Thứ Hai, 21 tháng 10, 2019

Thơ hay là thơ giản dị, xúc động, ám ảnh DÀN Ý NHUNG TK 1


Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho rằng: " Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh". Bằng hiểu biết của mình và dựa vào ý kiến của Trần Đăng Khoa, em hãy chứng minh rằng: bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy là một bài thơ hay.
Định hướng bài:
- Giới thiệu, dẫn dắt vào ý kiến
- Cắt nghĩa nhận định trên ba ý nhỏ : giản dị, xúc động, ám ảnh và lí luận về vấn đề~> Yêu cầu của một bài thơ hay mang những vẻ đẹp như thế nào?
+ Thơ hay là thơ giản dị: Xuất phát từ những thứ mộc mạc, giản đơn nhưng không hề đơn giản.Thực chất cái giản dị thơ ca nằm ở bề mặt ngôn từ, tình cảm kết tinh thuần túy,lối viết ....thơ xuất phát từ chân tâm thực ý, không quá màu mè, khoa trương và trau chuốt quá đà.Song không phải vì thế mà thơ giản dị trở nên cẩu thả,hời hợt
+ Thơ hay là thơ xúc động: Trong thơ rung lên những cung bậc cảm xúc chân thật, đạt đến độ "chín" , oanh tạc vào thế giới nội tâm của con người, chẳng có nghĩa lý gì khi thơ chỉ là " xác chữ nằm thẳng đơ trên trang viết". Bởi lẽ, " Thơ ca là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tinh thần, do đó không đơn giản mà cũng không thần bí, thiêng liêng… Thơ ca chân chính phải là nguồn thức ăn tinh thần nuôi tâm hồn phát triển, nó không được là thứ thuốc phiện tinh thần êm ái, nhỏ nhen mà độc hại". Thơ ca mang ý truyền tải cảm xúc mạnh mẽ, cất lên tiếng hát như con chim mang tiếng hót cho đời, là sụ đồng vọng trong tác giả và bạn đọc với cuộc đời
+ Thơ hay là thơ ám ảnh: Ám ảnh là để lại những bề sâu suy tư, những dư ba trong lòng người đọc về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật "tinh vi". Thơ ca mang sức gợi, sức tả không chỉ là nhất thời mà còn mở ra trước mắt bề sâu tâm hồn.
- Chứng minh ( đi kèm lí luận): 

Thân bài:
* Giải thích vấn đề:
 - Giản dị: Sự bình dị, mộc mạc, không cầu kì, hoa mĩ. Giản dị trong văn chương không đồng nhất với đơn giản, dễ dãi.
- Xúc động: Là tiếng lòng, sự dồn nén cao độ của cảm xúc được chính nhà thơ gửi gắm trong tác phẩm. Từ tiếng lòng của thi nhân, bằng thơ và qua thơ đến với người đọc, khơi gợi trong lòng người đọc những rung cảm, tình cảm đẹp đẽ.
- Ám ảnh: những giá trị sâu sắc gợi cho người đọc những trăn trở nghĩ suy, những cảm xúc không thể nào quên.
-> Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy là một bài thơ hội tụ đầy đủ ba yếu tố: giản dị, xúc động và ám ảnh.
* Chứng minh:
+ Sự giản dị trong Ánh trăng:
- Đề tài: Bài thơ lấy đề tài ánh trăng, vầng trăng- một đề tài quen thuộc trong thơ ca dân tộc.
- Bài thơ có chủ đề rất quen thuộc, bắt nguồn từ truyền thống đạo lí của dân tộc: “Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ. Để thể hiện nội dung chủ đề, nhà thơ chọn trăng – hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ, hồn nhiên, khoáng đạt, tươi mát, làm biểu  tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống, gợi nhắc con người có thái độ sống ân nghĩa. thủy chung.
- Thể thơ và cấu trúc: Bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn rất bình dị. Bài thơ mang dáng dấp của một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian, theo dòng cảm nghĩ của tác giả, có sự kết hợp hài hoà, tự nhiên giữa tự sự và trữ tình.
- Giọng điệu, ngôn ngữ tự nhiên như lời tâm tình sâu lắng, nhịp thơ khi thì trôi chảy, nhịp nhàng theo lời kể, khi thì ngân nga thiết tha cảm xúc.
+ Những xúc động và ám ảnh của bài thơ Ánh trăng chủ yếu thể hiện qua nội dung tư tưởng bài thơ:
- Tình cảm giữa người và trăng trong quá khứ: tình cảm giữa người và trăng chân thành, sâu nặng. Mạch thơ khiến người đọc xúc động, ám ảnh bởi một quá khứ gian lao nhưng đẹp đẽ, nghĩa tình.
- Tình cảm giữa người và trăng theo thời gian:
Theo thời gian, cách cư xử của con người khiến ta trăn trở, day dứt. Cuộc sống hiện đại, hào nhoáng nơi thị thành đã khiến con người quên đi quá khứ, quên đi người bạn nghĩa tình năm xưa.
Vầng trăng, ánh trăng đã được nhân cách hóa như con người, có tâm hồn, có lẽ sống. Trăng khiến chúng ta xúc động và ám ảnh bởi lối sống tình nghĩa, thủy chung, nhân ái, vị tha mà cũng rất nghiêm khắc.
Trăng đưa người trở về với quá khứ, để gợi nhắc bài học sâu sắc, thấm thía về lẽ sống cao đẹp, ân tình, thủy chung, nghĩa tình với quá khứ.
* Đánh giá:
- Bài thơ giản dị từ đề tài, chủ đề đến hình ảnh, câu chữ, giọng điệu…
- Bài thơ là bức thông điệp mà tác giả gửi đến cho những người lính vừa bước ra khỏi chiến trường, đồng thời cũng là thông điệp cho tất cả chúng ta: hãy trân trọng quá khứ, hãy sống trọn đạo nghĩa: Uống nước nhớ nguồn.
Kết bài:
- Khẳng định lại nội dung bàn luận.
- Liên hệ: cần kế thừa, phát huy truyền thống đạo đức Uống nước nhớ nguồn.




Tìm các ý từ hình tượng ông đồ, những tình cảm thầm kín gói gọn trong từng câu chữ bộc lộ tâm trạng ( ví dụ như câu thơ đắt giá là : giấy đỏ buồn không thắm, mực đọng trong nghiên sầu) bởi hình thức nghệ thuật....
- Một vài câu nhận định có thể dùng trong bài lí luận
+ Raxun Gamzatốp: Giống như ngọn lửa bốc lên từ những cành khô, tài năng bắt nguồn từ những tình cảm mạnh mẽ của con người. Thơ sinh ra từ tình yêu và lòng căm thù, từ nụ cười trong sáng hay từ những giọt nước mắt đắng cay
+ Ngô Thì Nhậm: Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần.
+ Chu Văn Sơn: Câu thơ hay là câu thơ có khả năng đánh thức bao ấn tượng vốn ngủ quên trong kí ức của con người.
+ Thơ ca là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tinh thần, do đó không đơn giản mà cũng không thần bí, thiêng liêng… Thơ ca chân chính phải là nguồn thức ăn tinh thần nuôi tâm hồn phát triển, nó không được là thứ thuốc phiện tinh thần êm ái, nhỏ nhen mà độc hại…
+ Nhêcơraxop: Trong tâm hồn của con người đều có cái van mà chỉ có thơ ca mới mở được
- Đánh giá về nhận định: Đây có phải là nhận định đúng đắn về thơ không? Vì sao?
- Rút ra bài học và khẳng định lại vấn đề
* Lưu ý: Để làm tốt các bài lí luận về thơ và truyện em nên tìm đọc đặc trưng của các thể loại trong bài lí luận


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  ĐỀ: “Một vầng trăng in trong gương Vẫn là một vầng trăng. Vầng trăng qua lòng mắt người nghệ sĩ Có thể thành vô vàn nét đẹp.” (Theo Phạm T...