Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
BÔNG SÚNG VÀ SIÊU BÃO
(Thanh Thảo)
bông súng tím mọc lên từ nước
bão Haiyan mọc lên từ biển
bão Haiyan cho tôi kinh hoàng
bông súng tím cho tôi bình yên
rồi có thể người ta quên mà nhớ
trong siêu bão một bông súng nở
bông súng ấy màu tím
bão Haiyan màu gì?
(Báo Thanh niên Chủ nhật, 17/11/2013)
Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: Nêu ngắn gọn ý nghĩa tượng trưng của hai hình ảnh “bông súng” và “siêu bão” trong bài thơ trên? Việc sắp đặt hai hình ảnh “bông súng” và “siêu bão” như trong bài thơ có ý nghĩa gì?
Câu 3: Ý nghĩa của việc dùng câu hỏi cuối bài thơ?
Câu 4: Hãy rút ra thông điệp từ câu thơ “trong siêu bão một bông súng nở”.
- Làm văn:
Câu 1: (4,0 điểm)
Từ gợi ý của bài thơ trên và những trải nghiệm thực tế, anh/chị hãy viết một bài văn (khoảng 400 chữ) nói lên suy nghĩ của mình về chủ đề: Bình yên là hạnh phúc.
............................................
Yêu cầu cần đạt | Điểm | |||
I | Đọc – Hiểu: | 6,0 | ||
1 | Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm | 1,0 | ||
2 | – “Siêu báo” tượng trưng cho những tai ương, bất trắc; sự huỷ diệt.
– “Bông súng” tượng trưng cho cái đẹp, sự sống và bình yên.
– “Siêu báo” và “Bông súng” được sắp đặt thành cặp hình ảnh song song, đối xứng, đảo đối xuyên suốt dọc bài thơ và ở từng cặp câu thơ, có tác dụng:
+) Làm cho kết cấu bài thơ cân đối
+) Làm nổi bật ý tứ của bài thơ:
Cuộc sống phong phú, đa dạng, luôn tồn tại song hành và có sự chuyển hoá, diễn biến khó lường của bình yên và bão tố, cái đẹp và sự huỷ diệt, sự sống và cái chết…
Niềm tin tưởng mãnh liệt vào sự tốt đẹp của cuộc sống (trong siêu bão một bông súng nở)
| 2,0 | ||
3 | Ý nghĩa của việc dùng câu hỏi tu từ cuối bài thơ:
– Khắc sâu ý: Bão Haiyan hay là những bất trắc, tai ương … không có màu sắc, hình thù cụ thể nên rất khó lường.
– Diễn tả những băn khoăn, trăn trở của tác giả, đồng thời cảnh báo tai ương, bất trắc trong cuộc sống là khôn lường.
– Tạo ra cái kết mở, có tính đối thoại cho bài thơ.
| 1,0 | ||
4 | – HS rút ra thông điệp và lý giải một cách hợp lý. Ví dụ:
+) Sự sống nảy sinh từ cái chết.
+) Sống là dũng cảm đương đầu với những khó khăn, thử thách
| 2,0 | ||
II | Làm văn: | 14,0 | ||
1 | Từ gợi ý của bài thơ trên và những trải nghiệm thực tế, anh/chị hãy viết một bài văn (khoảng 400 chữ) nói lên suy nghĩ của mình về chủ đề: Bình yên là hạnh phúc. | 4,0 | ||
Yêu cầu:
– Học sinh biết viết thành một đoạn văn nghị luận bàn về chủ đề “Bình yên là hạnh phúc” với lập luận rõ ràng và ý tứ phong phú, hợp lí
– Có ý thức liên hệ với gợi ý của bài thơ ở phần đọc hiểu, kết hợp với những trải nghiệm cá nhân
– Không viết đúng thành đoạn văn trừ 0.5 điểm
– Chấp nhận những cách triển khai khác nhau miễn sao hợp lí. Sau đây là một gợi ý :
| 0,5 | |||
1 | – Giải thích : Bình yên là sự thanh bình, yên ấm, sự ổn định không tai ương bất trắc. Bình yên còn được hiểu như sự an nhiên tự tại của tâm hồn ngay trong bão tố (bông súng nở trong siêu bão) -> khi đồng nhất Bình yên là hạnh phúc là muốn nhấn mạnh vào ý nghĩa, giá trị to lớn của sự bình yên với hạnh phúc của con người. | 0,5 | ||
2 | – Lí giải:
+ Bình yên là cơ sở để làm nên hạnh phúc của mỗi chúng ta: mỗi người được sống với tâm hồn thanh thản, an nhiên với cuộc sống an lành, ổn định và phát triển …
+ Bình yên là thước đo hạnh phúc, là mục đích phấn đấu, là giá trị, là lợi thế, là sức hấp dẫn… của mỗi quốc gia, dân tộc. Khó có hạnh phúc nếu như cuộc sống cuộc sống, và tâm hồn của chúng ta thiếu sự bình yên
+ Bình yên cũng như hạnh phúc của con người đôi khi mong manh (bông súng trong siêu bão), để có sự bình yên – hạnh phúc đôi khi chúng ta phải sẵn sàng hi sinh
+ Phê phán những kẻ gây bất ổn, phá vỡ sự bình yên – hạnh phúc của người khác để trục lợi cá nhân. Ngược lại phê phán những kẻ tìm kiếm sự bình yên bằng một cuộc sống tẻ nhạt
|
0,75
0,75
0,5
0,5
| ||
3 | – Nhận thức, hành động: Bình yên là hạnh phúc nhưng không đồng nghĩa với an phận thủ thường, ngại va chạm. Cần trân trọng, bảo vệ bình yên như là một trong những hạnh phúc lớn nhất của con người; tích cực xây dựng một cuộc sống thanh bình bằng những việc làm cụ thể… | 0,5 |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét