Thứ Hai, 23 tháng 12, 2019

BẾP LỬA

🌿 BẾP LỬA – VẺ ĐẸP LẶNG THẦM CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM

Đọc xong bài thơ, nhắm mắt lại tưởng tượng bạn sẽ hình dung thấy ngay hình ảnh bếp lửa hồng và dáng người bà lặng lẽ ngồi bên. Hình ảnh có tính song đôi này được hiện lên thật sống động, rõ ràng, như thể nét khắc nét chạm vậy. Khi viết bài thơ này, tác giả đang là sinh viên theo học ở nước ngoài. Không gian xa cách. Bên này nỗi nhớ thương là người bà và bên kia là cháu. Nỗi nhớ gọi về kỉ niệm. Trong vô vàn những kỉ niệm không đầu không cuối hiện về, có lẽ kỉ niệm ám ảnh nhất là hình dáng người bà và bếp lửa bà nhóm lên mỗi sớm mỗi chiều. Và cứ thế, như một thôi thúc tự nhiên, kỉ niệm và nỗi nhớ ấy bật lên thành các chữ: “Một bếp lửa…Một bếp lửa…Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. Mở đầu bài thơ, hình ảnh bếp lửa xuất hiện ngay lập tức và được điệp lặp lại. Và thế từ đây, hình ảnh bếp lửa với sức ấm và ánh sáng của nó quán xuyến, lan tỏa toàn bài. Tựa như bếp lửa, nỗi nhớ của cháu đối với bà cũng ấm nóng da diết, thấm thía trong từng câu chữ.

Đi ra từ nỗi nhớ, tất cả mọi ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu bị cuốn theo dòng hoài niệm. Một thời quá khứ được tái hiện lại trong tâm tưởng với những chi tiết rất mực cụ thể. Tác giả nâng niu từng mảnh kí ức hiện về. Bà, bếp lửa, tuôi thơ của cháu trong những năm nạn đói và trong những năm giặc giã. Bà, bếp lửa trong kí ức của chính bà. Và cuối cùng là bà, bếp lửa của thì hiện tại, của hôm nay. Trong mấy câu thơ mở đầu có một bếp lửa chập chờn mang màu cổ tích…

Khổ thơ thứ hai nhắc đến nạn đói năm bốn nhăm, trước ngày cả nước giành chính quyền, người chết đói thê thảm khắp nơi. Cái mùi khói, khói hun trong khổ thơ có sức gợi rất nhiều, nhắc người đọc nhớ đến cảnh hun khói xua đuổi mùi tử khí được miêu tả trong thiên truyện Vợ nhặt nổi tiếng của Kim Lân. Ông viết: “Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt”. Nhà thơ Bằng Việt chỉ với chi tiết rất tiêu biểu này đã gợi ra được một quá khứ tang thương, đầy những thảm cảnh gắn liền với những thân phận trong đó có người bà, người bố. Tình cảm của nhà thơ mang bao nỗi ngậm ngùi, xót xa.

Cũng có thể hình dung hình ảnh bếp lửa trong tâm tưởng nhà thơ tựa như những thước phim đang chạy, làm hiện lên những khung cảnh quá khứ đầy cảm động. Đây là hình ảnh người bà: “Tiếng tu hú kêu trên những cánh đồng xa…bà hay kể truyện những ngày ở Huế”. Đến đây, hình ảnh người bà và bếp lửa gắn liền với tiếng kêu khắc khoải của loài chim tu hú. Tiếng kêu của loài chim này trong truyền thống văn học của ta thường gợi nhắc đến những nhớ nhung, xa cách, trông ngóng mòn mỏi… Đó là những âm thanh mang một sắc điệu buồn. có thể bên bếp lửa, bà bỗng nhớ về những vui buồn thời con gái. Hình ảnh tiếng chim tu hú còn được nhắc lại ở cuối khổ tiếp theo. Phải nói rằng, sự có mặt của tiếng chim tu hú trong khổ thơ làm cho không gian kỉ niệm có chiều sâu. Nỗi nhớ của bà về quá khứ của mình, và nỗi nhớ của cháu về bà bỗng trở nên thăm thẳm, vời vợi. Câu thơ “Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa” như treo lên một nỗi khắc khoải khôn nguôi.

Khổ thơ tiếp theo với hình ảnh bà cháu và bếp lửa trong những năm giặc giã. Bố mẹ ở chiến khu. Lời người bà dặn cháu thật nôm na, nhưng chân thực và cảm động; “Bố ở chiến khu bố con việc bố/ Mày có viết thư chớ kể này kể nọ”. Gian khổ, thiếu thốn, nhớ nhung đều phải giấu đi cho người ở xa được yên lòng. Tấm lòng của người bà thương con thương cháu, ân cần, chu đáo xiết bao.

Nếu từ đây hắt trở lên là hình ảnh bếp lửa, thì những câu thơ cuối của khổ thơ này, đã chuyển đổi cách gọi thành ngọn lửa. Và như vậy, từ bếp lửa trong sự tả thực, cụ thể, đến đây đã trở thành ngọn lửa trong ý nghĩa tượng trung, khái quát. Bếp lửa với những ấm áp, tâm tình bình lặng của tình cảm gia đình, của tình bà cháu đã thành ngọn lửa của trái tim, của niềm tin và sức sống con người. Nhà thơ đã khái quát vẻ đẹp ngọn lửa là một vẻ đẹp “kì lạ và thiêng liêng”. Tình thương và lòng nhân ái bao la của con người mãi ấm nóng, bền bỉ tỏa sáng,trường tồn. Kết thúc bài thơ, hình ảnh người bà và ngọn lửa được kết lại trong một câu hỏi tu từ: “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”. Đó là một nỗi nhớ đau đáu, da diết, thường trực. Trong mọi trường hợp, người đàn bà dưới mái ấm gia đình thường gắn liền với những gì thường nhật, thân thiết nhất. Họ giữ cho nhịp sống của tổ ấm được duy trì. Họ là nơi cuối cùng để cho người ta có chỗ trở về sau những thăng trầm, thành bại ở đời. Trong dáng hình bình dị, thầm lặng khiêm nhường quá đỗi ấy, ẩn dấu một trái tim lớn đầy lòng nhân ái, khoan dung. Các câu thơ như những lán áng hắt ra từ ngọn lửa ấm nóng, gợi nhắc, thấm thía tâm can người đọc.

Nếu ai đã đọc Đaghexxtan của tôi của nhà văn Raxun Gamdatốp, hẳn còn nhớ trong một thiên tuyệt bút với nhan đề Cha và mẹ, lửa và nước có nói về người mẹ dân tộc Avar trong cuộc đời chỉ có ba việc diễn ra đều đặn, nhưng bao giờ cũng khoan thai, chậm rãi, cẩn trọng, tựa hồ như những gì cần thiết và quý giá nhất, đó là: đi lấy nước, đưa nôi và nhóm lửa. Toàn bộ ý nghĩa cuộc sống của người đàn bà này chỉ ở trong ba việc thường nhật mà trọng đại đó. Ba công việc ấy vừa cổ sơ, nguyên thủy vừa bền bỉ vĩnh hằng. Người đàn bà ấy đã sinh thành, nhen nhóm và duy trì sự sống. Thế thì người bà trong Bếp lửa đã nuôi con nuôi cháu, đã đi qua đói khát và giặc giã, đã cho con đi kháng chiến vì nước vì dân, đã âm thầm trụ lại nhà giữ mảnh đất truyền đời tổ tiên để lại, đã âm thầm chờ đợi và hi vọng… đó chẳng phải là biểu tượng về sự sống lớn lao và cao cả của con người đó sao? Bà là người phụ nữ Việt Nam, như ngọn lửa cháy sáng và ấm mãi!...

Nguồn: Văn Giá - Fanpage Thích Văn Học

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2019

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ CÂU CHUYỆN: Điều gì là quan trọng?


Điều gì là quan trọng?
Chuyện xảy ra tại một trường trung học.

Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vệt đen dài và đặt câu hỏi với học sinh:
              -Các em có thấy gì không? Cả phòng vang lên câu trả lời:
                  - Đó là một vệt đen.
Thầy giáo nhận xét:

-  Các em trả lời không sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư? Và thấy kết luận:

-  Có người thường chủ tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhất của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi phải đánh giá về một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng chú trọng vào vệt đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trăng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đỏ những điều có ích cho đời,

(Trích Quà tặng cuộc sống - Dẫn theo http://gacsach.com)
, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về lời khuyên của thầy giáo "Khi phải đánh giá về một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng chú trọng vào vệt đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trăng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đỏ những điều có ích cho đời,"


Giới thiệu vấn đề:

- Có một lời khuyên của thầy giáo nói với học sinh "Khi phải đánh giá về một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng chú trọng vào vệt đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trăng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đỏ những điều có ích cho đời."

- Khẳng định điều này là vô cùng đúng đắn. Bàn luận vấn đề:

Giải thích từ cách nhìn: cách nhìn là sự quan sát, đánh giá, quan niệm của mỗi người về hiện tượng, sự vật, con người, cuộc sống…

- “Vệt đen”: những lỗi lầm những điều chưa tốt, chưa hoàn hảo ở một con người

- “Tờ giấy trắng” những điều tốt, những khoảng trống trong tâm hồn một người có thể tạo dựng vun đắp để tạo nên những điều tốt đẹp

=> Ý kiến của thầy giáo là một lời khuyên vô cùng đúng đắn: Khi đánh giá một con người không nên quá chú ý vào những sai lầm thiếu sót mà cần biết trân trọng những điều tốt đẹp, biết nhìn thấy trong tâm hồn mỗi người đều có những khoảng trống để từ đó có thể tạo dựng, vun đắp, hoàn thiện nhân cách.

Bình luận về ý nghĩa gợi ra từ câu chuyện:

+ Cuộc sống muôn hình vạn trạng , cùng một sự việc xảy ra, cùng một vấn đề nhưng mỗi người lại có cách đánh giá khác nhau, phụ thuộc vào cách nhìn nhận chủ quan của bản thân.

+ Trong cuộc sống có những cách đánh giá, nhìn nhận vấn đề đánh mất cơ hội, sự tự tin, lạc quan của con người. Cách nhìn này kìm hãm sự nỗ lực hành động vươn lên của con người. Nhưng trong cuộc sống cũng có những cách đánh giá, nhìn nhận vấn đề tạo cơ hội, niềm tin, lạc quan của con người. Đó là cách nhìn tạo động lực giúp con người nỗ lực hành động để tạo ra những thành quả có ý nghĩa cho bản thân và xã hội.

+ Để có được cách nhìn đúng đắn, tích cực con người cần có sự tinh nhạy, sắc bén, sâu sắc khi quan sát và suy xét thấu đáo vấn đề trước khi đưa ra kết luận. Và quan trọng hơn là phải có niềm tin đối với đối tượng được nhìn nhận, đánh giá.

+                        Phản đề: Phê phán những người có cái nhìn hời hợt, có cách đánh giá chủ quan theo cảm tính. Phê phán cái nhìn bi quan, thiếu tự tin,…

Liên hệ và rút ra bài học:

+                        Cuộc sống vốn muôn màu, muôn sắc nên khi nhìn nhận vấn đề không được vội vàng, hấp tấp chỉ nhìn hời hợt bên ngoài hiện tượng mà phải suy nghĩ kĩ lưỡng trước khi đưa ra kết luận. Và phải có trách nhiệm trước sự đánh giá của bản thân.


+                        Cần có cách nhìn lạc quan để phát hiện mặt tốt, mặt tích cực của sự vật, hiện tượng, con người…. Từ đó luôn biết vượt qua những khó khăn, thử thách để tạo cơ hội hướng tới mục đích cao cả. 

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2019

CÁCH HƯỚNG DẪN HỌC SINH NHẬN DIỆN TỪ LÁY


C¸ch h­Ưíng dÉn häc sinh nhËn diÖn tõ l¸y

1. C¸c kiÓu tõ l¸y:
* Cã 4 kiÓu l¸y: L¸y tiÕng; l¸y ©m; l¸y vÇn; l¸y c¶ ©m lÉn vÇn.
* Tõ l¸y ®Æc biÖt: VD: ãng ¸nh, Êm ¸p, Ý íi … (v× cïng v¾ng khuyÕt phô ©m ®Çu).
* Tõ l¸y ©m (cã c¸ch ghi phô ©m b»ng nhiÒu con ch÷ kh¸c nhau).
VD: cuèng quýt, cËp kªnh, cång kÒnh, cò kü …

2. C¸c d¹ng tõ l¸y:
* Cã 3 d¹ng: l¸y ®«i; l¸y ba vµ l¸y t­.

3. NghÜa cö tõ l¸y:

3.1- Tõ l¸y diÔn t¶ sù gi¶m nhÑ cña tÝnh chÊt so víi nghÜa cña tõ hay tiÕng gèc.
- VD: ®o ®á, tim tÝm, nhµn nh¹t …
3.2- Tõ l¸y diÔn t¶ sù t¨ng lªn, m¹nh h¬n cña tÝnh chÊt so víi nghÜa cña tõ hay tiÕng gèc.
- VD: ®en ®ñi, s¹ch sµnh sanh, vµng vät …
3.3- Tõ l¸y diÔn t¶ sù lÆp ®i lÆp l¹i cña c¸c ®éng t¸c.
- VD: gËt gËt, vÉy vÉy, c­êi c­êi …
3.4- Tõ l¸y diÔn t¶ th¸i ®é, t×nh c¶m sù ®¸nh gi¸ cña ng­êi nãi.
                        - VD: xanh xao, ng­êi ngîm, th× thµ th× thÇm …
3.5- Tõ l¸y mang nghÜa kh¸i qu¸t.
                        - VD: chim chãc, chïa chiÒn, m¸y mãc, b¹n bÌ …

4. Ph©n biÖt gi÷a tõ l¸y vµ tõ ghÐp

* B­íc 1: Ph©n biÖt dùa vµo dÊu hiÖu h×nh thøc cña tõ l¸y.
* B­íc 2: Ph©n biÖt dùa vµo nghÜa cña c¸c tiÕng trong tõ ®Ó x¸c ®Þnh.





* Th«ng qua thùc hµnh c¸c bµi tËp sau

Bµi tËp 1:
        XÕp c¸c tõ sau vµo 2 nhãm tõ l¸y vµ tõ ghÐp.
   - §i ®øng, tr¾ng trÎo, non n­íc, th¬m tho, nhá nh¾n, t­¬i tèt, bu«n b¸n …
Tr¶ lêi:
+ Tõ ghÐp: ®i ®øng, non n­íc, t­¬i tèt, bu«n b¸n (v× c¸c tiÕng trong tõ ®Òu cã nghÜa, quan hÖ gi÷a 2 tiÕng trong tõ lµ quan hÖ vÒ nghÜa).
+ Tõ l¸y: tr¾ng trÎo, th¬m tho, nhá nh¾n (v× trong c¸c tõ nµy ta ®Òu x¸c ®Þnh ®­îc tõ hoÆc tiÕng gèc).

Bµi tËp 2:
C¸c tæ hîp sau ®©y cã ph¶i lµ tõ l¸y kh«ng?
   - §­êng ®i, ®Õn ®­îc, t«i v«i, häc ®äc, s¸ng sím …

Tr¶ lêi:
        + C¸c tæ hîp nµy kh«ng ph¶i lµ tõ l¸y mµ lµ sù kÕt hîp cña 2 tõ ®¬n, 2 tõ ®¬n nµy ngÉu nhiªn cã ®iÓm gièng nhau vÒ h×nh thøc ©m thanh.

Bµi tËp 3:
        C¸c tõ sau lµ tõ l¸y hay tõ ghÐp ? v× sao ?
   - Long lanh, nhÝ nh¶nh, Ý íi, b©ng khu©ng, ®ñng ®Ønh, lÕch thÕch ...

Tr¶ lêi:
        C¸c tõ nµy, ®Òu lµ tõ l¸y v× cã t¸c dông gîi t¶ (®©y lµ nh÷ng tõ l¸y khã x¸c ®Þnh tõ gèc).

Bµi tËp 4:
        T×m c¸c tõ l¸y lµ ®éng tõ, tÝnh tõ, danh tõ, mçi lo¹i h·y t×m Ýt nhÊt 3 tõ.
Tr¶ lêi:
* VD:
- DT: Ai ai, cµo cµo, ba ba …  
- §T: An ñi, b«i b¸c, chÊm chót …  
- TT: Mªnh m«ng, xanh xao, b¸t ng¸t …

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2019

Những lá thư tay

🌿Những lá thư tay - chứng nhân tình yêu của một thời quá khứ

#chiechopthoigian
#baiviethocsinh_blogchuyenvan

🌿🌿🌿

Trong dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, con người ta đang mải miết kiếm tìm những giá trị vật chất cho tương lai. Thế giới ngày càng hiện đại và được phủ lấp dần bởi các thiết bị công nghệ. Chính vì thế thứ tôi lựa chọn cho vào trong “Chiếc hộp thời gian” là một món đồ từng rất thông dụng trong quá khứ. Không phải một cánh diều hay một chiếc radio cũ kĩ, thứ tôi chọn là một lá thư tay bởi những giá trị tinh thần mà nó mang đến- hoài niệm và tình yêu.

 Thư- một phương tiện truyền thông đang được đa dạng và hiện đại hóa thành những lá thư điện tử. Nhưng một bức thư tay được trau chuốt từng con chữ mới là điều đáng trân quý. Chính sự cũ kĩ của trang thư úa vàng mới làm ta hồi tưởng khôn nguôi về quá khứ; mới khiến ta cảm nhận được nhịp đập nóng hổi của trái tim người viết. Và thứ tình yêu tôi muốn nhắc đến không chỉ dừng lại ở hạnh phúc lứa đôi mà còn là tình cảm căng tràn với cuộc sống, quê hương. Kết lại, điều mà tôi muốn thế hệ mai sau nhắc đến là lá thư tay- cái phương tiện truyền thông mang hơi thở của quá khứ và chất chứa những tình yêu nồng nàn. Đó cũng là lí do tôi chọn lá thư là vật đặc trưng cho thế hệ của chúng tôi và cả những thế hệ xưa cũ hơn nữa.

 Thư- có khi chỉ là một tờ giấy chiếc, đôi lúc lại được gấp kĩ lưỡng trong một phong bì đẹp đẽ. Nhưng dù ở trong dạng hình thức nào thì những lời thăm hỏi thân thương và tình cảm được cất vào lá thư vẫn vẹn nguyên giá trị ban đầu của nó. Có người viết thư thật ngắn, chỉ đôi ba dòng. Lại có người viết thật dài như có điều gì mãi chưa nói hết. Song, thư vẫn là thư, là nét bút tỉ mỉ của người gửi.

 Thư và tình yêu chất chứa- nguyên do đầu tiên và cũng là điều mà tôi muốn nhắc mãi. Sở dĩ tôi nói về tình yêu chính vì những lá thư của thế hệ đi trước đã và đang đem đến cho tôi những xúc cảm mà chính tôi cũng không ngờ đến. Trở về cái thời mà khoa học còn chưa phát triển, khoảng vài chục năm trước thôi, thư tay là cách duy nhất để những người con xa xứ liên lạc với quê hương; để những con người ở xa trao cho nhau thứ tình yêu ấm nóng. Tình yêu ấy là giá trị tinh thần bất biến, không thể tìm thấy ở bất kì ứng dụng tin nhắn hiện đại nào. Các tác động mà giá trị kia đem lại gây cho ta niềm tin về tình yêu thật sự, khiến cuộc sống được phủ đầy bởi hơi thở của trái tim. Thứ tình cảm nồng nàn, mới mẻ được thể hiện trong cái phương tiện truyền thông cũ kĩ-lá thư tay. Thế giới đã tạm biệt thế kỉ XX nhưng tình yêu tươi đẹp của nhà biên kịch, nhà thơ, nhà văn tài hoa Lưu Quang Vũ và nhà thơ Xuân Quỳnh vẫn khiến người ta xao xuyến. Chỉ quẩn quanh về các vấn đề thường ngày, lá thư tay của họ lại khiến người ta ao ước về tình yêu bình dị ấy.  “Về với phố Huế chật hẹp, với nhà trẻ nơi ta đón Mí, với quán cà phê Nguyễn Công Trứ, nơi ta uống cà phê 2 hào buổi sáng với những gã giáo viên còm, những người công nhân lam lũ và những tay thợ làm đạo cụ sân khấu, về với những con đường chúng ta vẫn đi, những công việc, với cái thành phố nghèo, nơi người ta sống rất khổ mà vẫn luôn tìm cách để sống cho thanh thản trong nỗi khổ ấy, sống thanh thản và yên tĩnh.” Mật ngọt được rót đầy qua từng câu chữ. Vị ngọt không gắt, không ngấy mà là ngọt thanh. Tất cả điều ấy được ẩn sâu trong căn nhà nhỏ chật hẹp ở Hà Nội. Không phải một cuộc sống xa hoa, sung sướng, điều mà Lưu Quang Vũ mong cầu chỉ là tình yêu giản dị bên người vợ thân yêu và đứa con nhỏ. Hay lời cuối thư: “Hôn em rất lâu”, “Hôn em nhiều nhiều” của ông lại khiến tim ta khẽ rung động bởi sự chân thành và nồng nàn ấy. Ta như được nhớ, được thương và được yêu, cùng trải qua những cung bậc cảm xúc trong bức thư tay của Lưu Quang Vũ gửi cho vợ mình, khi ấy, ta mang khao khát được yêu; cuộc sống được tình yêu bao phủ. Và chỉ khi con người được lớn lên trong môi trường thấm đẫm yêu thương như thế thì mới có thể phát triển tốt cả về tình cảm lẫn năng lực bản thân. Lúc này đây, thế giới mới ngập tràn sự hòa ái, gắn kết giữa con người với con người. Tất cả những điều trên đã làm nên giá trị của thư tay- sự đẹp đẽ vĩnh hằng của tình cảm.

 Thư và giá trị bất biến không thể thay thế. Thư tay tuy đã nhuốm màu của thời gian nhưng lại mang giá trị nhân văn của quá khứ, ta hiểu được giá trị của thư thì mới biết về nét đẹp của những điều giản đơn thời công nghệ còn chưa phát triển. Duy trì vẻ đẹp ấy đã tạo nên nét đẹp cộng đồng- nghĩa và tình. Đồng thời cũng là nhắc nhớ các thế hệ tương lai về quá khứ đã qua. Chính vì vậy, dù vô số các ứng dụng nhắn tin nhanh, hiện đại như Messenger, Zalo, Viber,… ra đời vẫn không thể xóa nhòa dấu vết của những cánh thư tay. Ý thức được điều ấy, cuộc thi “Viết thư  UPU” đã được tổ chức vào năm 1972. Đây là cơ hội để những bạn trẻ được trải nghiệm cảm giác tuyệt vời và mãnh liệt khi viết thư tay. Minh chứng cho sự thu hút của việc làm này với các bạn trẻ là cuộc thi đã được tổ chức bốn mươi tám lần với số lượng người dự thi đông đảo. Phải chăng nét đẹp văn hóa xưa cũ đã được đề cao trong cuộc thi này? Và tôi nghĩ đây cũng là một lí do đáng nhắc đến khiến ta tiếp tục duy trì việc viết những lá thư tay.

Đối với bản thân, việc thi thoảng viết một lá thư tay cũng là cách mài dũa văn chương của chính mình. Nhưng đề cao giá trị thư tay không đồng nghĩa với việc bài trừ các thiết bị hiện đại mà chỉ là đôi lúc nhớ về những cánh thư kia. Thư tay hay thư điện tử đều có giá trị và vè đẹp riêng đáng được trân trọng.

 Tuy nhiên, có những bạn trẻ cứ mãi hướng về những điều hiện đại, mới mẻ mà bỏ quên lá thư tay vào một góc của kí ức. Thứ họ để quên không chỉ là một mảnh giấy mà còn là cả một bầu trời giá trị của quá khứ. Thay đổi cách nhìn nhận, dung hòa cả ngày xưa và hôm nay là một việc mà không chỉ tôi hay bạn mà tất cả chúng ta cần làm. Nếu không, chúng ta sẽ bỏ lỡ những kỉ niệm vô cùng ý nghĩa mà trước kia ông bà ta từng trải qua.

 Thư- điều mà tôi luôn trân quý. Đôi lúc tôi dành thời gian viết một lá thư cho chính mình hay cho mọi người để tỏ lòng mình. Tôi nghĩ giá trị của thư không chỉ dừng lại ở phạm vi người nhận và người gửi mà còn rộng hơn thế nữa.

 Cuộc sống vẫn đang vận động và đổi mới không ngừng. Dẫu tương lai có hiện đại và tiện lợi đến đâu thì những điều thuộc về quá khứ vẫn đáng được nhắc đến- đặc biệt là thư. Thư tay dù đã phủ bụi của thời gian nhưng ánh sáng nhân văn đẹp đẽ kia vẫn không thể lu mờ. Thư không chỉ là những trang giấy, nét mực mà còn là những tình cảm quý giá, những trải nghiệm mang hơi thở của quá khứ. Không chỉ hôm nay mà còn là ngày mai, lá thư tay đã “úa vàng” vẫn nên cần được hiện hữu và trân trọng!

Nguyễn Ngọc Linh Chi, 10.4, trường Trung học Thực hành ĐHSP( 2019-2020)

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2019

CHIẾC HỘP PANDORA

Hộp Pandora

"Năm Thượng đế chúng ta, 2019

Chào người đến từ tương lai. Tôi rất vui vì bạn đã tìm được chiếc hộp này, sau hàng năm trời, hàng thập kỷ, hoặc thậm chí là thế kỷ ngủ vùi dưới nền đất lạnh lẽo này. Trong chiếc hộp này, bạn có thể tìm được một vài thứ mà chúng tôi coi là quan trọng, và mong muốn các bạn hiểu về giai đoạn chúng tôi đang ở.

Đây chỉ là một trong hàng ngàn những Hộp Thời Gian, một sáng kiến được tạo ra để cho những lưu phẩm ngủ sâu dưới lòng đất, và hy vọng một ngày nào đó sẽ được người khác tìm thấy. Những hộp khác nói về những thứ đẹp đẽ, những tinh hoa của khoa học kỹ thuật, những vần thơ, những thứ ngọt ngào như rượu hay mật ong, hay phơi bày những rác bẩn, những nhựa và nilon. Nhưng tôi sẽ cho bạn thấy một thứ mà tôi nghĩ là đại diện cho cả hai giá trị thiện và ác của loài người. Tôi khuyên bạn nên mặc áo bảo hộ vào, vì thứ có thể nguy hiểm tới bạn. Có một khóa an toàn nên khi đã chắc chắn, hãy nhập mật mã chúng tôi để sau đây:

BRAVE_NEW_WORLD

Sau khi bạn nhập mã, chiếc hộp sẽ mở ra, bên trong chứa một hộp chì đúng không. Chắc bạn đã để ý khối trụ trong hộp chì đó phát sáng lên. Đây là một khối Uranium, đồng vị 235, còn gọi là Uranium-235. Theo tôi, thì đây là vật thể vừa có thể đại diện cho cả tính thiện và ác của loài người. Hãy nói về tính "ác" trước nhé.

1945, 1962,...

Tại sao lại là các cột mốc này? 1945 là năm vũ khí hạt nhân được sử dụng đầu tiên ở Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản bởi Hoa Kỳ, và được coi là sự kiện kết thúc Thế Chiến II. 1962 là năm Khủng Hoảng Tên Lửa Cuba diễn ra, được xem như "bờ vực trước thảm họa hạt nhân" bởi cựu Bộ Trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert McNamara. Bạn thấy đó, chỉ với một nút bấm, và với một thứ chất phóng xạ bí hiểm nào đó, con người có khả năng hủy diệt chính hành tinh mình đang ở. Vũ khí hạt nhân đã cho chúng tôi thấy sức mạnh kinh hoàng của khoa học, khi đầu óc con người được đẩy tới giới hạn là như thế nào. Có thể bạn suy nghĩ "Thứ này thật tồi tệ, thứ này thật đáng để bị phê bình, bị loại bỏ mãi mãi". Đúng, bạn có lý chứ không sai, nhưng tôi lại có cách nhìn khác về chuyện này. Vũ khí hạt nhân là tác nhân để Hoa Kỳ và Liên Xô có cuộc Chiến Tranh Lạnh, một thời hoàng kim của khoa học kỹ thuật, với Gagarin ra vũ trụ, với Sputnik lên không gian, với Armstrong và Aldrin đáp lên Cung trăng, với những vi xử lý mà tôi vẫn sử dụng trên chiếc máy tính soạn nên văn bản này. Nó là thời hoàng kim của âm nhạc, với Rock n' Roll, với Sinatra và với Louis Armstrong thổi saxophone mượt mà. Nó là khi phong trào Nhân quyền Hoa Kỳ và phong trào Tự Do ở khối phía Đông được lên đỉnh điểm. Nói tóm lại, tôi nghĩ rằng có một chút "thiện" trong "ác", có một chút "dương" trong "âm". Tôi không thích bom hạt nhân và tên lửa chút nào, nhưng tôi phải công nhận nó đã kích thích và giúp chúng ta có những bước tiến thế nào trong mọi mặt.

1986, 2011,...

Đây là hai năm tôi coi là "dấu mốc" của ngành hạt nhân. 1986 là năm Thảm họa Chernobyl diễn ra ở Ukraine, lúc đó vẫn thuộc Liên Xô. 2011 là Thảm họa Fukushima ở Nhật Bản, sau vụ động đất và sóng thần diễn ra ở đây. Cả hai đều có một điểm chung là lò phản ứng hạt nhân bị hư hại và đều gây ra những hệ quả khôn lường. Đối với Chernobyl, người dân bị hệ lụy vì phơi nhiễm phóng xạ và lan ra khắp lục địa Âu Châu. Đối với Fukushima, đây là sự kiện chấn động Nhật Bản và khắp thế giới, cùng với việc phải kiểm tra và rà soát khắp khu vực này, một trong những vựa lúa gạo ở quốc gia này. Điện hạt nhân được sinh ra là một phát kiến vĩ đại của loài người, sử dụng nguồn nhiệt tỏa ra từ khối Uranium kia để đun hơi nước và chạy tua bin tạo điện cho hàng ngàn hộ gia đình. Nó bắt nguồn từ mong muốn giải trừ tiếng xấu của người anh em chết chóc tôi nói ở trên là bom và tên lửa, bằng cách cống hiến cho đời sống và sản xuất của người dân. Về cơ bản, điện hạt nhân tốt hơn với môi trường hơn nhiệt điện, khi mà bạn phải đốt hàng tấn than trong vài năm để sản xuất ra lượng điện tương đương một khối phóng xạ nhỏ bé. Nhưng mà, cái "thiện" ở nơi này vẫn hiển hiện một cái tôi thấy chưa hoàn hảo, cái "ác". Chúng tôi không cẩn thận. Chúng tôi không hoàn hảo. Tôi rất chuộng điện hạt nhân, nhưng tôi phải công nhận nó gây hại cho thế hệ sau ra sao nếu lỡ một ngày điều gì bất trắc xảy ra.

Những hộp thời gian khác sẽ để rượu hay mật ong, hay sách vở, hay báo chí, hay những món đồ chơi và vật dụng chúng tôi dùng hàng ngày. Sách là ưu tiên hàng đầu của tôi khi đưa vào hộp này, vì sách là thứ giúp tôi có những suy nghĩ và viết những dòng này. Nhưng mà sách, sách là phù du, sách có thể bị phân rã theo thời gian. Và liệu hàng năm sau, các bạn còn sử dụng thứ ngôn ngữ mà Shakespeare hay Dickens dùng để viết những kinh điển của mình hay không? Rượu hay mật ong thì cũng ngon đó, rất thơm và ngọt, nhưng mà tôi nghĩ nó chỉ cho các bạn một trải nghiệm ẩm thực, và thế là xong, rất ít những gì đọng lại được. Những món đồ chơi hay những vật dụng bình thường cũng vậy, ý nghĩa của chúng thay đổi xoành xoạch qua các thế hệ. Nhưng tôi mong là khối Uranium-235 này, với chu kỳ bán rã là 703,800,000 năm, vẫn giữ được sức sống và ý nghĩa của mình sau hàng trăm, hàng trăm năm, như cách tôi nói với bạn từ nãy giờ.

Mong là, bạn sẽ có được cảm nhận gì đó từ khối Uranium nhiều câu chuyện này.

Kẻ đến từ quá khứ, chứng nhân của hiện tại, người chờ đợi tương lai.

12/12/19"

-Proprietas Archdukesium

*Bài viết của một bạn đọc Blog Chuyên Văn, mình thấy hay nên xin phép bạn chia sẻ về blog <3

#chiechopthoigian
#blogchuyenvan

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2019

BẠN CHỈ CẦN LƯƠNG THIỆN. TRỜI XANH SẼ TỰ CÓ AN BÀI

Khi bạn phát hiện thấy từng nhành cây, ngọn cỏ, từng bông hoa đều đang mỉm cười với bạn; khi bạn phát hiện ra rằng mọi chuyện đều hanh thông thuận lợi; khi bạn phát hiện ra những người xung quanh ngày càng yêu mến bạn, thì đó chính là tiếng vọng lại của thiện lương.

Khi bạn trao đi thiện lương, có thể bạn sẽ không nhận được sự báo đáp ngay lập tức; nhưng nhất định vào một thời điểm khác, trong một hoàn cảnh khác, Trời xanh đã tự có an bài…
---------------------------

Bạn chỉ cần lương thiện, Trời xanh sẽ tự có an bài

Minh Nguyệt ĐKN - Những gì bạn làm cho người khác cũng chính là làm cho bản thân mình. Cho yêu thương, bạn sẽ gặt hái yêu thương; trao hy vọng, bạn sẽ tăng thêm hy vọng. Vậy nên, nếu bạn muốn được yêu thương, thì trước tiên hãy yêu thương người khác, nếu bạn muốn người khác đối xử tốt với mình, trước tiên hãy đối xử tốt với họ.

Ngày xưa, có một người đàn ông nổi tiếng khắp xa gần vì đã dành cả cuộc đời làm việc thiện. Đến khi ông trăm tuổi lâm chung, con cháu đều quỳ trước ông mà khóc thương rằng: “Ông sắp rời xa chúng con rồi, vào phút cuối cùng xin ông hãy để lại cho chúng con một vài lời…”

Ông lão trả lời: “Các con chỉ cần nhớ tới câu này: Mọi phúc lành đều không tách khỏi chữ Tâm”.

Đời người tựa như một ván cờ rất lớn, bạn ở đó tiến lui một hồi, có thể sẽ tích lũy được sức mạnh không ít. Cũng giống như lời nhà Phật, đó chính là: Phúc báo về sau.

Những gì bạn đang gánh chịu bây giờ đều là do bạn đã khởi tâm động niệm mà thành. Những gì bạn có trong tương lai đều là do từng hành vi cử chi bây giờ tạo nên.

Phúc đức đến từ thiện lương

Walter Salles là đạo diễn phim nổi tiếng người Brazil. Trong một lần chuẩn bị cho bộ phim mới của mình, Walter đã tới vùng ngoại ô ở phía Tây thành phố. Và tại đây, khi đứng trên quảng trường trước nhà ga thì ông gặp một cậu bé đánh giày khoảng hơn 10 tuổi.
Đạo diễn Walter Salles: Ảnh dẫn theo mediaoutlaw.com

Cậu bé hỏi: “Thưa ông, ông có muốn đánh giày không ạ?”

Walter cúi đầu nhìn đôi giày da bóng loáng dưới chân mình rồi lắc đầu từ chối. Khi ông vừa quay người bước đi thì đột nhiên cậu bé gọi từ phía sau. Khuôn mặt cậu bé đỏ ửng, ánh mắt nhìn ông như đang van nài: “Ông ơi, cả ngày hôm nay cháu chưa được ăn gì cả, ông có thể cho cháu mượn chút tiền không ạ? Từ ngày mai cháu sẽ đánh giày chăm chỉ hơn, đảm bảo là sau một tuần cháu sẽ trả lại tiền cho ông!”

Walter động lòng trắc ẩn, ông bèn lấy ra vài đồng xu đặt vào tay cậu bé. Cậu bé rối rít nói lời cảm ơn rồi chạy vụt đi.

Walter lắc đầu, những đứa trẻ sành sỏi sự đời như thế ông đã gặp nhiều rồi. Và rồi ông lại cuốn vào vòng xoáy bận rộn với bộ phim mới nên cũng quên luôn chuyện cậu bé mượn tiền.

Bẵng đi một thời gian, ông lại có dịp đi qua nhà ga ở ngoại ô phía Tây thành phố. Bỗng nhiên một bóng dáng gầy guộc và nhỏ bé vẫy gọi ông từ xa: “Ông ơi, ông đợi một chút ạ!”

Tới khi cậu bé mồ hôi nhễ nhại chạy đến đưa cho ông vài đồng xu thì Walter mới nhận ra đó là cậu bé đánh giày ngày nào.

Cậu bé thở hổn hển: “Ông ơi, cháu đợi ông ở đây lâu lắm rồi, hôm nay cuối cùng cháu cũng trả lại tiền cho ông!”

Walter cầm đồng xu ướt nhẹp mồ hôi, đột nhiên trong lòng ông trào lên một luồng hơi ấm áp. Ông đặt các đồng xu vào tay cậu bé, cười và nói với cậu rằng: “Ngày mai cháu tới văn phòng công ty điện ảnh ở trung tâm thành phố tìm ông nhé, ông sẽ dành cho cháu một điều bất ngờ”.

Hôm sau, nhân viên công ty điện ảnh nói với Walter rằng trước cửa có một vài đứa trẻ mặc quần áo rách rưới đang đứng đợi. Cậu bé đánh giày nhìn thấy Walter bèn chạy đến và vui vẻ thưa rằng: “Thưa ông, các bạn ấy đều mồ côi lưu lạc giống như cháu, các bạn ấy cũng hy vọng có được niềm vui bất ngờ ạ!”

Walter không thể ngờ rằng một đứa bé vô gia cư nghèo khó lại lương thiện đến thế. Vì vậy ông đã quyết định chọn cậu bé đánh giày làm diễn viên chính trong bộ phim mới của mình. Ông đã giải thích lý do cậu được miễn thi tuyển như sau: “Vì sự lương thiện của mình, cháu không cần phải thi sát hạch!”

Thiện lương với người khác cũng là thiện đãi với chính mình

Một vị doanh nhân thường lặng lẽ gửi tiền ủng hộ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Mặc dù vậy, ông không bao giờ xuất hiện mà luôn nhờ người khác liên hệ giúp mình, bởi ông không muốn các em biết mình là ai.

Có người không hiểu hỏi nguyên cớ vì sao, ông đáp: “Một là để giữ gìn sự tôn nghiêm cho các em, để các em được giúp đỡ với lòng tự tôn. Hai là để các em không mang gánh nặng tư tưởng khi nghĩ tới việc báo đáp tôi thế nào”.

Người ấy vẫn không hiểu, lại hỏi rằng: “Thế anh mong cầu điều gì?”

Ông nói: “Nếu chỉ để mong cầu thì có lẽ tôi đã không làm việc ấy. Những năm qua công ty tôi làm ăn khá thuận lợi, từ công ty nhỏ thành công ty lớn, từ công ty yếu thành công ty mạnh. Tôi luôn tự hỏi, phải chăng đó là ưu ái mà ông Trời dành cho mình? Bởi vậy, tôi làm chút việc tốt không phải vì muốn nổi danh, mà chỉ là để mình xứng đáng hơn”.

Thiện với người khác chính là thiện với mình: Ảnh minh họa

Kỳ thực, những gì bạn làm cho người khác cũng chính là làm cho bản thân mình. Cho yêu thương, bạn sẽ gặt hái yêu thương; trao hy vọng, bạn sẽ tăng thêm hy vọng. Vậy nên, nếu bạn muốn được yêu thương, thì trước tiên hãy yêu thương người khác, nếu bạn muốn người khác đối xử tốt với mình, trước tiên hãy đối xử tốt với họ.

Sinh mệnh giống như một tiếng vọng, bạn dành lương thiện cho người khác, cuối cùng thiện lương lại quay trở về bên bạn. Dù bạn đối xử tốt với ai, thì nhìn xa hơn thực ra lại là tốt với chính mình. Khi bạn phát hiện thấy từng nhành cây, ngọn cỏ, từng bông hoa đều đang mỉm cười với bạn; khi bạn phát hiện ra rằng mọi chuyện đều hanh thông thuận lợi; khi bạn phát hiện ra những người xung quanh ngày càng yêu mến bạn, thì đó chính là tiếng vọng lại của thiện lương.

Lục tổ Huệ Năng từng giảng: “Mọi phúc lành đều không tách khỏi chữ Tâm”.

Đúng vậy, trên mảnh đất trái tim nếu chúng ta ươm xuống những hạt giống lương thiện, thì sẽ có một ngày chúng kết trái đơm hoa.

Khi bạn trao đi thiện lương, có thể bạn sẽ không nhận được sự báo đáp ngay lập tức; nhưng nhất định vào một thời điểm khác, trong một hoàn cảnh khác, Trời xanh đã tự có an bài…

SANG THU ĐỀ HAY NHUNG TK


ĐỀ THI VÀO 10 CHUYÊN TOÁN - SƯ PHẠM HÀ NỘI 2019

Câu 1.

“Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ”.

(Hành trang vào đời, NXB Tổng hợp TP HCM, 2008, tr.38) “Tôi đi dạo trên bãi biển khi hoàng hôn buông xuống. Biển đông người nhưng tôi lại chú ý đến một cậu bé cứ liên tục cúi xuống nhặt thứ gì đó lên và ném xuống. Tiền lại gần hơn, tôi thấy cậu đang nhặt những con sao biển bị thủy triều đánh dạt lên bờ và ném chúng trở lại đại dương.

-    Cháu đang làm gì vậy? - Những con sao biển này sắp chết vì thiếu nước, cháu phải giúp chúng!

-   Cháu có thấy là mình đang mất thời gian không? Có hàng ngàn con sao biển như vậy. Cháu không thể nào giúp được tất cả chúng. Rồi chúng cũng sẽ phải chết thôi. Cậu bé vẫn tiếp tục nhặt một con sao biển khác và nhìn tôi mỉm cười:

-   Cháu biết chứ! Nhưng cháu nghĩ mình có thể làm được điều gì đó, ít nhất là cứu sống những con sao biển này

(Theo Hạt giống tâm hồn, Từ những điều bình dị, NXB Tổng hợp TP HCM, 2010,

tr.132)

Lấy câu nói và câu chuyện trên làm gợi ý, hãy viết một bài văn ngắn về chủ đề: Ý nghĩa

của những điều nhỏ bé.

Câu 2.

Bằng hiểu biết và trải nghiệm văn học của mình, em hãy bàn luận về ý kiến dưới đây của một nhà thơ Mĩ:

“Nhà thơ là người phát ngôn, người đặt tên, người đại diện cái đẹp... Dấu hiệu và bằng chứng của nhà thơ là ở chỗ anh ta nói được những lời người khác chưa từng nói”.













ĐÁP ÁN ĐỀ THI VÀO 10 CHUYÊN TOÁN - SƯ PHẠM HÀ NỘI 2019 Câu 1.

1.  Nêu vấn đề: Ý nghĩa của những điều nhỏ bé.

2.  Giải thích vấn đề

-   Những điều nhỏ bé là những điều giản dị, luôn tồn tại trong cuộc sống của mỗi chúng ta hàng ngày.

=> Mọi thứ đều được tạo nên từ những điều nhỏ bé, và đôi khi những điều nhỏ chính là yếu tố làm nên ý nghĩa của cuộc sống.


3. Bàn luận vấn đề

-   Biểu hiện của những điều nhỏ bé: + Biết yêu thương động vật, cỏ cây.

+ Thấy cảm động khi được ai đó lắng nghe, chia sẻ những câu chuyện hay. + Thấy thương ba mẹ khi nhìn những giọt mồ hôi rơi.

+ Dắt tay một em nhỏ cho nó qua đường an toàn.

+ Tham gia những tổ chức từ thiện, giúp đỡ những người gặp khó khăn.

-   Ý nghĩa của những điều nhỏ bé:

+  Những điều nhỏ bé từng ngày tạo dựng những điều lớn lao trong tương lai.

+  Những điều nhỏ bé mà đẹp đẽ sẽ giúp chúng ta có niềm tin và sống tốt hơn.

+   Những điều nhỏ bé giúp xã hội phát triển văn minh, con người sống chân thành và kết nối với nhau nhiều hơn.

- Làm thế nào để tạo dựng những điều nhỏ bé xung quanh mình:

+  Cần biết sống đẹp và văn minh, biết trau dồi những tình cảm đẹp đẽ.

+  Lan tỏa những điều nhỏ bé, giản dị đến những người thân, người bạn.

+  Yêu cuộc sống của mình và luôn muốn cống hiến cho xã hội.

4.  Liên hệ bản thân

Câu 2:

1.  Giới thiệu vấn đề: Nhà thơ là người phát ngôn, người đặt tên, người đại diện cái đẹp

... Dấu hiệu và bằng chứng của nhà thơ là ở chỗ anh ta nói được những lời người khác chưa từng nói.

2.  Giải quyết vấn đề 2.1 Giải thích nhận định

- Nhà thơ là người phát ngôn, người đặt tên, người đại diện cái đẹp: nhà thơ là người phát hiện, người sáng tạo cái đẹp.

- Dấu hiệu và bằng chứng của nhà thơ là ở chỗ anh ta nói được những lời người khác chưa từng nói: phần còn lại của nhận định đã khẳng định sáng tạo văn chương không phải là những người thợ khéo tay, chỉ làm theo một vài khuôn mẫu đưa cho, mà người nghệ sĩ phải tìm tòi, phát hiện ra những cái mới, nói như Nam Cao chính là: “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”.

=> Nhận định đã nói lên vai trò trách nhiệm của nhà văn đối với việc sáng tạo tác phẩm.

- Lí giải: Vì sao cần phải sáng tạo?

+ Trong bất cứ lĩnh vực nào, đặc biệt là văn chương sáng tạo là điều vô cùng quan trọng, bởi sáng tạo mới làm ra chất riêng, phong cách riêng và từ đó mới làm nên thương hiệu của mình.

+ Nếu văn chương chỉ là sự rập khuôn, sáo rỗng thì đó chỉ là bản sao không hoàn chỉnh.

+ Sáng tạo nghệ thuật là quá trình lão động vất vả, đòi hỏi sự nghiên cứu tỉ mỉ, nghiêm túc của nhà văn. Bởi vậy, không có sáng tạo trong văn chương tức là tác phẩm đó đã chết.

2.2 Chứng minh nhận định


2.2.1 Sang thu - Hữu Thỉnh

* Giới thiệu

-    Tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh năm 1942, quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông giản dị mà tinh tế, nhẹ nhàng nhưng giàu cảm xúc, thiên về cảm nhận vẻ đẹp tự nhiên, thanh bình của thiên nhiên đất nước và cuộc sống.

-   Tác phẩm Sang thu được sáng tác gần cuối năm 1977, thời kì đất nước vừa hòa bình, thống nhất. Bài thơ được in lần đầu trên báo Văn Nghệ, sau đó được in trong tập “Từ chiến hào đến thành phổ” xuất bản năm 1991.

* Sự sáng tạo, nét cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về mùa thu Trước hết mùa thu được cảm nhận trong không gian gần và hẹp:

-   Cảm giác bất chợt đến với nhà thơ, chỉ với một từ “bỗng” mở đầu bài thơ đã khiến ta cảm nhận thu đến thật bất ngờ, đột ngột, không hẹn trước.

-   Tín hiệu đầu tiên để tác giả nhận ra mùa thu thật độc đáo: Không phải từ cây ngô đồng (Ngô đồng nhất diệp lạc Thiên hạ cộng tri thu); không phải từ bầu trời xanh (Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt – Nguyễn Khuyến), từ hương cốm mới (Gió thổi mùa thu hương cốm mới – Nguyễn Đình Thi) mà từ hương ổi thứ hương thơm dân dã, muộc mạc, đặc trưng của các làng quê Bắc Bộ lúc cuối hạ đầu thu. Đây chính là nét mới, sự phát hiện độc đáo và đầy tinh tế của Hữu Thỉnh.

-   Trong “gió se” gió thu se lạnh hơi khô, thứ hương thơm ấy càng như sánh lại, luồn vào trong gió. Cách sử dụng động từ mạnh “phả” chứ không phải lan, tỏa, bay trong gió, được gió đưa đi, đánh thức cả một không gian làng quê yên bình.

-   Cùng với hương ổi, gió se, tín hiệu sang thu còn là sương thu lãng đãng: “sương chùng chình qua ngõ”. Những hạt sương thu ươn ướt mềm mại giăng màn qua ngõ, Mùa thu lại về, mùa thu

mang theo hướng quê và sương mờ ướt lạnh. Sương được nhân hóa qua từ láy “chùng chình” đầy tâm trạng, chùng chình như chờ đợi điều gì đây? “Chúng chình” còn gợi màn sương li ti giăng mắc nơi đường thôn ngõ xóm. Phép nhân hóa còn khiến ta cảm nhận màn sương như dùng dằng, như cố ý chậm lại, nửa sang thu nửa còn như luyến tiếc mùa hạ. “Ngô” ở đây vừa là ngõ thực, vừa có thể là cửa ngõ sang mùa.

-   Ta thấy tác giả đã huy động mọi giác quan (khứu giác, xúc giác, thị giác) để cảm nhận những tín hiệu báo thu sang nhưng nó rất mơ hồ, mờ ảo, nhẹ nhàng nên nhà thơ vẫn băn khoăn tự hỏi: “Hình như thu đã về?”. Tinh thái từ “hình như với câu hỏi tu từ khiến ta cảm nhận tâm trạng hoài nghi, cái giật mình bối rối của nhà thơ.

=> Khổ 1 bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh đã diễn tả cảm xúc ngỡ ngàng, bâng khuâng của tác giả khi đón nhận sứ giả đầu tiên của mùa thu.

Không chỉ vậy, ông còn cảm nhận mùa thu trong không gian dài, cao và rộng:

-   Cái bỡ ngỡ ban đầu tan biến đi nhường chỗ cho sự rung cảm mãnh liệt trước mùa thu. Nếu như khổ 1, bài Sang thu của Hữu Thỉnh, tín hiệu thu sang mới chỉ là những gì vô hình, mờ ảo thì sang khổ 2, những dấu hiệu của mùa thu đã rõ nét và hữu hình hơn.

-    Bức tranh Sang thu được Hữu Thỉnh miêu tả ở tầm nhìn cao hơn, xa rộng hơn đó là không gian bầu trời, dòng sông.


-   2 câu thơ đầu có cấu trúc đổi, nhịp nhàng với những động thái trái ngược nhau nhưng rất đặc trưng cho mùa thu: “Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã”, thiên nhiên được nhân hóa vừa có hồn, vừa có tình.

+ Dòng sông lúc sang thu không còn cuồn cuộn, gấp gáp như trong những ngày hè mưa lũ mà dềnh dàng thong thả, lững lờ trôi như còn ngẫm ngợi, suy tư.

+ Đối lập với dòng sông ấy là cánh chim, những cánh chim bắt đầu vội vã, chuẩn bị cho chuyến di trú tránh rét hay cũng có thể nó vội vã về tổ lúc chiều hôm chứ không còn nhởn nhơ, rong chơi như những ngày hè.

=> Phải tinh tế lắm, Hữu Thỉnh mới nhận ra được cái “được lúc” của dòng sông và cái “bắt đầu” của cánh chim. Ý thơ thấp thoáng cảm xúc của lòng người sang thu.

-   Hai câu thơ sau mới là bức tranh tuyệt đẹp về mùa thu, một sáng tạo của tác giả.

“Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu"

+   Thu đang ở nơi cửa ngõ của mùa vì thế đám mây mùa hạ mới chỉ vắt nửa mình. Cách sử dụng từ “mình” khiến cậu thợ thêm ý vị, nhẹ nhàng, duyên dáng. Đám mây như một dải lụa bồng bềnh vắt nửa mình sang trời thu. Đây có thể xem là hình ảnh liên tưởng sáng tạo, độc đáo nhất trong bài thơ

+    Thật sáng tạo khi Hữu Thỉnh dùng một hình ảnh của không gian để diễn tả sự vận động của thời gian. Mây là thực, còn gianh giới mùa là ảo. Cách diễn đạt này khiến bầu trời như nhuộm nửa sắc thu để đến một lúc nào đó nó sẽ là bầu trời thu

=> Khổ 2, hạ đã nhạt dần, thu đậm nét hơn, phép nhân hóa khiến cảnh vật và lòng người đang bước vào mùa thu và dường như còn quyến luyển mùa hạ.

=> Bằng cảm quan tỉnh tế, bằng sự nghiêm cứu nghiêm cẩn và óc sáng tạo của một người nghệ sĩ, Hữu Thỉnh đã sáng tạo nên một bức tranh mùa thu thật đẹp và cũng thật độc đáo. Lần đầu tiên trong văn học dân tộc, mùa thu lại được cảm nhận ở những thứ bình dị, gần gũi mà cũng hết sức tinh tế đến vậy. Bên cạnh đó là việc sử dụng ngôn từ đặc sắc, các kết hợp từ lạ cũng là điểm làm nên nét đẹp nổi bật cho bài thơ.

2.2.2 Làng - Kim Lân

* Giới thiệu:

- Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn, thành danh từ trước cách mạng tháng 8. Ông để lại số lượng tác phẩm không nhiều nhưng vẫn được xếp vào hàng những cây bút xuất sắc nhất của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. - Ông có lối viết tự nhiên, giản dị, cách miêu tả chân thực. Đặc biệt ông có biệt tài phân tích tâm lí nhân vật.

- Làng được viết thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ 1948,Là một trong những truyện ngắn thành công nhất của Kim Lân. * Sáng tạo độc đáo của Kim Lân trong tác phẩm “Làng”

- Làng của Kim Lân viết về đề tài vô cùng quen thuộc đó là tình cảm yêu làng, yêu nước của những con người trong thời kì cách mạng. Nhưng điều gì đã làm nên một ông Hai đặc biệt đến vậy, khiến người ta không thể nào quên. Để lại ấn tượng sâu đậm đó phải nói đến sự sáng tạo, công nghiên cứu tìm tòi của nhân văn Kim Lân.

- Ông Hai là người yêu làng tha thiết, ở nơi tản cư ông luôn khoe về cái làng giàu tinh thần chiến đấu, với niềm tự hào sâu sắc.


-   Nghe tin làng theo giặc, lòng ông đau đớn đến tột cùng: Cổ nghẹn đắng; Da mặt tê rần rần;...

=> Đau đớn đến mức như không điều khiển được thân thể của chính mình.

-    Ông lo lắng, xót xa, trằn trọc cả đêm: ông lo cho số phận của những đứa con sẽ bị khinh bỉ, hắt hủi vì là trẻ con làng Việt gian; Cho bao nhiêu người làng ở nơi tản cư; Cho tương lai cả gia đình.

-    Ông sợ hãi khi phải đối diện với cuộc sống xung quanh, lòng ông lúc nào cũng nơm nớp lo sợ.

-   Cái tin ấy còn khiến ông day dứt, giằng xé dữ dội:

+  Vì: Ông vừa yêu làng, vừa yêu nước, ông buộc phải lựa chọn giữa hai tình cảm ấy.

+   Cuộc đấu tranh trong tâm hồn ông được biểu hiện qua cuộc nói chuyện của ông với đứa con nhỏ:

• Ông khẳng định: “nhà ta ở làng Chợ Dầu”

=> ông muốn con ghi nhớ Chợ Dầu là quê hương, là gốc gác, không được phép quên => là tình cảm gắn bó máu thịt của ông Hai và của hàng triệu người Việt Nam.

• Ông lựa chọn “...làng theo Tây thì phải thù”

=> tình yêu nước và nhiệt tình ủng hộ kháng chiến của ông Hai, Lựa chọn ấy khiến ông vững vàng hơn và tin rằng đồng bào, đồng chí sẽ hiểu cho ông, cụ Hồ sẽ soi xét cho ông.

=> Miêu tả diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, Kim Lân đã phản ánh những nét đẹp mới trong tâm hồn người nông dân sau cách mạng. Cùng với tình yêu làng tha thiết họ còn tràn đầy tình yêu đất nước và nhiệt tình cách mạng.

=> Kim Lân đã miêu tả chân thực, sắc sảo diễn biến tâm trạng ông Hai. Qua đó, nhà văn đã khám phá những nét đẹp nổi bật trong tâm hồn người nông dân Việt Nam:

+  Chất phác, nồng hậu, yêu thiết tha quê hương, đất nước.

+  Lòng nhiệt tình ủng hộ cách mạng, ủng hộ kháng chiến.

=> Ngoài ra những nét đặc sắc về nghệ thuật kể chuyện, cũng làm nên thành công cho tác phẩm.

+  Lối kể chuyện giản dị, tự nhiên, ngôn ngữ mang tính khẩu ngữ.

+  Ngòi bút phân tích tâm lí sắc sảo.

+  Kết hợp hài hòa ngôn ngữ độc thoại, đối thoại.

+  Hình ảnh, chi tiết giàu sức gợi.

3. Tổng kết vấn đề

-    Sáng tạo nghệ thuật là vấn đề muôn thuở của các nhà thơ, nhà văn. Chỉ có sáng tạo mới làm nên một tác phẩm văn học đích thực.

-    Điều đó đã đặt ra yêu cầu nơi người sáng tác đó là cần lao động nghiêm túc, không ngừng tìm tòi, đổi mới để không lặp lại chính mình và lặp lại người khác.











  ĐỀ: “Một vầng trăng in trong gương Vẫn là một vầng trăng. Vầng trăng qua lòng mắt người nghệ sĩ Có thể thành vô vàn nét đẹp.” (Theo Phạm T...