NHỮNG ĐỊNH NGHĨA VỀ THƠ
1. “Thơ là cô đúc.” Thơ đòi cô đúc để rồi trong một phút nổ ra như tiếng sét.
(Chế Lan Viên, Bình giảng thơ, Từ gác Khuê Văn đến quán Trung Tân, NXB Tác phẩm mới, 1981, tr.92)
2. Tình yêu và thơ là hai phạm trù mà trong đó cái tuyệt vời thông minh kết hợp với cái tuyệt vời ngây thơ, là hương đặc bịêt của một số tâm hồn thi sĩ và tình nhân.
(Xuân Diệu, Trong việc làm thơ, Văn nghệ, 5/3/1977)
3. Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi động chạm tới cuộc sống (…) văn xuôi lôi cuốn người như dòng nước, đưa ta đi từ điểm này qua điểm khác. Thơ, chỉ chọn một ít điểm chính, bấm vào những điểm ấy thì toàn thể động lên theo. Thơ là tống hợp, kết tinh. Văn xuôi cho phép không hoàn toàn, nhưng thơ thì luôn đòi hỏi sự toàn bích.
(Nguyễn Đình Thi, Mấy vấn đề văn học, NXB Văn học, 1958)
4. ”…thơ là ảnh, là nhân ảnh, thơ cũng ở loại cụ thể hữu hình. Nhưng nó khác với cái cụ thể của văn. Cùng mọc lên từ cái đống tài liệu thực tế, nhưng từ một cái hữu hình nó thức dậy được những vô hình bao la, từ một điểm nhất định mà nó mở được ra một cái diện không gian thời gian, trong đó nhịp mãi lên một tấm lòng sứ điệp.” (Nguyễn Tuân, Thời và thơ Tú Xương, Tạp chí Văn nghệ, 5/1961)
5. Văn xuôi bay ca hơn, nhưng thơ bay cao hơn. Văn xuôi giống chiếc máy bay khổng lồ có thể bình thản bay quanh trái đất. Còn thơ lại giống chiếc máy bay tiêm kích có thể lao vút lên bầu trời và trong nháy mắt lên ngang tầm chiếc máy bay khổng lồ kia, dù chiếc máy bay có bay cao đến đâu. (Raxun Gamzatốp, Đaghextan của tôi, tập 1, NXB Kim Đồng, 2001, tr.200)
6. Thơ hay nhất phải là thơ thiết thực. (Sóng Hồng, Thơ, NXB Văn học, tr.180)
7. Từ bao giờ đến bây giờ, từ Homère đến Kinh Thi đến ca dao Việt Nam, thơ vẫn là một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó đã ra đời giữa những vui buồn của loài người và nó sẽ kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế.
(Hoài Thanh, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 1999, tr. 38)
8. Tôi cũng đã muốn viết về phong, hoa, tuyết, nguyệt. Thế nhưng tôi không thể né tránh việc phải đối diện với thời đại, đối diện với hiện thực của nhân dân. Thơ cần phải tiếp cận thời đại, hòa đồng nhân sinh, hòa nhập xã hội, phải để lại những suy tư trong người đọc. Thơ cần phải tràn ngập những đau khổ và vui sướng, mồ hôi và nước mắt, trăn trở và huy hoàng. (Trương Trạch Quân)
9. Thơ phải là tia sáng nối cõi thực với cõi mộng, mặt đất với các vì sao. Thơ không cốt tả mà gợi, gợi cảnh cũng như gợi tình...cho hay vô cùng là thế giới bên trong. Hình sắc đẹp là những hình sắc khéo dẫn người ta vào thế giới ấy. (Hoài Thanh)
10. Thơ, trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật. (Bêilinxki)
11. Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí. (Tố Hữu, Về văn học nghệ thuật, Bộ Văn hóa, Hà Nội, 1972, tr. 396)
12. Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy. (Tố Hữu, Về văn học nghệ thuật, Bộ Văn hóa, Hà Nội, 1972, tr. 400)
13. "Thơ có tài là thơ nói rõ được cái thật". "Bài thơ hay làm cho người ta không còn thấy câu thơ, chỉ còn cảm thấy tình người. Quên rằng đó là tiếng nói của ai, người ta thấy nó như tiếng ca từ trong lòng mình, như là của mình vây." (Tố Hữu, Về văn học nghệ thuật, Bộ Văn hóa, Hà Nội, 1972, tr. 399. tr. 402)
14. Cái cần tính đến, là cái khoảng ở giữa các từ, ở giữa cái dòng thì đúng hơn. Thơ, là cái đó: sự im lặng giữa các từ. Nếu người ta lắng nghe cái im lặng đó, thì có những tiếng dội rất đa dạng và tinh tế.
(...) Không có sự trống không, chẳng hề có sự trống rỗng trong cuộc đời, chẳng hề có chỗ bỏ trắng. Và người ta chỉ có thể cảm nghe cái đó. Không phải là cái lý trí theo như người ta hiểu - mà hình dạng của nó có thể như là hình dạng của cái không lý trí. Thơ phải chăng là điều ấy: mơ trong thực, cái vô hình trong cái hữu hình. (Con đường thơ Tố Hữu, Lời giới thiệu Máu và hoa, Trích theo Tác phẩm mới, sô 57, tháng 1/1976)
15. Thơ là tình cảm mãnh liệt trào ra từ những thôi thúc bên trong. Nguồn gốc của thơ là những cảm xúc được tái hiện trong hoàn cảnh yên tĩnh. (William Wordsworth) (Hoàng Lan dịch)
16. Thơ và nghệ thuật nói chung là sự chiến thắng lớn nhất của con người từ chỗ vâng theo bản năng ăn, ngủ, tìm giống cải, mà biết tự nhận rõ mình, rồi nhờ ý thức ấy, tự tạo cho mình một đời sống tâm hồn vượt cao hơn bản năng. Bên cạnh đồ dùng sản xuất, câu thơ đã đánh dấu hẳn cái biên giới chia con người với con vật.
(Mấy vấn đề văn học, Nguyễn Đình Thi, NXB Văn học, 1958, tr.62)
17. “Thơ tức là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp. Thơ không chỉ nói lên tình cảm riêng của nhà thơ, mà nhiều khi thông qua tình cảm đó, nói lên niềm hy vọng của cả một dân tộc những ước mơ của nhân dân, về những nhịp đập của trái tịm quần chúng.”
“Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý tinh vi. Người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong lòng. Nhưng thơ là tình cảm và lý trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật. tình cảm và lý trí ấy được diễn đạt bằng những hình tượng đẹp đẽ qua những lời thơ trong sáng vang lên nhạc điệu khác thường.”
“Thơ là viên ngọc kim cương long lanh dưới ánh sáng mặt trời. Thơ là thơ, đồng thời cũng là vẽ, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng – Nhưng thơ cũng có khả năng bao quát sâu rộng không gian và thời gian mà nhiều nghệ thuật khác không có (…) cho nên thơ là nghệ thuật kỳ diệu bậc nhất của trí tưởng tượng.”
(Sóng Hồng, Thơ Sóng Hồng, NXB Văn học, tr. 6, 8, 10, bản in lần 2)
16. Làm thơ có ba điểm chính: một là tình, hai là cảnh, ba là việc. Tiếng sáo thiên nhiên kêu ở trong lòng mà động vào máy tình; thị giác tiếp xúc với ngoài, cảnh động vào ý, dựa cổ mà chứng kim, chép việc thuật chuyện, thu lãm lấy tinh thần... đại để không ngoài ba điểm ấy. (Lê Quý Đôn)
19. Thơ là “thần hứng”. (Platôn)
20. Thơ là “ngọn lửa thần”. (Decgiavin)
21. Thơ là sự bùng cháy cảm xúc trong khoảnh khắc. (Nguyễn Trọng Hoàn)
22. Thơ ca đích thực là sự bột phát của những tình cảm mãnh liệt. (H. Wordsworth)
23. Điều thúc đẩy nhà thơ sáng tạo là ham muốn luôn luôn thăm dò sức mạnh bên trong của mình. Đó là nhu cầu trải bày ra trước mắt mình cả cái khối đang đè nặng trong đầu và trong ngực mình. Bởi vì thơ, dù là thơ bề ngoài có vẻ tĩnh lặng nhất vẫn luôn luôn là bi kịch của tâm hồn…Nhà thơ là người thợ lặn đang sục sạo tìm ở những vực sâu kín nhất của tâm thức những vật liệu cao quý sẽ kết tinh lại khi bàn tay anh ta mang chúng ra ánh sáng. (P. Reverdy)
24. Thơ ca làm cho con người đi từ chân trời của một người đến chân trời nhiều người.
(Pôn Êluya)
25. Giống như ngọn lửa bốc lên từ những cành khô, tài năng bắt nguồn từ những tình cảm mạnh mẽ của con người … Thơ sinh ra từ tình yêu và lòng căm thù, từ nụ cười trong sáng hay từ những giọt nước mắt cay đắng.(Raxun Gamzatốp)
26. Thơ là “một hành trình vào vũ trụ bên trong”, “một cuộc khám phá ra bản ngã đích thực”, “một cách thế khiến sự vật xảy ra theo cách ta muốn chúng xảy ra”. (Ted Hughes, nhà thơ Anh, 1930 – 1998)
1. “Thơ là cô đúc.” Thơ đòi cô đúc để rồi trong một phút nổ ra như tiếng sét.
(Chế Lan Viên, Bình giảng thơ, Từ gác Khuê Văn đến quán Trung Tân, NXB Tác phẩm mới, 1981, tr.92)
2. Tình yêu và thơ là hai phạm trù mà trong đó cái tuyệt vời thông minh kết hợp với cái tuyệt vời ngây thơ, là hương đặc bịêt của một số tâm hồn thi sĩ và tình nhân.
(Xuân Diệu, Trong việc làm thơ, Văn nghệ, 5/3/1977)
3. Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi động chạm tới cuộc sống (…) văn xuôi lôi cuốn người như dòng nước, đưa ta đi từ điểm này qua điểm khác. Thơ, chỉ chọn một ít điểm chính, bấm vào những điểm ấy thì toàn thể động lên theo. Thơ là tống hợp, kết tinh. Văn xuôi cho phép không hoàn toàn, nhưng thơ thì luôn đòi hỏi sự toàn bích.
(Nguyễn Đình Thi, Mấy vấn đề văn học, NXB Văn học, 1958)
4. ”…thơ là ảnh, là nhân ảnh, thơ cũng ở loại cụ thể hữu hình. Nhưng nó khác với cái cụ thể của văn. Cùng mọc lên từ cái đống tài liệu thực tế, nhưng từ một cái hữu hình nó thức dậy được những vô hình bao la, từ một điểm nhất định mà nó mở được ra một cái diện không gian thời gian, trong đó nhịp mãi lên một tấm lòng sứ điệp.” (Nguyễn Tuân, Thời và thơ Tú Xương, Tạp chí Văn nghệ, 5/1961)
5. Văn xuôi bay ca hơn, nhưng thơ bay cao hơn. Văn xuôi giống chiếc máy bay khổng lồ có thể bình thản bay quanh trái đất. Còn thơ lại giống chiếc máy bay tiêm kích có thể lao vút lên bầu trời và trong nháy mắt lên ngang tầm chiếc máy bay khổng lồ kia, dù chiếc máy bay có bay cao đến đâu. (Raxun Gamzatốp, Đaghextan của tôi, tập 1, NXB Kim Đồng, 2001, tr.200)
6. Thơ hay nhất phải là thơ thiết thực. (Sóng Hồng, Thơ, NXB Văn học, tr.180)
7. Từ bao giờ đến bây giờ, từ Homère đến Kinh Thi đến ca dao Việt Nam, thơ vẫn là một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó đã ra đời giữa những vui buồn của loài người và nó sẽ kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế.
(Hoài Thanh, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 1999, tr. 38)
8. Tôi cũng đã muốn viết về phong, hoa, tuyết, nguyệt. Thế nhưng tôi không thể né tránh việc phải đối diện với thời đại, đối diện với hiện thực của nhân dân. Thơ cần phải tiếp cận thời đại, hòa đồng nhân sinh, hòa nhập xã hội, phải để lại những suy tư trong người đọc. Thơ cần phải tràn ngập những đau khổ và vui sướng, mồ hôi và nước mắt, trăn trở và huy hoàng. (Trương Trạch Quân)
9. Thơ phải là tia sáng nối cõi thực với cõi mộng, mặt đất với các vì sao. Thơ không cốt tả mà gợi, gợi cảnh cũng như gợi tình...cho hay vô cùng là thế giới bên trong. Hình sắc đẹp là những hình sắc khéo dẫn người ta vào thế giới ấy. (Hoài Thanh)
10. Thơ, trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật. (Bêilinxki)
11. Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí. (Tố Hữu, Về văn học nghệ thuật, Bộ Văn hóa, Hà Nội, 1972, tr. 396)
12. Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy. (Tố Hữu, Về văn học nghệ thuật, Bộ Văn hóa, Hà Nội, 1972, tr. 400)
13. "Thơ có tài là thơ nói rõ được cái thật". "Bài thơ hay làm cho người ta không còn thấy câu thơ, chỉ còn cảm thấy tình người. Quên rằng đó là tiếng nói của ai, người ta thấy nó như tiếng ca từ trong lòng mình, như là của mình vây." (Tố Hữu, Về văn học nghệ thuật, Bộ Văn hóa, Hà Nội, 1972, tr. 399. tr. 402)
14. Cái cần tính đến, là cái khoảng ở giữa các từ, ở giữa cái dòng thì đúng hơn. Thơ, là cái đó: sự im lặng giữa các từ. Nếu người ta lắng nghe cái im lặng đó, thì có những tiếng dội rất đa dạng và tinh tế.
(...) Không có sự trống không, chẳng hề có sự trống rỗng trong cuộc đời, chẳng hề có chỗ bỏ trắng. Và người ta chỉ có thể cảm nghe cái đó. Không phải là cái lý trí theo như người ta hiểu - mà hình dạng của nó có thể như là hình dạng của cái không lý trí. Thơ phải chăng là điều ấy: mơ trong thực, cái vô hình trong cái hữu hình. (Con đường thơ Tố Hữu, Lời giới thiệu Máu và hoa, Trích theo Tác phẩm mới, sô 57, tháng 1/1976)
15. Thơ là tình cảm mãnh liệt trào ra từ những thôi thúc bên trong. Nguồn gốc của thơ là những cảm xúc được tái hiện trong hoàn cảnh yên tĩnh. (William Wordsworth) (Hoàng Lan dịch)
16. Thơ và nghệ thuật nói chung là sự chiến thắng lớn nhất của con người từ chỗ vâng theo bản năng ăn, ngủ, tìm giống cải, mà biết tự nhận rõ mình, rồi nhờ ý thức ấy, tự tạo cho mình một đời sống tâm hồn vượt cao hơn bản năng. Bên cạnh đồ dùng sản xuất, câu thơ đã đánh dấu hẳn cái biên giới chia con người với con vật.
(Mấy vấn đề văn học, Nguyễn Đình Thi, NXB Văn học, 1958, tr.62)
17. “Thơ tức là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp. Thơ không chỉ nói lên tình cảm riêng của nhà thơ, mà nhiều khi thông qua tình cảm đó, nói lên niềm hy vọng của cả một dân tộc những ước mơ của nhân dân, về những nhịp đập của trái tịm quần chúng.”
“Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý tinh vi. Người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong lòng. Nhưng thơ là tình cảm và lý trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật. tình cảm và lý trí ấy được diễn đạt bằng những hình tượng đẹp đẽ qua những lời thơ trong sáng vang lên nhạc điệu khác thường.”
“Thơ là viên ngọc kim cương long lanh dưới ánh sáng mặt trời. Thơ là thơ, đồng thời cũng là vẽ, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng – Nhưng thơ cũng có khả năng bao quát sâu rộng không gian và thời gian mà nhiều nghệ thuật khác không có (…) cho nên thơ là nghệ thuật kỳ diệu bậc nhất của trí tưởng tượng.”
(Sóng Hồng, Thơ Sóng Hồng, NXB Văn học, tr. 6, 8, 10, bản in lần 2)
16. Làm thơ có ba điểm chính: một là tình, hai là cảnh, ba là việc. Tiếng sáo thiên nhiên kêu ở trong lòng mà động vào máy tình; thị giác tiếp xúc với ngoài, cảnh động vào ý, dựa cổ mà chứng kim, chép việc thuật chuyện, thu lãm lấy tinh thần... đại để không ngoài ba điểm ấy. (Lê Quý Đôn)
19. Thơ là “thần hứng”. (Platôn)
20. Thơ là “ngọn lửa thần”. (Decgiavin)
21. Thơ là sự bùng cháy cảm xúc trong khoảnh khắc. (Nguyễn Trọng Hoàn)
22. Thơ ca đích thực là sự bột phát của những tình cảm mãnh liệt. (H. Wordsworth)
23. Điều thúc đẩy nhà thơ sáng tạo là ham muốn luôn luôn thăm dò sức mạnh bên trong của mình. Đó là nhu cầu trải bày ra trước mắt mình cả cái khối đang đè nặng trong đầu và trong ngực mình. Bởi vì thơ, dù là thơ bề ngoài có vẻ tĩnh lặng nhất vẫn luôn luôn là bi kịch của tâm hồn…Nhà thơ là người thợ lặn đang sục sạo tìm ở những vực sâu kín nhất của tâm thức những vật liệu cao quý sẽ kết tinh lại khi bàn tay anh ta mang chúng ra ánh sáng. (P. Reverdy)
24. Thơ ca làm cho con người đi từ chân trời của một người đến chân trời nhiều người.
(Pôn Êluya)
25. Giống như ngọn lửa bốc lên từ những cành khô, tài năng bắt nguồn từ những tình cảm mạnh mẽ của con người … Thơ sinh ra từ tình yêu và lòng căm thù, từ nụ cười trong sáng hay từ những giọt nước mắt cay đắng.(Raxun Gamzatốp)
26. Thơ là “một hành trình vào vũ trụ bên trong”, “một cuộc khám phá ra bản ngã đích thực”, “một cách thế khiến sự vật xảy ra theo cách ta muốn chúng xảy ra”. (Ted Hughes, nhà thơ Anh, 1930 – 1998)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét