Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2019

Thơ không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh


Bàn về thơ, có ý kiến cho rằng: "Thơ không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh" Em hiểu nhận định trên như thế nào? Hãy phân tích bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy để làm rõ nhận định trên

Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo những ý chính sau:
1. Giải thích, phân tích, bình luận quan niệm thơ của Chế Lan Viên (3,0 điểm)
a) (0,75 điểm)
- “Đưa ru” là nói đến sự vỗ về, vừa là nhịp, vừa là những lời êm ái ru ngủ con người. Nói rộng ra là cảm xúc, tình cảm, là nhịp điệu và nhạc điệu của thơ. Đó chính là đặc trưng cơ bản nhất, là cái gốc của thơ ca.
- “Thức tỉnh” là làm cho con người “tỉnh ra, nhận ra lẽ phải và thoát khỏi tình trạng mê muội sai lầm”, là “gợi ra, làm trỗi dậy cái tiềm tàng trong mỗi con người”, là tác động vào trí tuệ, nhận thức. Nói rộng ra là chất trí tuệ, suy tưởng, triết lí, tính tư tưởng của thơ ca.
b) (1,5 điểm)
Quan niệm “Thơ không phải chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh” đặc biệt coi trọng vai trò nhận thức của thơ, nhấn mạnh vai trò to lớn của trí tuệ đối với sức mạnh và sự hấp dẫn của nghệ thuật thơ ca. Quan niệm của Chế Lan Viên, tuy thừa nhận đặc trưng cơ bản của thơ là ở tình cảm, ở những rung động tâm hồn (tấm lòng, tình thương, tiếng ru, “đưa ru”), nhưng nhấn mạnh thơ không hề đối lập với lí trí, trí tuệ và suy tưởng (“thức tỉnh”), nếu gạt bỏ trí tuệ ra khỏi thơ thì vô hình trang đã làm mất đi sức mạnh to lớn của nghệ thuật thơ ca. Chất trí tuệ không chỉ tham gia vào sự sáng tạo nghệ thuật như một yếu tố cơ bản mà còn tạo nên vẻ đẹp và sức hấp dẫn riêng của thơ, làm giàu thơ ca bằng những phát hiện sâu sắc về chân lí đời sống, về con người và nghệ thuật, đem đến cho người đọc những “khoái cảm trí tuệ”.
c) (0,75 điểm)
Mối quan hệ giữa “đưa ru” và “thức tỉnh”:
- Ở những bài thơ xuất sắc thường có sự thống nhất hài hoà giữa cảm xúc và trí tuệ, cảm xúc gắn với suy tưởng triết lí. Nếu chỉ có cảm xúc, chỉ “đưa ru” thì thơ có thể rơi vào tình trạng hời hợt, nông cạn. Ngược lại, nếu chỉ có trí tuệ, chỉ “thức tỉnh” thì thơ có thể sẽ dễ trở nên khô khan. Vì vậy, dẫu có nhấn mạnh vai trò của nhận thức, của trí tuệ, thì cũng không thể xa rời đặc trưng cơ bản nhất của thơ ca là tình cảm, cảm xúc, là những rung động tâm hồn. Thơ tác động, thức tỉnh theo cách riêng: bằng cách khiến ta xúc động, thông qua ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc tính, giàu sức biểu cảm.
- Đây là một quan niệm thơ đúng đắn, sâu sắc của Chế Lan Viên. Đây cũng là khuynh hướng phát triển của mọi nền thơ hiện đại.
2. Lựa chọn và phân tích một sổ bài thơ để làm rõ quan niệm thơ của Chế Lan Viên (3,0 điểm)
- Cần phải lựa chọn được những bài thơ thích họp. Không phải phân tích cả bài mà phải phân tích có định hướng, chỉ tập trung phân tích để làm sáng tỏ quan niệm thơ của Chế Lan Viên.

1 nhận xét:

  ĐỀ: “Một vầng trăng in trong gương Vẫn là một vầng trăng. Vầng trăng qua lòng mắt người nghệ sĩ Có thể thành vô vàn nét đẹp.” (Theo Phạm T...