ở nước nào cũng thế thôi, sự cảm
thông sẻ chia giữa người đọc và người viết là trên hết‖.
III. HỆ THỐNG ĐỀ ÔN LUYỆN VỀ NHÀ
Đề 1:
Phải chăng, khi đọc một văn bản văn học, người đọc đã thực hiện
một quá trình kép: vừa sáng tạo ra tác phẩm vừa kiến tạo nên con người mình?
Đề 2:
Nhà văn Bùi Hiển đã phát biểu khẳng định ý nghĩa đặc biệt của
tiếng nói tri âm trong văn chương: Ở nước nào cũng thế thôi, sự cảm
thông sẻ chia giữa người đọc và người viết là trên hết. (Báo văn nghệ
số ra ngày 10-2-2001)
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích bài
thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du và Đàn ghi ta của
Lor – ca của Thanh Thảo để làm rõ tiếng nói tri âm ở mỗi bài.
Đề 3:
Bằng tri thức và trải nghiệm văn học của mình, bạn hãy bình luận ý
kiến sau của M.Gorki: Người tạo nên tác phẩm là tác giả nhưng người
quyết định số phận của tác phẩm lại là độc giả.
Đề 4:
Bình luận ý kiến sau của Hoàng Đức Lương:
Đến như văn thơ, thì lại là sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vị
ngon ngoài cả vị ngon, không thể đem mắt tầm thường mà xem, miệng tầm thường mà
nếm được.
Đề 5:
Bình luận ý kiến của Hoàng Đức Lương
Đối với thơ văn, cổ nhân ví như khoái chá, ví như gấm
vóc; khoái chá là vị rất ngon trên đời, gấm vóc là màu rất đẹp trên đời, phàm
người có miệng, có mắt, ai cũng quý trọng mà không vứt bỏ khinh thường.
Bằng tri thức và trải nghiệm văn học của mình, bạn hãy bình luận ý
kiến trên.
Đề 6:
Lưu Hiệp xưa đã nhận thấy: Người khẳng khái nghe điệu hiên
ngang mà gõ nhịp, người kín đáo thấy văn hàm súc liền đi theo, kẻ sáng ý thấy
văn đẹp thì động lòng, kẻ chuộng lạ thấy chuyện khác thường thì mê đắm.
Bằng tri thức và trải nghiệm văn học của mình, bạn hãy bình luận ý
kiến trên.
Đề 7:
Potevnia cho rằng: Chúng ta có thể hiểu được
tác phẩm thi ca chừng nào chúng ta tham gia vào việc sáng tạo ra nó.
Bằng tri thức và trải nghiệm văn học của mình, bạn hãy bình luận ý
kiến trên.
Đề 8:
Lưu Quý Kì đã viết: Nhà thơ gói tâm tình của mình trong
thơ. Người đọc mở ra bỗng thấy tâm tình của chính mình.
Bằng tri thức và trải nghiệm văn học của mình, bạn hãy bình luận ý
kiến trên.
Đề 9:
Suy nghĩ của anh/chị về tâm sự sau của nhà
thơ Xuân Diệu: Vâng, đáng lẽ làm xong tôi giữ lấy
Vui gì đâu
mà đưa đẩy dương tranh Nhưng cũng lạ! Mối tình đau
khổ ấy
Để riêng tây, như có chỗ không đành.
(Gửi hương)
Đề 10
Trong tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ Nguyễn
Đình Thi có viết:
Một bài thơ hay không bao giờ ta
đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật
đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc…
Qua một bài thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới, anh/chị hãy làm
sáng tỏ nhận định trên.
Đề 11
G. Lanson (1857 - 1934) trong Lời nói đầu cuốn Lịch
sử văn học Pháp có tên Văn học không phải là đối tượng của
nhận thức đã khẳng định: Văn học
không phải là đối tượng để nhận thức: đó là sự thực hành, sự thưởng thức. Người
ta không thể biết nó, không thể học nó, mà người ta thực hành nó, nuôi dưỡng và
yêu mến nó.
Hãy bình luận ý kiến trên.
Đề 12
Việc đọc cũng quan trọng như là việc viết. (K. Marx)
Bằng tri thức và trải nghiệm văn học của mình, bạn hãy bình luận ý
kiến trên.
Đề 13
Từ xưa đến nay, văn học
chân chính tồn tại là dựa vào tác lòng tri âm của người đọc.
Bằng tri thức và trải nghiệm văn học của mình, bạn hãy bình luận ý
kiến trên.
KẾT
LUẬN
Tái tạo lại hệ thống kiến thức lí luận về tiếp nhận và xây dựng hệ
thống đề và đáp án cho kiểu đề nghị luận bàn về tiếp nhận văn học áp dụng ôn
luyện cho học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ văn lớp 12 THPT là một vấn
đề có ý nghĩa thiết thực đối với công tác dạy học Ngữ văn nói chung và bồi
dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn nói riêng. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của
chúng tôi trong việc giúp học sinh ôn tập về mảng kiến thức tiếp nhận văn học.
Chuyên đề chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét