Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2019

ĐIỀU BÌNH THƯỜNG- Trần Lê Duy

ĐIỀU BÌNH THƯỜNG

Mình bệnh, mẹ về nấu cháo. Mình đang dạy trong lớp mẹ nhắn tin: “Hôm nay mẹ nấu cơm, con nhớ về ăn nhé”. Cứ lúc nào mẹ nhắn như thế, tức là sẽ có những món mình rất thích ăn. Mình bảo con khó thở, giờ đi viện nào thì ổn? Mẹ mình lại chạy ngay đến viện xem mình thế nào, ghé lại 10 phút thấy ổn rồi lại đi.

Nếu là 2,3 năm trước, mình sẽ thấy đây là những điều bình thường. Mọi sự sẽ qua đi trong tâm trí chỉ sau vài phút. Nhưng bây giờ thì mình nghĩ khác. Những điều bình thường trong cuộc đời này quý giá vô cùng, bởi đơn giản ngay cả những điều bình thường cũng không còn lại mãi.

Trong cơn đau đớn cùng cực, học trò mình bật khóc nghẹn ngào: “Con không dám khóc. Con sợ con khóc rồi mẹ con sẽ gục ngã”. Có người bạn từng ôm mình mà bảo rằng: Tao chỉ ước một bữa cơm có đủ ba và má. Mình chỉ biết im lặng mà nghe nỗi đau của họ rơi khuất vào chỗ không lời. Những cảnh tượng bình thường, những ước mơ bình thường sao có những khi mong manh quý giá quá.

Mình nghĩ con người mù quáng và cũng thật đáng thương. Ta đi hoang đốt lửa ném lên trời để tìm cái gì kì vĩ xa xôi, mà đâu hay cái quý nhất mình đã nắm trong tay rồi mà không biết. Cái quý nhất – mất đi rồi mới thấy quý. Mà mất rồi, tìm đâu?

Tuổi trẻ của mình là những tháng ngày kiếm tìm ảo vọng lộng lẫy. Muốn mình là số một. Theo đuổi lý tưởng vá trời. Muốn nắm lấy hạnh phúc như nắm lấy mặt trời. Muốn tình yêu là bất tuyệt. Tuổi trẻ của mình đắm chìm trong ảo vọng, chạy theo điều này điều khác, cất giữ trong tim người này người kia. Tất cả thật lộng lẫy. Lỗng lẫy như một phút giây sáng rực mà toàn bộ ý nghĩa sự sống dồn nén trong khoảnh khắc ấy. Khao khát được chú ý, khao khát được ghi nhận, khao khát đứng trong ánh sáng và khao khát tỏa sáng.

Nhưng rồi, khi tất cả mọi ảo vọng và mọi ánh sáng rực rỡ vụt tắt như một giấc mơ, mình nhận ra điều quý giá nhất giữa cuộc đời này là những điều bình thường.

Bình thường như một gia đình hàng ngày ta trở về, có một bữa cơm ngon để ăn, có những người quan tâm lo lắng yêu thương ta hằng ngày. Bình thường như một công việc ta làm hằng ngày, góp nhặt từng chút để tìm thấy chính mình. Bình thường như mỗi sớm mai bình minh ghé qua khung cửa sổ, ta sửa soạn và lại bước vào dòng chảy những mặt người hối hả bước đi.

Một chút bình thường ấy thôi, từ khi sinh ra ngày nào chẳng có, bình thường đến nỗi ta xem nghiễm nhiên như không khí như nước chảy, bình thường đến nỗi ta không còn biết coi trọng.

Mẹ của học trò gặp mình nói trong nước mắt rưng rưng: "Con mình có ngã đau thì cũng chỉ có mình giang tay mà ôm lấy nó, mẹ biết con mẹ gục ngã thì khó lòng mà đứng dậy. Nhưng mẹ có ở mãi bên con để mà ôm con được đâu..."

Sẽ thế nào nếu một ngày rã rời sau bao phong sương cuộc đời, ta trở căn nhà quen thuộc: Nhưng ở đó không có mẹ đang nấu cho ta ăn, không có cha ngồi xem vô tuyến. Sẽ thế nào nếu một ngày ta bước vào căn phòng của riêng mình - căn phòng đầy những huân chương lấp lánh, nhưng không còn ai để ta khoe về những điều đó, không còn ai nhìn ta bằng ánh mắt tự hào, không còn ai ôm ta vào lòng hay vỗ vai ta động viên khích lệ. Sẽ thế nào, nếu trong cơn đau đớn tột cùng ta không còn một nơi để trở về, không còn những vòng tay yêu thương để ta gục vào mà khóc?

Sẽ thế nào nếu ngày đó xảy ra, em ơi? Xét đến cùng, mẹ cha đâu còn mãi bên ta?

Kể từ khi bước vào nghề, nghề dạy mình rất nhiều. Mình được gặp gỡ nhiều số phận, mình được nghe nhiều câu chuyện. Mình được học bài học về sự mất mát và về những nỗi đau.

Mình được học bài học tưởng như bình dị vậy mà đến năm 24 tuổi mới thực sự hiểu rõ – bài học về việc biết quý trọng.

Hình như vấn đề của con người thế kỉ XXI là ở chỗ họ không biết quý trọng? Quá nhiều thứ hào nhoáng, quá nhiều thứ lộng lẫy, quá nhiều mộng tưởng, quá nhiều hình ảnh, ánh sáng, và những thanh âm náo động khiến ta không còn biết điều gì thật sự đáng giá và điều gì cần phải quý trọng. Nhưng ta sẽ chạy theo hào quang ấy đến bao giờ, biết bao nhiêu cho đủ? Và rồi dù ở đỉnh cao ánh sáng nơi mọi người nhìn ta như một vị thần, có ý nghĩa gì không khi rút về sau cánh gà, ta loanh quanh chỉ còn mình ta?

Khi xưa vua Solomon đắc thắng cầm chiếc nhẫn trên tay nở nụ cười mãn nguyện, để rồi sững người khi nhìn thấy dòng chữ “Điều này rồi cũng sẽ qua đi”. Nụ cười trên môi vua tắt lịm, vua nhận ra quyền thế, niềm hạnh phúc, trí tuệ ngai vàng và cả chính sinh mệnh này nữa, rồi cũng sẽ theo chân vua đi về cát bụi.

“Điều này rồi cũng sẽ qua đi” – hay như một thành ngữ Latin “Memento Mori” - “Hãy nhớ rằng người sẽ phải chết”. Ta không còn mãi trên đời, không có đủ thời gian để phúng phí cho những ảo mộng xa vời… Hãy nhớ em ơi, ngay cả những điều bình thường cũng không còn mãi bên ta…

TRẦN LÊ DUY

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2019

Đề bài: “Văn chương có quyền nhưng không chỉ miêu tả cái xấu xa, cái ghê tởm, cái hèn nhát. Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái tốt đẹp, cái thủy chung” (Nguyễn Khải)

Anh (chị) hãy bàn luận về ý kiến trên.

Ai đã trót mê đắm văn chương, đặc biệt là văn học Nga, chắc hẳn sẽ một lần đọc qua tuyệt tác “Anna Karenina” của nhà văn Lev Tolstoy. Và có hay chăng, ta sẽ trách Tolstoy quá tàn nhẫn với Anna khi bắt nàng lao vào gầm xe lửa? Thế nhưng, càng ngẫm nghĩ kỹ, ta sẽ nhận ra cái chết của Anna dẫu rất đỗi bi thương, dẫu lột tả bức tranh thời đại vô cùng u ám, tối tăm nhưng vẫn tỏa ra một thứ ánh sáng rực rỡ của trái tim yêu mãnh liệt, thứ ánh sang lung linh từ tâm hồn. Phải chăng, đó là một quy luật của nghệ thuật chân chính, cái mà văn học hướng tới vẫn là cái đẹp, cái cao cả? Xét về vấn đề này, nhà văn Nguyễn Khải từng khẳng định: “Văn chương có quyền nhưng không chỉ miêu tả cái xấu xa, cái ghê tởm, cái hèn nhát. Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái tốt đẹp, cái thủy chung”
Mọi vật chất tồn tại đều có ý nghĩa của nó, và văn chương cũng vậy. Cùng phản ánh về cuộc đời, về con người, vậy đâu là sự khác biệt giữa văn học với lịch sử hay triết học khi văn học luôn phải gắn liền với dòng chảy thời gian và đỉnh cao của nó là đưa ra một triết lí nhân sinh? Nhưng văn học vẫn có một đặc điểm riêng biệt, đó là phản ánh con người trên phương diện thẩm mỹ. Nhà văn Nga Dovtoepxki từng nói: “Cái đẹp cứu chuộc thế giới”. Sự khu biệt rõ ràng nhất giữa văn học và lịch sử, triết học chính là nhìn nhận cuộc sống trên phương diện của cái đẹp. Lịch sử loại trừ cái nhìn chủ quan, triết học chỉ quan tâm đến những vấn đề cốt lõi, còn văn học, sự phản ánh nhất thiết phải gắn với cái đẹp. Ngay cả khi miêu tả những thứ xấu xa, giả dối thì văn học vẫn đi theo kim chỉ nam mang tên cái đẹp, mục đích cuối cùng và cốt lõi của văn học vẫn là hướng con người đến cái đẹp, đến những giá trị chân thiện, mỹ. Văn học không thể không phản ánh cái xấu xa, giả dối, nhưng mục đích vẫn là hướng bạn đọc tới cái đẹp, để ta biết thêm trân trọng, yêu quý những giá trị cao thượng. Đã hoàn toàn chính xác khi nhà văn Nguyễn Khải nhận định: “Văn chương có quyền nhưng không chỉ miêu tả cái xấu xa, cái ghê tởm, cái hèn nhát. Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái tốt đẹp, cái thủy chung”
Trước hết, có lẽ Nguyễn Khải muốn khẳng định cái “quyền” được nói về “cái xấu xa, cái ghê tởm, cái hèn nhát” mà cho đến nay đâu phải nhà văn nào cũng dám nói. Đã có lúc ta quan niệm rằng văn chương chỉ được quyền miêu tả những điều tốt đẹp, cao cả trong cuộc sống. Đã có lúc ta cho rằng tác phẩm viết về những điều bất nhân, giả dối là vết dơ và điều đó đáng bị đào thải. Phải chăng quan điểm có tính chất ấu trĩ ấy bắt nguồn từ việc hiểu con người không thật đầy đủ, thấu đáo? Nghệ thuật là tấm kính khúc xạ mọi hình ảnh của cuộc đời, của thời đại, vậy thử hỏi, tại sao hiện thực tồn tại những điều xấu xa, tồi tệ còn văn chương lại không? Nhà văn Nga Secnuepski từng khẳng định: “Ngoài việc tái hiện đời sống, nghệ thuật còn có chức năng khác là thuyết minh cuộc sống”, thật vậy, văn học buộc phải cho con người có cái nhìn toàn diện, sâu sắc về bộ mặt cuộc đời, vậy nên không thể loại bỏ những điều giả dối, xấu xa khỏi ngòi bút. Nhiều người cho rằng việc ngó lơ cái xấu chính là cách thức nhân đạo hóa con người, nhưng liệu điều đó có khiến con người tốt hơn không, hay nó sẽ làm cho ta ảo tưởng về cuộc sống, để rồi đến một lúc ta sẽ rơi vào hố sâu tuyệt vọng vì vỡ mộng? Nhà phê bình Belinski đã nói: “Khi cảm nhận cái xấu, con người trở nên cao hơn cái xấu và hướng tới cái tốt, cái đẹp”, vậy nên, muốn khiến con người tốt hơn, văn chương trước hết phải giúp họ nhận thức và tự nhận thức.
Nhà văn người Trung Quốc Lỗ Tấn đã không ngần ngại vạch trần những điều giả dối và vô lý đến nỗi “Cụ cố Triệu tát cho A.Q một cái vào mặt thì nhất định A.Q là người có lỗi rồi, không cần bàn cãi” hay chỉ ra một thói tật, một căn bệnh của sự hão huyền mang tên “phép thắng lợi tinh thần”. Hay như “ông vua phóng sự đất Bắc” Vũ Trọng Phụng với tác phẩm “Số đỏ” như bức chân dung biếm họa đã lên án cái kệch cỡm, cái xấu xa của con người trong cái thời đại mà giá trị đạo đức bị xem rẻ. Rồi Victor Hugo với kiệt tác “Những người khốn khổ” của mình lên án xã hội tư sản Pháp đã đầu độc cuộc sống con người, đã phủ lên nước Pháp phồn hoa tươi đẹp một mảng màu đầy tăm tối, đã làm cho những em bé như Cossette chịu đày đọa từ trong bụng mẹ, làm cho những cô gái xinh đẹp như Fantine từ bỏ cuộc đời trẻ trung của mình, làm cho Jean Valjean phải trở thành con người khốn khổ nhất trong những người khốn khổ. Văn học không nên tránh né, nó có “quyền” miêu tả những “cái xấu xa, cái ghê tởm, cái hèn nhát”, và thông qua đó, sẽ giúp bạn đọc có nhận thức đúng đắn về cuộc sống, khơi lên ở con người “ý thức phản kháng cái ác, khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp” (Aimaitop)

MS297 – Văn chương có quyền nhưng không chỉ miêu tả cái xấu xa, cái ghê tởm, cái hèn nhát

Đề bài: “Văn chương có quyền nhưng không chỉ miêu tả cái xấu xa, cái ghê tởm, cái hèn nhát. Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái tốt đẹp, cái thủy chung” (Nguyễn Khải)

Anh (chị) hãy bàn luận về ý kiến trên.

Bài làm
Ai đã trót mê đắm văn chương, đặc biệt là văn học Nga, chắc hẳn sẽ một lần đọc qua tuyệt tác “Anna Karenina” của nhà văn Lev Tolstoy. Và có hay chăng, ta sẽ trách Tolstoy quá tàn nhẫn với Anna khi bắt nàng lao vào gầm xe lửa? Thế nhưng, càng ngẫm nghĩ kỹ, ta sẽ nhận ra cái chết của Anna dẫu rất đỗi bi thương, dẫu lột tả bức tranh thời đại vô cùng u ám, tối tăm nhưng vẫn tỏa ra một thứ ánh sáng rực rỡ của trái tim yêu mãnh liệt, thứ ánh sang lung linh từ tâm hồn. Phải chăng, đó là một quy luật của nghệ thuật chân chính, cái mà văn học hướng tới vẫn là cái đẹp, cái cao cả? Xét về vấn đề này, nhà văn Nguyễn Khải từng khẳng định: “Văn chương có quyền nhưng không chỉ miêu tả cái xấu xa, cái ghê tởm, cái hèn nhát. Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái tốt đẹp, cái thủy chung”
Mọi vật chất tồn tại đều có ý nghĩa của nó, và văn chương cũng vậy. Cùng phản ánh về cuộc đời, về con người, vậy đâu là sự khác biệt giữa văn học với lịch sử hay triết học khi văn học luôn phải gắn liền với dòng chảy thời gian và đỉnh cao của nó là đưa ra một triết lí nhân sinh? Nhưng văn học vẫn có một đặc điểm riêng biệt, đó là phản ánh con người trên phương diện thẩm mỹ. Nhà văn Nga Dovtoepxki từng nói: “Cái đẹp cứu chuộc thế giới”. Sự khu biệt rõ ràng nhất giữa văn học và lịch sử, triết học chính là nhìn nhận cuộc sống trên phương diện của cái đẹp. Lịch sử loại trừ cái nhìn chủ quan, triết học chỉ quan tâm đến những vấn đề cốt lõi, còn văn học, sự phản ánh nhất thiết phải gắn với cái đẹp. Ngay cả khi miêu tả những thứ xấu xa, giả dối thì văn học vẫn đi theo kim chỉ nam mang tên cái đẹp, mục đích cuối cùng và cốt lõi của văn học vẫn là hướng con người đến cái đẹp, đến những giá trị chân thiện, mỹ. Văn học không thể không phản ánh cái xấu xa, giả dối, nhưng mục đích vẫn là hướng bạn đọc tới cái đẹp, để ta biết thêm trân trọng, yêu quý những giá trị cao thượng. Đã hoàn toàn chính xác khi nhà văn Nguyễn Khải nhận định: “Văn chương có quyền nhưng không chỉ miêu tả cái xấu xa, cái ghê tởm, cái hèn nhát. Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái tốt đẹp, cái thủy chung”
Trước hết, có lẽ Nguyễn Khải muốn khẳng định cái “quyền” được nói về “cái xấu xa, cái ghê tởm, cái hèn nhát” mà cho đến nay đâu phải nhà văn nào cũng dám nói. Đã có lúc ta quan niệm rằng văn chương chỉ được quyền miêu tả những điều tốt đẹp, cao cả trong cuộc sống. Đã có lúc ta cho rằng tác phẩm viết về những điều bất nhân, giả dối là vết dơ và điều đó đáng bị đào thải. Phải chăng quan điểm có tính chất ấu trĩ ấy bắt nguồn từ việc hiểu con người không thật đầy đủ, thấu đáo? Nghệ thuật là tấm kính khúc xạ mọi hình ảnh của cuộc đời, của thời đại, vậy thử hỏi, tại sao hiện thực tồn tại những điều xấu xa, tồi tệ còn văn chương lại không? Nhà văn Nga Secnuepski từng khẳng định: “Ngoài việc tái hiện đời sống, nghệ thuật còn có chức năng khác là thuyết minh cuộc sống”, thật vậy, văn học buộc phải cho con người có cái nhìn toàn diện, sâu sắc về bộ mặt cuộc đời, vậy nên không thể loại bỏ những điều giả dối, xấu xa khỏi ngòi bút. Nhiều người cho rằng việc ngó lơ cái xấu chính là cách thức nhân đạo hóa con người, nhưng liệu điều đó có khiến con người tốt hơn không, hay nó sẽ làm cho ta ảo tưởng về cuộc sống, để rồi đến một lúc ta sẽ rơi vào hố sâu tuyệt vọng vì vỡ mộng? Nhà phê bình Belinski đã nói: “Khi cảm nhận cái xấu, con người trở nên cao hơn cái xấu và hướng tới cái tốt, cái đẹp”, vậy nên, muốn khiến con người tốt hơn, văn chương trước hết phải giúp họ nhận thức và tự nhận thức.
Nhà văn người Trung Quốc Lỗ Tấn đã không ngần ngại vạch trần những điều giả dối và vô lý đến nỗi “Cụ cố Triệu tát cho A.Q một cái vào mặt thì nhất định A.Q là người có lỗi rồi, không cần bàn cãi” hay chỉ ra một thói tật, một căn bệnh của sự hão huyền mang tên “phép thắng lợi tinh thần”. Hay như “ông vua phóng sự đất Bắc” Vũ Trọng Phụng với tác phẩm “Số đỏ” như bức chân dung biếm họa đã lên án cái kệch cỡm, cái xấu xa của con người trong cái thời đại mà giá trị đạo đức bị xem rẻ. Rồi Victor Hugo với kiệt tác “Những người khốn khổ” của mình lên án xã hội tư sản Pháp đã đầu độc cuộc sống con người, đã phủ lên nước Pháp phồn hoa tươi đẹp một mảng màu đầy tăm tối, đã làm cho những em bé như Cossette chịu đày đọa từ trong bụng mẹ, làm cho những cô gái xinh đẹp như Fantine từ bỏ cuộc đời trẻ trung của mình, làm cho Jean Valjean phải trở thành con người khốn khổ nhất trong những người khốn khổ. Văn học không nên tránh né, nó có “quyền” miêu tả những “cái xấu xa, cái ghê tởm, cái hèn nhát”, và thông qua đó, sẽ giúp bạn đọc có nhận thức đúng đắn về cuộc sống, khơi lên ở con người “ý thức phản kháng cái ác, khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp” (Aimaitop)
Nhà phê bình người Nga Belinski đã nhận xét: “Cái đẹp là điều kiện không thể thiếu được của nghệ thuật, nếu thiếu cái đẹp thì không có và không thể có nghệ thuật”. Vậy, cái đẹp, cái cao cả là những giá trị tất yếu trong quá trình phản ánh cuộc sống của văn chương. Từ thời Hy Lạp-La Mã cổ đại, đã có rất nhiều nhà triết học đã đưa ra vô số quan niệm về cái đẹp, hay còn gọi là phạm trù mỹ học. Arixtot cho rằng nghệ thuật mô phỏng tự nhiên và con người có khoái cảm khi ngắm nhìn nghệ thuật, hay nói cách khác, “cái đẹp mà văn học đem lại không phải cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật” (Hà Minh Đức). Khi cảm thụ, chiêm ngưỡng những hiện tượng đẹp đẽ của tự nhiên, văn học luôn tác động vào tâm hồn con người những phản ứng, cảm xúc mãnh liệt, làm con người hân hoan, sung sướng, khơi dậy những khoái cảm trước cuộc đời. Và hơn thế, văn chương nghệ thuật là lĩnh vực sang tạo dựa trên những tiêu chí của cái đẹp, là kết tinh của cái đẹp. Nghệ thuật có khả năng vĩnh viễn hóa cái đẹp, ghi nhận và lưu giữ từng khoảnh khắc của cái đẹp trong cuộc sống để rồi biến nó thành vĩnh cữu như cách nhà thơ Lò Ngân Sủn định nghĩa cái đẹp như vị thần Vệ nữ:
“Cha mẹ sinh ra nàng
Gọi nàng là người con gái
Nghệ thuật sinh ra nàng
Gọi nàng là thần Vệ nữ
Nàng sinh ra lần thứ nhất – để chết
Nàng sinh ra lần thứ hai – để sống mãi”
(Nàng)
Cái đẹp mà văn học hướng tới chính là cái đẹp của cuộc đời được chắt lọc, kết tinh để có hình hài sắc vóc riêng, có hơi thở sống như một sinh linh kì diệu. Nếu không có văn học, sao ta có thể hình dung về một nước Nga thanh bình, yên ả trước thế chiến thứ II với những người dân Nga nồng nhiệt, đôn hậu? Khi đọc truyện của Paustovski, bạn đọc phải thả mình lơ lửng mơ màng theo từng hình ảnh hiện lên qua câu chữ, phải đọc thật chậm rãi để những ý tứ thấm vào đầu như mưa dầm thấm đất. Chiến tranh xuất hiện rất nhiều trong tác phẩm Paustovski nhưng nó không phủ lên một mảng màu khốc liệt với máu, nước mắt cùng những niềm tuyệt vọng. Chiến tranh trong truyện ông là lá thư anh lính thủy gửi cha mình: Con luôn nhớ đến cha, đến ngôi nhà của cha con ta, đến tỉnh lỵ của chúng ta…” (Tuyết), là “bài Macxâye vang vang, tràn ngập ngôi nhà, khu vườn và hình như nó tràn ngập cả rừng và đêm tối…” (Lời cầu nguyện của Madam Bôvê), là cuộc phiêu lưu kỳ diệu của chú bọ sừng dũng cảm mà cậu bé Xtêpa tặng cho cha mình trước khi bác từ giã xóm làng lên đường ra trận (Cuộc phiêu lưu của bọ sừng), là “những chiếc máy bay bay đến lượn trên các thửa rừng, trên các nóc nhà, thân lấp lánh…” (Vườn nhà bà…). Kể cả với những điều xấu xa và tuyệt vọng nhất của thế giới này, Paustovski vẫn giống như người quét rác Giăng Samet tốt bụng trong truyện ngắn “Bông hồng vàng”, cần mẫn sàng đãi trong rác rưởi lọc ra những bụi vàng lấp lánh đem đúc thành bông hồng nhỏ- bông hồng mang đến hạnh phúc cho những ai may mắn sở hữu. Tác phẩm đậm tính nhân văn của tác giả người Nga đã khiến tâm hồn bạn đọc có những phút giây rung cảm trọn vẹn trước cái đẹp, nhắc nhở chúng ta về những điều đẹp đẽ, những niềm hạnh phúc nhỏ nhắn mà chúng ta đã bỏ quên hay xem như xa xỉ trong cuộc sống vội vã của mình. Như cách nhà thơ Ingheman nhận xét về Andersen trong truyện ngắn “Người kể chuyện cổ tích”, Paustovki “có một khả năng quý báu là trong bất cứ cống rãnh nào anh cũng tìm ra được ngọc trai”
Văn chương không đưa ta xa rời thực tế, không mở ra những chân trời hão huyền, viển vông, thứ mà nhà văn, nhà thơ đích thực vẫn tìm kiếm bấy lâu nay chính là “hạt ngọc ẩn giấy trong bề sâu tâm hồn con người” (Nguyễn Minh Châu), là “cái cao thượng, cái tốt đẹp, cái thủy chung” mà Nguyễn Khải nhắc đến. Khi ấy, nghệ thuật mới thật sự trở thành “thanh nam châm thu hút mọi thời đại”, “nâng giấc cho những người cùng đường tuyệt lộ”, giúp họ tìm đến suối nguồn của cái đẹp, khiến họ thanh lọc tâm hồn, để “trong đời có nhiều công bằng, yêu thương hơn” (Thạch Lam). Còn nhớ, Nam Cao, qua số phận đầy bi kịch của Chí Phèo cốt không phải để nhấn mạnh vào sự lưu manh của “con quỷ dữ làng Vũ Đại”, thứ mà nhà văn muốn phản ánh chính là phần người còn sót lại trong Chí Phèo- một con người đáng thương hơn đáng giận, đồng thời truyền tải một thông điệp rằng chỉ có lòng tốt mới có thể cứu rỗi linh hồn con người. Cũng như thế, Thạch Lam trong những trang viết giàu chất thơ của truyện ngắn “Hai đứa trẻ” đã tinh tế đã nói lên một sức sống tiềm tàng mãnh liệt, một niềm tin vào tương lai tươi sáng hơn, một khát khao thoát khỏi cuộc sống tù đọng, ngột ngạt của những người dân phố huyện. Những con người nơi đây như rễ cây cắm sâu vào lòng đất, dẫu mảnh đất ấy có khô cằn bao nhiêu đi nữa thì họ vẫn hút được nhựa sống mà vươn đến một ngày mai đầy hy vọng.
Nhìn chung, cái thiện hay cái ác, cái cao cả hay cái thấp hèn đều là những phạm trù mỹ học mà tác phẩm văn chương nào cũng cần phải có. Vì thế, người nghệ sĩ dù lên án cái xấu hay ca tụng cái đẹp vẫn phải phản ánh nó với tất cả cái tâm, cái tài của mình. Hay nói như nhà văn Nguyễn Minh Châu: “Dù anh viết ngược viết xuôi thế nào, dù cho rằng anh viết về sự giận dữ, về lòng căm thù, về nỗi đau chán chường thì rốt cuộc vẫn để truyền thổi vào tâm hồn người đọc một niềm tin, một tình yêu bát ngát vào cuộc sống”. Vì thế, tác giả ơi, anh có quyền chọn một con đường, một lối đi riêng cho hành trình sáng tác của mình, nhưng anh hãy nhớ rằng, đích đến cuối cùng vẫn là hướng bạn đọc đến những giá trị chân-thiện-mỹ, bởi lẽ, “thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái tốt đẹp, cái thủy chung” (Nguyễn Khải)
Marxim Gorki nhận xét rằng: “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người”. Muốn làm được điều đó, văn học nghệ thuật phải tuân theo nguyên tắc: “Văn chương có quyền nhưng không chỉ miêu tả cái xấu xa, cái ghê tởm, cái hèn nhát. Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái tốt đẹp, cái thủy chung” (Nguyễn Khải).


“Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác,vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng” 3


“Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác,vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng”
(Trích “Tiếng nói văn nghệ”  của Nguyễn Đình Thi)
Từ việc làm rõ sự sống mà người nghệ sĩ Hàn Mặc TửTố Hữuđã truyềncho người đọc qua hai thi phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ” và “Từ ấy” anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên

* Giải thích ý kiến:
3.0
- “Tác phẩm là kết tinh của tâm hồn người sáng tác”:
+ Kết tinh tâm hồn người sáng tác: Nghĩa là tác phẩm nghệ thuật là đứa con tinh thần của người nghệ sĩ là nơi kí thác, gửi gắm tình cảm, tâm tư, chiêm nghiệm của họ về con người và cuộc đời. Đó cũng là kết quả của quá trình lao động miệt mài nghiêm túc, kết tinh tài năng, sáng tạo và tâm huyết của người nghệ sĩ. Thiếu đi điều này thì ngọn bút của người nghệ sỹ không thể thăng hoa và anh ta vì thế sẽ bất lực trên mọi hành trình sáng tạo
+ Tác phẩm văn chương phải là tiếng nói đến từ những tầng cảm xúc chân thành,mãnh liệt. Bao nhiêu xúc động , bao nhiêu tình yêu cũng như nỗi đau đời hết sức nhạy cảm trong tâm hồn người nghệ sỹ mới chính là bấy nhiêu chất men thực sự của sáng tạo nghệ thuật.
+ Tuy nhiên,tình cảm,cảm xúc,những rung động chân thành của nhà văn chỉ có ý nghĩa khi nó bắt nguồn từ hơi thở ấm nóng của cuộc đời.Chỉ khi nào người nghệ sĩ bằng trái tim của mình đến với cuộc đời bằng tất cả sự trân trọng,nâng niu thì khi ấy cuộc sống mới ban tặng cho họ nguồn cảm hứng vô tận của sự sáng tạo.
1.5






- “Tác phẩm là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng”:
+ Đây chính là chức năng cầu nối đặc trưng giữa nhà văn và bạn đọc thông qua sợi dây tác phẩm.Nhà văn gửi nỗi lòng, truyền cảm hứng vào từng câu chữ. Khi tiếp nhận, người đọc tắm mình trong thế giới cảm xúc ấy, thả hồn cùng những vui buồn chờ đợi...để cùng rung cảm, nhận thức.
+ Sự nhạy cảm của tác giả sẽ là chìa khóa tạo nên sự thức tỉnh,sự đồng điệu ở tâm hồn người đọc.Điều này khẳng định những tác động tích cực của tác phẩm văn học vào cuộc sống. Một khi sợi dây truyền của nó chính là bằng những xúc động mãnh liệt của tâm hồn thì nó sẽ có tác động sâu sắc tới người đọc giúp họ điều chỉnh hành vi trong cuộc sống của mình để hướng tới cách sống cao đẹp hơn.
=>Như vậy,nhận định của Nguyễn Đình Thi cho thấy tác phẩm nghệ thuật là sản phẩm tinh thần của người nghệ sĩ.Bằng tài năng và tâm huyết của mình người nghệ sĩ đã mang tinh thần ấy đến với người đọc,tạo sự sống cho họ từ đó giúp cho người đọc được sống phong phú hơn, tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình
1.0






0.5
* Làm rõ sự sống mà người nghệ sĩ Hàn Mặc Tử và Tố Hữu đã truyềncho người đọc qua hai thi phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ” và “Từ ấy” để làm sáng tỏ ý kiến của Nguyễn Đình Thi
8.0
Bài thơ Đây thôn Vĩ dạ:
-Bài thơ rút từ tập Thơ điên (1938),được khởi hứng từ bức bưu ảnh mà Hoàng Thị kim Cúc-người thiếu nữ ở Vĩ Dạ,người tình trong mộng của nhà thơ gửi tặng.
-Sự sống mà người nghệ sĩ Hàn Mặc Tử đã truyền cho người đọc:
+Tình cảm yêu mến với thiên nhiên và con người xứ Huế
         HS phân tích khổ thơ thứ nhất
->Thiên nhiên xứ Huế hiện lên trong ký ức nhà thơ thật đẹp,trong trẻo,tươi sáng , đầy gợi cảm và cũng tràn đầy sức sống.Ở đó có những con người kín đáo ,dịu dàng và đầy nhân hậu.Nó làm sáng lên ở tâm hồn nhà thơ niềm hi vọng về một tình yêu hạnh phúc.
+Khát khao hướng tới tình yêu,hướng tới cuộc sống
        HS phân tích khổ thơ thứ hai và thứ ba
->Khổ thơ thứ hai xuất hiện các hình ảnh: Thuyền,bến,trăng là biểu tượng về người con trai,con gái và hạnh phúc lứa đôi.Thuyền chở trăng là thuyền chở tình yêu.Bến trăng là bến bờ hạnh phúc chứa đầy tâm trạng lại được đặt trong một câu hỏi tu từ “có chở trăng về kịp tối nay”chất chứa bao niềm khắc khoải,sự chờ đợi mỏi mòn tình yêu,hạnh phúc của thi nhân.
->Khổ thơ thứ ba nhà thơ lại hướng về con người để thể hiện những day dứt băn khoăn của mình về tình đời tình người để thấy được khát khao hướng tới cuộc sống của nhà thơ
-Sự sống ấy được kết tinh từ một tâm hồn giàu yêu thương và khát vọng
       “Một người bị giữ riêng ở một nơi,xa tất cả bạn bè thân thích và bó tay nhìn cả thể phách lẫn linh hồn mình cùng tan rã” (Hoài Thanh) nhưng “đôi mắt người ấy vẫn trong trẻo khi ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên,trái tim người ấy vẫn giàu yêu thương và ước vọng” (Lê Quang Hưng)
-Nghệ thuât:
+Hình ảnh thơ độc đáo,đẹp,gợi cảm.Ngôn ngữ thơ trong sáng tinh tế,đa nghĩa.
+Các biện pháp nghệ thuật: câu hỏi tu từ,điệp từ,điệp ngữ,nhân hóa,so sánh được sử dụng thành công.
4.0
0.5

1.0


1.0





1.0



0.5
Bài thơ Từ ấy:
- Bài thơ Từ ấy được Tố Hữu viết vào năm 1938, đó là thời điểm Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương. Nó là một mốc son đánh dấu sự chuyển biến trong cuộc đời, trong thơ Tố Hữu. Như chính nhà thơ đã từng viết “Từ ấy là một tâm hồn trong trẻo của tuổi mười tám đôi mươi, đi theo lí tưởng cao đẹp dám sống, dám đấu tranh”.
-Sự sống mà người nghệ sĩ Tố Hữu đã truyền cho người đọc:
+Niềm vui sướng say mê khi bắt gặp lý tưởng cộng sản
      HS phân tích khổ 1
-> Bằng bút pháp tự sự kết hợp với trữ tình,đoạn thơ đã thể hiện tình cảm chân thành,
trong trẻo và hết sức nồng nhiệt của một thanh niên lần đầu tiên tiếp nhận lý tưởng của Đảng,tìm được hướng đi đúng đắn cho cuộc đời mình.
+Khát vọng được gắn bó,hòa nhập và hi sinh cho lý tưởng
     HS phân tích khổ hai và ba
->Nhờ lý tưởng cộng sản,nhà thơ tìm ra “lẽ sống mới” của mình là tự nguyện gắn bó cuộc đời mình với những người cùng khổ. Đó là lẽ sống gắn bó hài hòa giữa cái tôi riêng với cái ta chung của mọi người.
->Từ nhận thức về “lẽ sống mới” nhà thơ đã có sự chuyển biến sâu sắc về mặt tình cảm. Nhà thơ đã vượt qua giai cấp của mình đế đến với giai cấp vô sản với tình cảm chân thành và điều này chứng tỏ sức mạnh cảm hóa mạnh mẽ lí tưởng cách mạng đối với những người trí thức tiểu tư sản
-Sự sống ấy được kết tinh từ một tâm hồn say mê lý tưởng và khát khao được cống hiến
“Dường như cả cuộc đời thơ Tố Hữu dành để ngợi ca đất nước, ngợi ca nhân dân, ngợi ca lí tưởng cách mạng thể hiện một cái tôi say mê với lý tưởng, một cái tôi công dân đầy trách nhiệm đối với nhân dân, đối với đất nước” (Nguyễn Đăng Mạnh)
-Nghệ thuật:
+ sử dụng linh hoạt các bút pháp tự sự, trữ tình và lãng mạn
+ Sử dụng linh hoạt và hiệu quả các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ
+ Sử dụng từ ngữ giàu tình cảm, giàu hình ảnh
4.0
0.5


1.0


1.0






1.0


0.5
* Đánh giá, nhận xét:
1.0
- Sức mạnh của tác phẩm văn học bắt nguồn từ nội dung của nó và con đường mà nó đến với người đọc người nghe. Tuy nhiên để sống được trong lòng độc giả nội dung ấy phải chuyển tải trong một nghệ thuật độc đáo, sáng tạo, có tính thẩm mĩ. 
- Nhà văn phải trau dồi vốn sống, phải nhạy cảm trước cuộc đời, phải có đời sống tinh thần phong phú, trải nghiệm sâu sắc. ,có như thế mới tạo ra những sản phẩm tinh thần có giá trị

1.0

1.0


MÙA XUÂN NHO NHỎ. Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác , vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sỹ mang trong lòng


Đề: “ Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác , vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sỹ mang trong lòng ” .( “ Tiếng nói của văn nghệ ” – Nguyễn Đình Thi – Ngữ văn 9 – tập 2 ) Hãy làm rõ
Đối với những người cầm bút thì trong chặng đường sáng tạo gian khổ và vinh quang của mình , mỗi đứa con tinh thần của họ ra đời đều chính là một thành tựu nghệ thuật mang đầy tâm huyết . Tác phẩm là nơi được lựa chọn để người nghệ sỹ thực hiện sứ mệnh gửi bức thông điệp mà mình ấp ủ đến với cuộc đời . Đúng như nhà văn Nguyễn Đình Thi , trong văn bản “ Tiếng nói của văn nghệ ” đã khẳng định“ Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác , vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sỹ mang trong lòng ” . Chỉ cần tìm hiểu một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu là bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải để minh họa chúng ta cũng sẽ thấy rõ điều này .
Trước hết cần phải thấy rằng nhận định nói trên của Nguyễn Đình Thi là hết sức xác đáng .Với việc sử dụng điệp ngữ vừa là trong hai vế câu của nhận định này ông đã cô đúc được những giá trị đồng thời của tác phẩm văn chương trong một cách nói rất ấn tượng . Đó thực sự là một am hiểu sâu sắc , uyên bác của một con người đã có bề dày lăn lộn với sự nghiệp sáng tác cũng như lý luận , phê bình và nghiên cứu văn học . Ông đã nâng tầm cho chúng ta cách cảm thụ , đánh giá tác phẩm có thêm chiều sâu của tư duy lý luận .
Sở dĩ ông nói Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác , bởi vì đó là đứa con tinh thần của nhà văn , là nơi nhà văn gửi gắm những tình cảm sâu sắc nhất , những cảm xúc , khát vọng chân thành , mãnh liệt nhất về con người và cuộc đời . Thiếu đi điều này thì ngọn bút của người nghệ sỹ không thể thăng hoa và anh ta vì thế sẽ bất lực trên mọi hành trình sáng tạo . Chúng ta hãy đặc biệt chú ý chữ dùng kết tinh trong cách nói của Nguyễn Đình Thi . Rằng tác phẩm văn chương không thể là một sản phẩm hời hợt , nhạt nhẽo của tâm hồn mà phải là tiếng nói đến từ những tầng cảm xúc chân thành , mãnh liệt . Bao nhiêu xúc động , bao nhiêu tình yêu cũng như nỗi đau đời hết sức nhạy cảm trong tâm hồn người nghệ sỹ mới chính là bấy nhiêu chất men thực sự của sáng tạo nghệ thuật . Đó là những nhãn quan đặc biệt vốn dĩ là tiềm năng thiên bẩm của người cầm bút . Tuy nhiên , điều này chỉ áp dụng đối với những nhà văn , nhà thơ đích thực với những tác phẩm chân chính đã được khẳng định giá trị thông qua sự sàng lọc kỹ lưỡng của thời gian . Đối với những tác phẩm chỉ chạy theo thói xun xoe , nịnh bợ hay lòe bịp mị dân hoặc là vì những dục vọng tầm thường thì không được tính đến ở đây .
Cái sự kết tinh của tâm hồn ấy cũng lắm gian nan chứ không phải là một trò đùa của cảm xúc . Anh có đến với cuộc sống bằng một cái nhìn chăm chú với tất cả sự nâng niu , trân trọng thì đến lượt mình cuộc sống mới có thể ban tặng cho anh cái nguồn cảm hứng vô tận của sáng tạo . Chính Hữu là một nhà thơ quân đội . Sự nghiệp sáng tác của ông gắn liền với mảng đề tài chiến tranh và người lính . Tuy vậy , trong buổi đầu viết về họ nhà thơ đâu đã ngay lập tức có được thành công . Trong bài thơ “ Ngày về ” được ông viết năm 1946 , vẫn còn đó những câu thơ kiểu như “ Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm – Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa ” . Nghe qua thì thật hào hùng lẫm liệt nhưng ngẫm kỹ thì đó đâu phải là hình ảnh chân thực của người lính trong buổi đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ và thiếu thốn lúc bấy giờ . Những giày vạn dặm , bụi trường chinh hay áo hào hoa có một cái gì đó thật khiên cưỡng , giống như hình ảnh của một thời đại hiệp sĩ đã lùi xa trong quá khứ . Phải đợi đến khi Chính Hữu trở thành người lính của trung đoàn Thủ đô anh hùng , được sống thực sự cuộc sống của người lính thì lúc bấy giờ thơ của ông viết về họ mới trở nên mộc mạc và chân thực . Hình ảnh “ Áo anh rách vai – Quần tôi có vài mảnh vá – Miệng cười buốt giá – Chân không giày ” mới chính là bức chân dung sống động nhất của người lính lúc bấy giờ .
Xin lấy thêm một ví dụ khác . Nhà thơ Hoàng Cầm đã viết bài thơ “ Bên kia sông Đuống ” trong hoàn cảnh nào ? Nếu không phải là đang ở bên này bờ sông , nghe tin bên kia sông Đuống quê hương Kinh Bắc của ông đang bị giặc bắn phá tơi bời , Hoàng Cầm đã thức trắng đêm viết liền một mạch bài thơ nổi tiếng này . Đó là những dẫn chứng hùng hồn khẳng định rằng những tác phẩm văn học thực sự có giá trị bao giờ cũng đến từ những nỗi xúc động vô cùng sâu sắc , mãnh liệt và đúng là đã kết tinh của tâm hồn người sáng tác . Mảnh đất sống của tác phẩm chính là những rung động chân thành của nhà văn bắt nguồn từ hơi thở ấm nóng của cuộc đời .
Tuy nhiên , đó chỉ mới là một nửa của vấn đề , nhà văn Nguyễn Đình Thi trong nhận định của mình còn nói tác phẩm văn học vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sỹ mang trong lòng. Đây chính là chức năng cầu nối đặc trưng giữa nhà văn và bạn đọc thông qua sợi dây tác phẩm . Khi nhà văn nung nấu , chưng cất được một điều gì đó thật lớn lao , mới mẻ từ cuộc sống anh ta sẽ gọt đẽo một cách công phu để biến nó thành một ý nghĩa nhân văn và gửi vào tác phẩm , từ tác phẩm mang đến với cuộc đời . Cái chặng hành trình ấy là một vòng quay hoàn hảo của sáng tạo và tái tạo . Cái đời sống trong tác phẩm tất nhiên là bắt nguồn từ đời sống của thế giới hiện thực . Tuy nhiên , nếu như cái đẹp trong cuộc sống chỉ mới là hình ảnh của một viên ngọc thô thì nhà văn khi đưa vào tác phẩm đã mài giũa , gọt đẽo để sao cho nó có thể trở thành một viên ngọc toàn bích . Chính nhờ cái quyền năng vô tận ấy của sáng tạo từ ngòi bút của nhà văn cho nên cái đẹp trong tác phẩm mới luôn trở thành một nguồn hấp dẫn rất lớn . Chúng ta , phàm là người Việt Nam , có ai mà không cảm thấy rất đỗi thân thuộc với những lũy tre làng . Nhưng , đã có ai trong chúng ta cảm nhận thấy những cây tre bình dị kia cất lên được những giai điệu của cuộc sống ? Vậy mà khi đọc những câu thơ này của Nguyễn Duy “ Lưng trần phơi nắng , phơi sương – Có manh áo cộc tre nhường cho con ” thử hỏi có ai có thể cầm được lòng mình ? ... Chính Bielinnki cũng đã từng nói rằng : “ Bất cứ thi sĩ nào cũng không thể trở thành vĩ đại nếu họ chỉ do ở mình và miêu tả mình – dù đó là miêu tả những nỗi đau hay niềm hạnh phúc . Bất cứ thi sĩ vĩ đại nào , sở dĩ họ vĩ đại là vì những đau khổ và hạnh phúc của họ bắt nguồn từ hoẳng sâu thẳm của lịch sử xã hội , bởi vì họ là khí quan của xã hội , của thời đại và của nhân loại ”. Sự nhạy cảm của tác giả sẽ là cây chìa khóa tạo nên sự đánh động , thức tỉnh những sự đồng điệu ở tâm hồn người đọc .
Cần phải nói thêm trong nhận định của Nguyễn Đình Thi , ông đã chú trọng tới cái gọi là sự sống mà nghệ sỹ mang trong lòng . Điều đó khẳng định những tác động tích cực của tác phẩm văn học vào cuộc sống . Một khi sợi dây truyền của nó chính là bằng những xúc động mãnh liệt của tâm hồn thì người đọc sẽ được soi tỏ bằng những quan điểm nhân văn tích cực và chính họ sẽ biết cách điều chỉnh hành vi trong cuộc sống của mình mà hướng tới cái cách sống đẹp hơn . Tác phẩm văn học cũng như một cách nói khác của Nguyễn Đình Thi trong văn bản “ Tiếng nói của văn nghệ ” rằng không chỉ trỏ cho ta con đường đi mà chỉ vào bên trong đốt lửa lên trong lòng chúng ta khiến chúng ta có sự tiếp cận với cuộc đời một cách tích cực hơn .
Đối với hoàn cảnh của nhà thơ Thanh Hải khi làm bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” thì đó là một trường hợp rất đặc biệt khiến chúng ta vô cùng xúc động . Không thể ngờ rằng trong những thời khắc cuối cùng của cuộc đời trên giường bệnh mà ông vẫn có thể làm nên một dòng cảm xúc trữ tình trong sáng , tin yêu phơi phới một tinh thần lạc quan và nổi bật một khát vọng hòa nhập , cống hiến đẹp đẽ đến là vậy . Bài thơ trước hết là sự kết tinh , chắt lọc của tâm hồn thơ Thanh Hải với cách nói nhỏ nhẹ , khiêm nhường nhưng có sức lay động , làm xao xuyến lòng người . Để rồi , từ những cảm xúc trong sáng ấy của mình tiếng lòng của ông đã tạo nên những dư ba trong tâm hồn hàng triệu triệu độc giả mọi thời đại .
Mở đầu bài thơ này , khi viết về cái đẹp của mùa xuân , nhà thơ không đi trên những lối mòn quen thuộc đã trở nên sáo rỗng với những chim én liệng , hoa Mai , hoa Đào chúm chím nở hay mưa bụi rơi rơi ... Nhà thơ đã chăm chú quan sát , chăm chú lắng nghe để rồi phát hiện , nâng niu trân trọng những cái đẹp thật đơn sơ , bình dị để đưa vào những vần thơ của mình . Đó dù chỉ là một bông hoa lục bình tím biếc mọc giữa dòng sông xanh hay chỉ là âm vang trong trẻo của một tiếng chim chiền chiện nhưng bức tranh mùa xuân mà nhà thơ mang lại vẫn có đủ sức làm lay động lòng người . Cái đẹp đó rõ ràng là đã kết tinh từ một tâm hồn dung dị , luôn luôn tha thiết gắn bó và khao khát hòa nhập với cuộc đời .
Nằm trên giường bệnh nhưng Thanh Hải vẫn thể hiện được mối giao hòa rất đẹp giữa tâm hồn mình với cuộc đời chung . Ông vẫn cảm nhận được ngoài kia là không khí thời đại , là tinh thần cách mạng đang vô cùng hối hả khẩn trương với lộc giắt đầy quanh lưng trên vành lá ngụy trang của người ra trận và lộc cũng đang trải dài trên nương mạ của người ra đồng . Cả dân tộc đang rất phấn khởi , tin tưởng trên con đường hàn gắn vết thương chiến tranh và từng bước dựng xây cuộc đời mới . Nhà thơ vì thế đã cảm nhận được đất nước như vì sao – cứ đi lên phía trước với một niềm tin vô cùng tươi sáng .
Từ cái đẹp của mùa xuân đất trời tạo vật cũng như từ cái đẹp của mùa xuân cuộc đời , mùa xuân thời đại như thế nhà thơ đã cảm thấy trỗi dậy trong lòng mình biết bao thôi thúc , giục giã . Ông chân thành tha thiết bày tỏ ước nguyện được đóng góp một chút tôi nhỏ bé của mình trước cái chung đang bừng bừng khí thế ấy . Đó là một niềm khao khát đẹp đẽ được nhà thơ phô ra tận đáy lòng mình . Ông muốn làm một con chim hót để hòa vào muôn ngàn tiếng chim của cuộc đời , muốn làm một nhành hoa nở để hòa vào cái vườn hoa trăm hồng ngàn tía của đất nước và muốn làm một nốt trầm xao xuyến để góp mình vào trong bản hòa ca rộng ràng của thời đại. Những ước nguyện ấy đều khiêm nhường , bình dị nhưng đều giống như những ngọn lửa của niềm say mê cháy sáng đến hết mình . Cái mùa xuân nho nhỏ đáng yêu trong sự sống của nhà thơ được ông thành tâm dâng cho cuộc đời bằng tất cả sự tin yêu và tự nguyện . Dù đó là lúc tuổi hai mươi trẻ trung tràn đầy nhiệt huyết hay dù đó là khi tóc bạc tuổi già bóng xế . Trái tim nhỏ bé trong lồng ngực nhà thơ còn đập thì vẫn còn đó cái khát vọng lớn lao được cống hiến những gì tinh túy nhất của bản thân cho cuộc đời .
Bài thơ đặt ra một vấn đề trang trọng về lý tưởng sống nhưng Thanh Hải đã không hề hô hào mang tính khẩu hiệu . Ông đã chứng tỏ nó bằng một hiện thực rất cảm động của chính cuộc đời mình . Bằng chứng là trong những tháng ngày vật lộn với tử sinh trên giường bệnh nhưng ông đã không hề buông xuôi , bỏ cuộc . Trái lại , ông đã tận dụng chút ít thời gian còn lại của cuộc đời để làm nên khúc ca “ Mùa xuân nho nhỏ” . Đó thực sự là một đóng góp đầy hữu ích mà chúng ta phải ghi nhận. Bài thơ giản dị như tiếng lòng của Thanh Hải và cũng chính là món quà đẹp đẽ mà ông gửi lại cho đời trước lúc đi xa .Nổ lực phi thường ấy của nhà thơ càng cho thấy rằng nếu không để cho tâm hồn của mình gắn bó thiết tha với cuộc đời thì làm sao ông có thể làm nên một khúc ca đầy những vẻ đẹp trong sáng tin yêu như thế trong một hoàn cảnh đặc biệt của mình .
Từ mùa xuân nho nhỏ của mình , Thanh Hải đã truyền vào trái tim độc giả một nhiệt huyết thật sự say mê của cuộc sống . Không phải là những bài học luân lý khô cứng mang tính giáo điều sách vở mà nhà thơ đã mang đến cho chúng ta một tiếng nói của tâm hồn . Chổ giao nhau giữa tác phẩm với độc giả chính là những tri âm , tri kỉ , những đồng điệu của cảm xúc . Chính vì lẽ đó mà nó có sức mạnh hơn bất kỳ một bài thuyết giảng nào . Từ những hình ảnh dòng sông xanh , bông hoa tím , tiếng chim chiền chiện mà nhà thơ đã liệt kê rất chọn lọc ở phần đầu của bài thơ như càng khiến chúng ta biết nâng niu , trân trọng hơn những cái đẹp đơn sơ trong cuộc sống của mình . Đó cũng giống như cái hình ảnh của một bãi bồi bên kia sông Hồng đã trở thành một niềm thao thức thiết tha , cháy bỏng của nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn “ Bến Quê ” của nhà văn Nguyễn Minh Châu hay cũng giống như tiếng gà cục tác , ổ trướng hồng tuổi thơ trong bài thơ “ Tiếng gà trưa ” của nhà thơ Xuân Quỳnh . Những hình ảnh cuộc đời mộc mạc ấy nếu ta biết trân trọng , yêu thương gắn bó thì đó sẽ mãi mãi là những mảnh tâm hồn đẹp đẽ và sẽ cùng ta đi suốt cuộc đời .
Từ hình ảnh của mùa xuân đất nước , mùa xuân thời đại với những chồi tơ , lộc biếc trên vành lá ngụy trang của người ra trận cũng như trên nương mạ của người ra đồng được Thanh Hải nói đến trong bài thơ đã đốt lửa lên trong lòng chúng ta tình yêu và niềm tin vào con đường đi tươi sáng trong sự nghiệp cách mạng lớn lao của dân tộc . Nó khiến chúng ta càng thêm gắn bó hơn với chính cuộc đời này .
Nhưng có lẽ bức thông điệp đáng chú ý nhất trong “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải chính là quan điểm sống cống hiến vô cùng cao đẹp của nhà thơ . Điều này đã tạo nên những tác động hết sức tích cực trong suy nghĩ cũng như hành động của chúng ta . Sẽ không quá khi nói rằng những lời thơ mở lòng kia của một một nhà thơ trước lúc đi xa đã soi tỏ cho chúng ta một cách nhập thế khi đang băn khoăn tìm kiếm lẽ yêu đời . “ Mùa xuân nho nhỏ” vì thế đã tạo nên một sự cộng hưởng giữa nhà thơ với độc giả . Tiếng lòng của Thanh Hải đã trở thành tiếng hát của muôn nhà , tiếng hát của lý tưởng sống cao đẹp . Cái tôi riêng của người nghệ sỹ rất chân thành , thiết tha ấy đã hòa vào cái ta chung của cuộc đời làm thức dậy trong mỗi con người mà đặc biệt là những con người trẻ tuổi ý thức về một lẽ sống đẹp . Rằng , không có gì đáng trân trọng hơn của một đời người khi chúng ta biết thành tâm cống hiến những gì đẹp nhất của chính bản thân cho dân tộc , cho đất nước , cho thời đại .
Văn học chính là một bờ bến vô cùng của nghệ thuật ngôn từ . Nghệ sỹ chính là người khơi nguồn cho những sáng tạo đó . Đến lượt mình độc giả vừa là người tiếp nhận lại vừa là người đồng sáng tạo . Chổ giao thoa kỳ diệu ấy giữa tác phẩm với thế giới bạn đọc đã khiến cho dù trải qua bao nhiêu thăng trầm dâu bể , bao nhiêu biến thiên thay đổi của cuộc đời nhưng những áng văn lạ , những vần thơ hay vẫn luôn có một sức hấp dẫn đặc biệt . Ta đến với tác phẩm văn học như là để soi mình trong tấm gương lớn của cuộc đời để từng bước hoàn thiện mình hơn .

  ĐỀ: “Một vầng trăng in trong gương Vẫn là một vầng trăng. Vầng trăng qua lòng mắt người nghệ sĩ Có thể thành vô vàn nét đẹp.” (Theo Phạm T...