Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2019

Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ, trái tim mới làm nên thi sĩ. DÀN Ý


ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI  TRƯỜNG
Môn : Ngữ văn - Lớp 12
Thời gian : 120 phút
 Câu 1: (4,0 điểm) :

                                                             ĐIỀU ĐẦU TIÊN
     Có lần, một sinh viên nói với nhà khoa học và triết học Blaise Pascal :
  - Nếu cháu được tài giỏi như chú, cháu sẽ trở thành một người tốt hơn !
Pascal trả lời :
  - Điều đầu tiên là cháu hãy trở thành một người tốt hơn, rồi cháu sẽ được tài giỏi như chú !
                                                                               (Theo “Hạt giống tâm hồn”)
      Hãy phát biểu suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề được đặt ra trong mẩu chuyện trên.
 
Câu 2: ( 6,0 điểm).
     Andre’ Chenien đã từng nói: “Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ, trái tim mới làm nên thi sĩ”.
     Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua một bài thơ trong chương trình Ngữ văn THPT.

- Hết-

                   ĐÁP ÁN  ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG
                                                                             
                                      Môn : Ngữ văn - Lớp 12  
Câu 1(4 điểm)
 - Giới thiệu vấn đề : quan hệ giữa đạo đức và tài năng của con người, dẫn dắt mẩu chuyện.
 - Giải thích :                                                                           
  + “Tài giỏi” là tài năng, là năng lực của con người, bao gồm cả năng lực nhận thức, trí tuệ và năng lực thực hành, vận dụng thực tiễn,giúp con người giải quyết tốt những nhiệm vụ đặt ra trong cuộc sống.
  + “ Người tốt” là con người có phẩm chất đạo đức, những tư tưởng và tình cảm tốt đẹp được thể hiện trong đời sống và các quan hệ xã hội.
 + Tài năng và phẩm chất đạo đức là hai mặt cơ bản của nhân cách con người. Thiếu một trong hai mặt đó, con người không thể hoàn thiện.
      -  Mẩu chuyện trên đó đặt ra mối quan hệ giữa tài năng và phẩm chất đạo đức của con người. Quan điểm của người sinh viên là nhấn mạnh yếu tố “tài giỏi”, xem đú là yếu tố tiên quyết. Quan điểm của Pascal cho rằng phẩm chất đạo đức  mới là yếu tố quan trọng, quyết định phẩm chất và năng lực của con người.
  - Bình luận:                                                                                    
    + Quan niệm của người sinh viên chưa thật đúng đắn vì “tài giỏi” chưa phải là điều kiện cần và đủ để “trở thành một người tốt hơn”. Thực tế có nhiều người có tài mà thiếu đạo đức, nhân cách, trở thành vô dụng... Dẫn chứng…
    + Quan điểm của Pascal là hoàn toàn đúng đắn bởi vì người có đạo đức nhân cách tốt, sống có lí tưởng,  khát vọng cao cả, có ý thức rèn luyện  thì sẽ trở thành người “tài giỏi”, thành đạt trong cuộc sống và sự nghiệp. Dẫn chứng…
-  Bài học: Ra sức rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống và lý tưởng để trở thành “người tốt hơn”, đồng thời nỗ lực học tập, nâng cao trình độ tri thức, kĩ năng để trở thành người “tài giỏi”.
Câu 2:(6 điểm)
1. Giải thích nội dung, ý nghĩa nhận định.
- “Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ”: nghệ thuật ở đây có thể hiểu là các yếu tố như biện pháp tu từ, hình thức ngôn ngữ, các phương tiện biểu đạt... tạo nên hình thức bên ngoài của câu thơ.
- “Trái tim mới làm nên thi sĩ: trái tim có thể hiểu là thế giới tâm hồn, tình cảm, tâm tư của nhà thơ gửi gắm trong những câu thơ. Chính điều này làm nên nội dung, quyết định thành công và sức sống lâu bền của tác phẩm.
- Ý nghĩa:
 + “ Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ”, một bài thơ hay phải hội tụ đủ hai yếu tố: trái tim của thi nhân và nghệ thuật. Chỉ có hình thức nghệ thuật mà không có trái tim của thi sĩ thì không thể thành thơ. Chỉ có trái tim mà không có nghệ thuật thì không thể có thơ hay được.
+ Nhà thơ khi sáng tác phải chú trọng vào việc điều hòa xúc cảm, phải viết bằng tiếng lòng chân thành mới tạo nên thành công cho tác phẩm, tác phẩm phải chứa đựng tình cảm của người nghệ sĩ...

 + Mối quan hệ giữa ngôn ngữ thơ và cảm xúc thơ như phần hồn và phần xác của cơ thể con người.Thơ hay là thơ có sự hài hòa giữa nội dung và hình thức.
- Đây là một quan niệm đúng đắn có sức thuyết phục.
2. Phân tích một bài thơ để làm sáng tỏ.
  - Học sinh tự lựa chọn một bài thơ trong chương trình Ngữ văn THPT để làm sáng tỏ nhận định.
  - Có thể tách thành hai ý: vẻ đẹp của ngôn ngữ trong bài thơ và vẻ đẹp của nội dung, cảm xúc trong thơ; hoặc làm nổi bật hai ý đó trong quá trình phân tích theo bố cục bài thơ.
  - Bằng cách nào cũng phải bám sát văn bản, khai thác vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ ( cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, các BPTT) và vẻ đẹp của nội dung cảm xúc( tình cảm, tâm trạng của chủ thể trữ tình). Từ đó khẳng định sức hấp dẫn và giá trị lâu bền của bài thơ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  ĐỀ: “Một vầng trăng in trong gương Vẫn là một vầng trăng. Vầng trăng qua lòng mắt người nghệ sĩ Có thể thành vô vàn nét đẹp.” (Theo Phạm T...