Thứ Hai, 25 tháng 11, 2019

“HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH QUA CÁC BÀI THƠ “ĐỒNG CHÍ”, “BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH” VÀ “ÁNH TRĂNG”


 Chuyên đề: DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ


“HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH QUA CÁC BÀI THƠ “ĐỒNG CHÍ”,
“BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH” VÀ “ÁNH TRĂNG”
                                    TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9”

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:        - Một số hiểu biết về hiện thực của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mĩ của dân tộc ta.
        - Cảm nhận được những nét chung và riêng về vẻ đẹp người lính – anh bộ đội Cụ Hồ trong hai cuộc kháng chiến trong hai giai đoạn lịch sử.
        - Nét đẹp trong tâm hồn của người lính sau chiến tranh.
          2. Thái độ:
           - Có tình cảm yêu mến, trân trọng, cảm phục những chiến sĩ CM, đặc biệt là những anh bộ đội Cụ Hồ thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mĩ: giàu lòng yêu nước, tất cả vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
       - Biết yêu quê hương, đất nước; lạc quan yêu đời, biết khắc phục khó khăn, vươn lên trong học tập, trong cuộc sống …
        - Sống ân nghĩa, thủy chung cùng quá khứ.
       3. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng khái quát hóa, kĩ năng so sánh liên hệ hình ảnh người lính trong hai giai đoạn lịch sử, khái quát nét đẹp của hình ảnh người lính trong thời bình.
- Kĩ năng giữ vững lập trường , lối sống kiên định trước những thay đổi của môi trường, hoàn cảnh sống.
B. THỜI LƯỢNG DỰ KIẾN: 2 tiết
 C. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Giáo viên: SGK, Chuẩn KTKN, phương pháp dạy học theo chủ đề.
- Học sinh:
+ Xem lại nội dung  ba văn bản đã học,
·         Tuần 9,  Tiết 45: Đồng Chí - Chính Hữu
o     
§   
·         Tuần 10, Tiết 46-47: Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật
·         Tuần 12, Tiết 58 : Ánh Trăng – Nguyễn Duy
+ Nghiên cứu thêm tư liệu về hình ảnh người lính qua các thời kì.
D. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:
- Phương pháp dạy học: gợi tìm, quy nạp, thảo luận nhóm
- Phương pháp kiểm tra đánh giá: câu hỏi tự luận thực hiện tại lớp
E. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
E. 1. Ổn định tổ chức lớp (1’)
E. 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh(5’)
E. 3. Lời vào bài (1’): Như chúng ta đã biết, lịch sử dân tộc ta đã trải qua hai cuộc kháng chiến trường kì, vĩ đại. Trong giai đoạn ấy, nền văn học nước nhà chủ yếu tập trung ca ngợi về những người lính- những con người đã làm nên lịch sử cho dân tộc. Đó là những con người lạc quan, giàu lòng yêu nước, tình đồng chí đồng đội sâu nặng,…Chẳng những đẹp ở thời kì chiến tranh, trong giai đoạn hòa bình, những con người ấy cũng một lần nữa khẳng định vẻ đẹp trước sau như một của anh lính cụ Hồ. Họ là ai? Họ mang vẻ đẹp cụ thể nào? Đó là nội dung chính của chuyên đề dạy học theo chủ đề hôm nay: “ Hình tượng người lính qua các bài thơ “ Đồng chí”, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” “ Ánh trăng” trong chương trình Ngữ văn 9.
E.4. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu vẻ đẹp chung và riêng của hình tượng người lính trong chiến tranh qua hai bài thơ (23’)
MT: Giúp học sinh:
- Cảm nhận được vẻ đẹp chung và riêng của người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ qua hai bài thơ: Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật
Nội dung 1: Vẻ đẹp chung:
H. TB. Em hãy nhắc lại hoàn cảnh sáng tác của hai bài thơ?







GV dẫn dắt:
         Dân tộc ta đứng lên tiến hành hai cuộc chiến tranh cách mạng oanh liệt chống Pháp và chống Mĩ. Lẽ tất nhiên, ở đất nước hơn ba mươi năm chưa rời tay súng, hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ là hình ảnh “con người đẹp nhất” đáng yêu nhất trong văn thơ còn là biểu tượng đẹp nhất của con người Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh và là niềm tự hào lớn của dân tộc. Hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ trong những năm chống Pháp và người chiến sĩ Giải phóng quân miền Nam thời đánh Mỹ đã được phản ánh khá rõ nét với những vẻ đẹp khác nhau. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó qua hai bài thơ “Đồng chí” sáng tác vào đầu năm 1948 khi tác giả Chính Hữu chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc của Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật sáng tác năm 1969 khi tác giả Phạm Tiến Duật tham gia hoạt động ở tuyến đường Trường Sơn đã khắc họa thành công về đề tài người lính. Hình tượng anh bộ đội được ghi lại trong hai bài thơ đã lưu giữ trong văn chương Việt Nam hai gương mặt đẹp, đáng yêu của người lính trong hai thời kỳ lịch sử.
       Những bài thơ ưu tú viết về người lính trong giai đoạn lịch sử oanh liệt này vẫn còn sống mãi trong văn học Việt Nam. Hình ảnh người lính chiến đấu chống Pháp như một bằng chứng trong chặng đường đi lên phía trước của dân tộc ta. Họ nhanh chóng trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến, trở thành niềm tin yêu và hi vọng của cả dân tộc
       Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, đi lên xây dựng CNXH. Nhưng cả dân tộc ta vẫn phải tiếp tục cuộc chiến đấu mới, cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
        Từ chiến trường Trường Sơn ác liệt, Phạm Tiến Duật đã thổi vào thơ ca giọng điệu mới "giọng lính'': Đó là chất giọng trẻ trung, nghịch ngợm, trong đó nổi bật lên tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính''. Có thể nói thơ ca thời kì này đã thể hiện sinh động hình ảnh của thế hệ trẻ "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước'' với ý thức ngày càng sâu sắc về trách nhiệm của thế hệ trước dân tộc và nhân dân, trước Tổ quốc và lịch sử.
Gv cho câu hỏi thảo luận:
H. Em hãy khái quát những vẻ đẹp chung về hình tượng người lính trong hai bài thơ?
Gv gợi ý: hs chú ý vào tư thế và phẩm chất của người lính.
Thảo luận 4 nhóm, thời gian 10’
- GV yêu cầu nhóm trưởng điều động nhóm.
- Gọi HS trình bày.
- Gọi HS nhóm khác nhận xét, trình bày bổ sung.
- GV khái quát.















































































































GV bổ sung thêm:
Nói đến phẩm chất này của người lính, chúng ta khái quát, liên hệ thêm:
Hình ảnh trái tim ở câu thơ cuối tỏa sáng bài thơ, giàu tính triết lí đã khẳng định chân lí của thời đại: sức mạnh quyết định chiến thắng không là vũ khí, là công cụ mà là con người có trái tim yêu nước thiết tha căm thù giặc Mĩ, dũng cảm, hiên ngang và niềm tin chiến thắng... vượt muôn vàng khó khăn vì phía trước là miền Nam. Là mặt trận đang cần họ tiếp tế lương thực thuốc men.
Người lính đã làm sống lại một thời hào hùng, hừng hực khí thế:
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai
      ( Tố Hữu)
    Đây là những con người đã ý thức sâu sắc công việc mình đang làm như Tố Hữu đã từng nói:
Ta hiểu vì vao ta chiến đấu
Ta hiểu vì sao ta hiến máu
Với lí tưởng "Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù''. Các anh với sự hy sinh cho dân tộc là hạnh phúc thiêng liêng cao cả của cuộc đời mình:
Nếu được làm hạt giống của mùa sau
Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa
Vui gì hơn bằng người lính đi đầu
Trong đêm tối, tim ta thành ngọn lửa''
 (Chào xuân 67 - Tố Hữu)

 

















- “Đồng chí” được sáng tác vào năm 1948, giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được sáng tác năm 1969, giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang diễn ra khốc liệt nhất.
Nghe










































Nghe









































- Thảo luận
- Trình bày kết quả



Nghe


- Nhận xét lẫn nhau.
Tư thế của những người lính: Trong cả hai bài thơ, những người lính đều hiện lên với tư thế hiên ngang, bất khuất.
- Trong bài “Đồng chí” - chống Pháp, người lính hiện lên trong tư thế “Súng bên súng đầu sát bên đầu”…Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” luôn sẵn sàng mai phục, chiến đấu với quân thù.
- Trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” - chống Mĩ, người lính hiện lên trong tư thế “Ung dung buồng lái ta ngồi – Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng”. Đó là tư thế bình thản, hiên ngang, sẵn sàng nhìn thẳng vào gian khổ, không hề run sợ, không hề né tránh.
* Phẩm chất của người lính:
- Tinh  thần dũng cảm bất chấp gian khổ, hiểm nguy, thiếu thốn:
+ Trong bài “Đồng chí”, người lính phải đối mặt với những thiếu thốn, khó khăn về vật chất, với căn bệnh sốt rét rừng quái ác…Áo anh  rách vai…. chân không giày”
+ Trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, người lính phải đối mặt với những khó khăn, gian khổ khi ngồi sau vô lăng.
- Tâm hồn tinh tế nhạy cảm, luôn lạc quan, yêu đời: Họ đều vượt qua mọi khó khăn bằng ý chí, nghị lực phi thường, bằng niềm tin tưởng lạc quan phơi phới.
+ Người lính trong bài “Đồng chí” ra đi đánh giặc nhưng lúc nào cũng canh cánh bên lòng nỗi niềm nhớ về quê hương, xứ sở - nơi có “giếng nước gốc đa”, “gian nhà không” và hình bóng những người thân yêu. Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” cũng là một hình ảnh lãng mạn tuyệt đẹp thể hiện được tâm hồn lãng mạn, trẻ trung, thi vị của người lính trong bài “Đồng chí”.
+ Vẻ đẹp tâm hồn của người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được thể hiện qua những hình ảnh đầy vui tươi, dí dỏm sự trẻ trung, ngang tàng, nghịch ngợm và hóm hỉnh: “Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng – Thấy con đường chạy thẳng vào tim”… Trên con đường ra trận, thiên nhiên khắc nghiệt cũng trở nên thơ mộng, gắn bó, làm bạn với con người, con đường đến với miền Nam thân yêu luôn ở trong tim mỗi người chiến sĩ.
- Tình đồng chí, đồng đội gắn bó sâu nặng:
  + Dẫn chứng 1: “Súng bên súng… đồng chí”- 
    Và sự thống nhất cao hơn cả là tình đồng chí. Đây là tình cảm lớn khiến cho những người “xa lạ”, từ những phương trời “chẳng hẹn quen nhau, bỗng chốc thành thân thiết, thậm chí thành đôi tri kỉ. Đó cũng chính là sức mạnh tinh thần to lớn khiến họ rời bỏ ruộng nương, gia đình, coi thường mọi gian khổ, hi sinh. Sức mạnh lớn nhất của họ là tình đồng chí, là lòng yêu nước.
+ Dẫn chứng 2: “Những chiếc xe từ trong bom…vỡ rồi”  Hình ảnh “Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi” trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” cũng đã thể hiện được một cách xúc động tình cảm yêu thương gắn bó với nhau của những người lính lái xe Trường Sơn.

Nghe
A. NỘI DUNG KIẾN THỨC:
I. Vẻ đẹp chung và riêng của hình tượng người lính trong chiến tranh qua hai bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật:






1.Vẻ đẹp chung:
































































































* Tư thế của những người lính: Trong cả hai bài thơ, những người lính đều hiện lên với tư thế hiên ngang, bất khuất.



























* Phẩm chất của người lính:
- Tinh  thần dũng cảm bất chấp gian khổ, hiểm nguy, thiếu thốn
+ Dẫn chứng 1: “Áo anh  rách vai…. chân không giày”
 + Dẫn chứng 2:
“Bụi phun tóc trắng….”
 “Mưa tuôn….”







- Tâm hồn tinh tế nhạy cảm, luôn lạc quan, yêu đời: Họ đều vượt qua mọi khó khăn bằng ý chí, nghị lực phi thường, bằng niềm tin tưởng lạc quan phơi phới.
(Dẫn chứng)



































- Tình đồng chí, đồng đội gắn bó sâu nặng
+ Dẫn chứng 1: “Súng bên súng… đồng chí” 
+ Dẫn chứng 2: “Những chiếc xe từ trong bom …. vỡ rồi” 

























- Người lính chiến đấu cho một lí tưởng cao đẹp: lòng yêu quê hương, yêu nước, ý chí quyết tâm và khát vọng chiến đấu đánh đuổi quân thù, bảo vệ độc lập tự do cho dân tộc là vẻ đẹp đáng khâm phục nhất.
Dẫn chứng 1:  “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”
  Dẫn chứng 2: “ Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
 Chỉ cần trong xe có một trái tim trái tim”

























Nội dung 2: Vẻ đẹp riêng: (15’)
H.K-G. Em hãy khái quát những vẻ đẹp riêng của hình tượng người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ qua hai bài thơ?
-GV yêu cầu các HS nhận xét lẫn nhau.
-GV sửa chữa, rút kinh nghiệm
Ghi ý.
Yêu cầu HS G đánh giá chung về hình tượng người lính trong hai bài thơ.

Nêu




- Thực hiện.

- Rút kinh nghiệm, ghi nhận


-Trình bày
2.Vẻ đẹp riêng:


( ghi ý bảng)











                        Đồng chí
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Bút pháp thơ: Hiện thực- lãng mạn
- Cảnh ngộ xuất thân: nông dân
- Tình cảm gia đình: Vào chiến trường người lính nhớ quê hương, gia đình, vợ con.
- Chiến đấu để bảo vệ thành quả cách mạng đem lại cho gia đình, bản thân họ

- Hiện thực - Lãng mạn
- Đa số là học sinh, sinh viên.
- Gia đình chính là đồng đội.


- Chiến đấu vì mục tiêu độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
* GV bình, đánh giá chung:
 - Viết về những người  lính, các nhà thơ nói về chính mình và những người đồng đội của mình. Vì thề, hình tượng người lính thật chân thật, sinh động và xúc động lòng người.
- Những người lính thời kháng chiến chống Mỹ là thế hệ sau; vẫn là lí tưởng độc lập tự do nhưng với thời đại các anh, lí tưởng cao đẹp đó đã phát triển trở thành chủ nghĩa yêu nước XHCN. Họ có ý thức cao trách nhiệm của thế hệ mình, họ sống sôi nổi, trẻ trung, có đời sống tình cảm đa dạng. Đó là sự trưởng thành của người lính đi qua hai cuộc trường chinh và sự lớn lên về tầm vóc dân tộc được tôi luyện trong lửa đạn chiến tranh.
- Dù từng giai đoạn lịch sử khác nhau những người lính CM có khác nhau về hoàn cảnh, tính cách... nhưng chính chất người Việt Nam, chính chất lính cụ Hồ đã làm cho người chiến sĩ QĐNDVN mọi thời đại luôn dũng cảm, có lòng yêu nước thiết tha, sẵn sàng hi sinh cả tính mạng của mình cho Tổ quốc, ý chí kiên cường bất khuất và tình cảm đồng đội thiêng liêng, cao cả. Đó là sức mạnh của một dân tộc kiên cường, bất khuất.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
GV chuyển ý: Sau 1975, đất nước chuyển từ thời chiến sang thời bình. Mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó văn học đều có sự thay đổi. Con người "sử thi” trong văn học trước 1975 được thay thế bằng con người "nếm trải”. Do đó, văn học viết về người lính cũng có nhiều đổi thay. Trở về thời hòa bình, trong điều kiện sống thay đổi, tiện nghi hơn so với thời chiến tranh, liệu người lính Cụ Hồ còn giữ được những phẩm chất đẹp đẽ đó của mình?
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hình ảnh người lính thời hòa bình trong bài thơ Ánh trăng(20’)
MT: Giúp học sinh:
 - Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người lính sau thời bình.
- Mối liên hệ giữa các hình ảnh người lính qua ba bài thơ.
- Thái độ trân trọng, yêu quý đối với người lính cụ Hồ.
- Cảm thụ, phát hiện, khái quát, phân tích ý nghĩa hình ảnh thơ.
H TB: Nhắc lại hoàn cảnh ra đời bài thơ Ánh trăng? Hoàn cảnh ra đời bài thơ có gì đáng lưu ý?
- GV giảng thêm về ý nghĩa của hoàn cảnh ra đời bài thơ: Bài thơ nói về một thế hệ con người đã từng trải qua một thời chiến tranh gian lao, với nhiều khó khăn, mất mát hi sinh nhưng đồng thời họ cũng chính là những người đã từng chứng kiến bao hi sinh lớn lao của nhân dân, đồng đội trong chiến tranh, từng sống gắn bó cùng thiên nhiên, núi rừng tình nghĩa…Vậy sau chiến tranh, trở về cuộc sống hiện đại những con người đó có suy nghĩ như thế nào về thời quá khứ đã qua?
GV chuyển: Mượn câu chuyện về mối ấn tình giữa người và trăng qua các thời điểm khác nhau, bài thơ là một câu chuyện thì thầm triết lí. Vậy tác giả triết lí về điều gì?
H TB: Mối ân tình giữa người lính với hình ảnh vầng trăng trong quá khứ? Câu thơ nói lên điều đó?

H K: Ở thời điểm đó, vầng trăng mang ý nghĩa gì?


H G: Lúc đó người đã đinh ninh điều gì?
GV Giảng: Thế nhưng đâu phải ai hứa rồi cũng giữ đúng lời hứa của mình. Đặc biệt là khi hoàn cảnh sống đổi thay con người sẽ dễ dàng thay đổi về tình cảm. Đến đây bài thơ không chỉ nói chuyện về một người, một thế hệ mà đó là nhiều người, nhiều thế hệ. Chính vì vậy mà bài thơ đã chạm đến trái tim bao người đọc.
H G: Vậy quy luật trớ trêu đó được thể hiện như thế nào qua bài thơ này?


H TB: Tình huống nào nhân vật trữ tình gặp lại vầng trăng? Tình huống đó có ý vai trò, nghĩa gì?

H K: Lúc gặp lại vầng trăng, nhân vật trữ tình có những cảm xúc, suy nghĩ gì? Chi tiết nào nói lên điều đó?

H K: Vầng trăng giai đoạn này mang ý nghĩa gì?




H G: Mượn câu chuyện về vầng trăng người lính muốn nhắc nhở người đọc điều gì?
Gv giảng bình: Nhắc nhở mọi người hay nói khác đi người lính đang tự nhủ với mình không được vô tình, quên ơn, phụ nghĩa đối với quá khứ, cội nguồn. Và đó chính là một khía cạnh đẹp trong tâm hồn có người lính. Hay nói khác đi đó chính là lối sống nghĩa tình thủy chung mà anh lính Cụ Hồ vẫn còn giữ vẹn nguyên dù cuộc sống có đổi thay. Điều đó khiến ta càng hiểu và khâm phục hơn vẻ đẹp của anh lính Cụ Hồ trong và sau chiến tranh.
H G: Hãy kể những biểu hiện đẹp của người lính Cụ Hồ sau chiến tranh mà em biết?
THGDHS: gv tích hợp thêm hình ảnh người lính trong giai đoạn hiện nay bảo vệ vùng biển, vùng trời của Tổ quốc.
- GV chốt lại vấn đề: Như vậy ta thấy dù ở trong thời đại nào, đa số người lính vẫn giữ nguyên được phẩm chất đẹp đẽ của anh lính cụ Hồ.
GV Bình, khẳng định: * (cuối giáo án)
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh phần luyện tập  (22’)
MT:Giúp học sinh thực hành, củng cố khắc sâu kiến thức.
H. Viết đoạn văn không quá 10 câu trình bày cảm nhận của em về  hình tượng người lính qua ba bài thơ Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính và Ánh trăng.
(* ma trận đề)
- GV yêu cầu HS viết đoạn văn.
- yêu cầu Hs  nhận xét lẫn nhau.
- GV định hướng, sửa


HS nghe




































- Năm 1978. Thời kì hòa bình, đất nước thống nhất.


·         HS nghe
















·         HS nghe








-Thời tuổi thơ: sống chan hòa gắn bó với vầng trăng, trong chiến tranh trăng là bạn tri âm, tri kỉ.
- Trăng là biểu tượng cho quá khứ  nghĩa tình, là vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của đời sống.
- Giữ mãi mối ân tình với vầng trăng.
Nghe












- Hòa bình trở lại, nhân vật tôi về sống ở thành phố, cuộc sống đầy đủ tiện nghi, người lính vô tình quên vầng trăng,...
- Cúp điện, hay nói khác đi lúc gặp bất trắc trong cuộc sống. Bản lề cho câu chuyện, gắn liền mạch cảm xúc.
- HS trình bày: Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc nghẹn ngào, thiết tha, thành kính; trăng đánh thức kỉ niệm trong quá khứ.
- Qúa khứ thiên nhiên, đất nước muôn đời vẫn tràn đầy tình nghĩa, cao thượng bao dung, từ đó người mới thấy xót xa cho sự thay đổi vô tình của mình.
- Trăng mang ý nghĩa triết lí: nhắc nhở con người không được quá khứ.

- HS nghe

















- 2-3 hs trình bày



Nghe




Nghe













Thực hành tại lớp





















II. Người lính thời hòa bình trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy:





























































































Mượn câu chuyện về vầng trăng người lính muốn nhắc nhở mọi người sống không được quên quá khứ, cội nguồn.



























" Dù ở trong thời đại nào, đa số người lính vẫn giữ nguyên được phẩm chất đẹp đẽ của anh lính cụ Hồ. Đó là lối sống ân nghĩa thủy chung, có trước có sau.

B. BÀI TẬP:





H. Viết đoạn văn không quá 10 câu trình bày cảm nhận của em về  hình tượng người lính qua ba bài thơ Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính và Ánh trăng.

* GV Bình, khẳng định:
Cùng với thử thách của thời gian, có thể khẳng định rằng các nhà thơ cùng với những vần thơ viết về đề tài người lính của họ ngày càng khẳng định được vị trí vững vàng trong lịch sử thơ ca Việt Nam, nó vẫn tồn tại như một vầng sáng, như một tầm cao trong thơ Việt Nam hiện đại. Thơ về đề tài người lính là một phần không thể phủ định trong các giá trị tinh thần của một thời đại lịch sử đã và sẽ được lưu giữ, trân trọng bởi những thế hệ hôm qua và cả hôm nay.
Cuộc kháng chiến đã qua đi, người lính trong chiến tranh giờ đây trở về với cuộc sống hàng ngày. Tưởng như sự bận rộn hôm nay sẽ khiến người ta lãng quên quá khứ. Nhưng có một lúc nào đó trong đời thường những kỉ niệm chiến trường lại như thước phim quay chậm hiện về. Quá khứ đó giúp ta suy ngẫm và nhìn lại chính mình: không nên sống vô tình, phải biết thuỷ chung nghĩa tình cùng quá khứ
Và hôm nay, khi những người lính của thời hòa bình đang ngày đêm canh giữ ngoài đảo Trường Sa, bảo vệ bình yên cho đất nước, ta mới thấy vẻ đẹp cao vời vợi của những người lính. Trước đây, bây giờ và sau này, những người lính sẽ mãi là biểu tượng đẹp của dân tộc…
E.5. CỦNG CỐ - NHẮC NHỞ: ( 3’)
 H. Em nhắc lại những nội dung cần chú ý của chuyên đề này?
GV củng cố lại kiến thức.
* CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ
H. Viết đoạn văn không quá 10 câu trình bày cảm nhận của em về  hình tượng người lính qua ba bài thơ Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính và Ánh trăng.

          Nhận biết
       Thông hiểu
   Vận dụng thấp - cao
Nhận biết những phẩm chất của người lính trong chiến tranh và thời bình
Hiểu và xác định những phẩm chất của người lính trong chiến tranh và thời bình

- Vận dụng kiến thức viết đoạn văn cảm nhận về hình tượng người lính.
- Rèn kĩ năng dùng từ, viết câu, viết đoạn, diễn đạt…

F. KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ
 Sau khi thực hiện bài tập, GV sửa chữa tại lớp khoảng 2-3  bài để rút kinh nghiệm, HS nộp lại để GV về nhà chấm điểm
* Thống kê:
  Lớp - Ss
      Giỏi
       Khá
Trung bình
Yếu - kém
9   -  39
   14- 35.9
       38.5
     17.9
     7.7





G. NHẬN XÉT, RÚT KINH NGHIỆM:



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  ĐỀ: “Một vầng trăng in trong gương Vẫn là một vầng trăng. Vầng trăng qua lòng mắt người nghệ sĩ Có thể thành vô vàn nét đẹp.” (Theo Phạm T...