Thứ Năm, 19 tháng 7, 2018

Thuyết Minh Về Đôi Dép Cao Su Văn 8

Thuyết Minh Về Đôi Dép Cao Su Văn 8



Bài làm

Đôi dép cao su là vật dụng đầy sáng tạo và độc đáo, chỉ ở đất nước Việt Narn mới có. Nó đã gắn bó thân thiết với cán bộ và chiến sĩ ta qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đố quốc Mĩ xâm lăng.

Đôi dép có hình dáng giống các đôi dép bình thường khác. Quai dép được làm bằng săm (ruột) xe ô tô cũ. Hai quai trước bắt chéo nhau, hai quai sau song song, vắt ngang cổ chân. Bề ngang mỗi quai khoảng 1,5 cm. Quai được luồn xuống đế qua các vết rạch vừa khít với quai. Đế dép được làm bằng lốp (vỏ) xe ôtô hỏng hoặc đúc bằng cao su, mặt dưới có xẻ những rãnh hình thoi để đi cho đỡ trơn.

thuyet minh ve doi dep cao su doi dep bac ho
thuyet minh ve doi dep cao su doi dep bac ho
Dép lốp cao su dễ làm, giá thành rẻ, tiện sử dụng trong mọi thời tiết nắng, mưa. Khi xỏ quai sau vào, dép sẽ ôm chặt lấy bàn chân và gót chân nên người đi đường sẽ không bị mỏi. Người đi đường xa mang sẵn cái rút dép tự tạo bằng cật tre già hoặc bằng nhôm, đề phòng khi dép cao su bị tuột quai thì rút lại.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, mỗi anh bộ đội được phát một đôi giày và một đôi dép cao su. Chiến sĩ ta thường sử dụng dép cao su để hành quân đánh giặc. Đi giày vừa nặng vừa nhiều cái bất tiện, nhất là lúc hành quân qua địa hình rừng núi, gặp trời mưa thì giày là cái túi nước dưới chân, là nơi trú ngụ tốt nhất của các con vắt rừng chuyên hút máu. Dẫu biết có vắt trong giày, các chiến sĩ vẫn phải cắn răng chịu đựng, không dám dừng lại để bắt nó ra vì sợ lạc đội ngũ.

Nếu dùng dép lốp để hành quân thì mọi việc đơn giản hơn nhiều. Trời nắng thì dép nhẹ, dễ vận động. Nếu trời mưa, gặp đường sình lầy thì chỉ cần đổ ít nước trong bi đông ra rửa bớt bùn là tiếp tục đi. Vắt cắn chân thì cúi xuống nhặt, vứt sang lề đường, chẳng mất thời gian.

Đôi dép cao su là biểu tượng giản dị, thuỷ chung trong hai cuộc chiến tranh giải phóng đau thương mà oanh liệt của dân tộc ta. Đôi dép cao su còn gắn liền với cuộc sống thanh cao, giản dị của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Đôi dép cao su, đôi dép Bác Hồ đã trở thành đề tài bài thơ của nhà thơ quân đội Tạ Hữu Yên, được nhạc sĩ Văn An phổ nhạc. Bài hát đã in đậm hình ảnh đáng yêu của đôi dép cao su trong lòng công chúng: Đôi dép đơn sơ, đôi dép Bác Hồ, Bác đi từ ở chiến khu Bác về. Phố phường, trận địa, nhà máy, đồng quê, đều in dấu dép Bác về Bác ơi! Dép này Bác trải đường dài. Đã cùng Bác vượt chông gai, xây non nước nhà. Đường đi chiến đấu gần xa, dấu dép Cha già dẫn lối con đi… Bài hát đã vang lên cùng năm tháng, nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta hãy trân trọng thành quả và vinh quang to lớn mà ông cha ta đã tạo dựng nên từ những thứ bình thường nhất trong quá trình dựng nước và giữ nước.

Theo: Thái Bảo


Cô Giáo Thu Hiền
Tôi là Thu Hiền SN 1988 hiện đang là giáo viên môn văn tại Hà Nội. Từ nhỏ tôi đã có niềm đam mê với môn văn học và nghiên cứu rất nhiều về nó. Tôi muốn chia sẻ những kiến thức của mình có được đến với mọi người.

Bài viết liên quan
> Thuyết minh về cấu tạo và công dụng của chiếc xe đạp
> Thuyết minh về cây bút máy văn 8
> Thuyết minh về chiếc kính đeo mắt văn 8
> Em hãy soạn bài Chiếc Lá Cuối Cùng của O.hen-ri
> Thuyết minh về con chó nhà em nuôi ngữ văn 8
> Giới thiệu về cái mâm cơm văn 8
> Thuyết minh về cái phích nước (bình thủy)
> Phân tích bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phù Tử Nguyễn Thiếp
> Phân tích bài Thuế máu trích Bản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc
> Phân tích bài Đi bộ ngao du trích trong tác phẩm Ê-min hay về giáo dục của Ru-xô
> Phân tích đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục trong tác phẩm Trưởng giả học làm sang của Mô-li-e
> Kể lại việc em nhận được một món quà bất ngờ nhân dịp sinh nhật
> Kể lại việc tốt em đã giúp một bà cụ qua đường
> Bình luận lời dạy của Bác Hồ: Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết Thành công thành công đại thành công
> Phân tích nhân vật cái Tí trong đoạn trích Con có thương thầy u
BÀI MỚI
Cảm nghĩ của em về ngày đầu tiên bước vào trường trung học phổ thông
Nghị luận xã hội về vấn đề học đi đôi với hành
Phân tích cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Hãy kể về một người lao động trí óc mà em biết

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  ĐỀ: “Một vầng trăng in trong gương Vẫn là một vầng trăng. Vầng trăng qua lòng mắt người nghệ sĩ Có thể thành vô vàn nét đẹp.” (Theo Phạm T...