Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2020

NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI – ĐOẠN PHÁ BOM


NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI – ĐOẠN PHÁ BOM
Đề bài:
Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ vào không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các anh chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích kiểu đi khom khi có thể đàng hoàng mà bước tới.
Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng…
Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng. […]

Hồi còi thứ hai của chị Thao. Tôi nép người vào bức tường đất, nhìn đồng hồ. Không có gió. Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu. Còn đằng kia, lửa đang chui bên trong cái dây mìn, chui vào ruột quả bom…
Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần hai?
(Lê Minh KhuêNhững ngôi sao xa xôi, SGK Ngữ văn 9, tập Hai, NXB Giáo dục, 2006)
Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong đoạn trích trên.

Bài làm
“Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé, giữa Sài Gòn.
Em vẫy cười đôi mắt trong.”
(Lá đỏ – Nguyễn Đình Thi)
Hình ảnh các cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn đã là một nguồn cảm hứng bất tận cho văn học cách mạng, đó là những cô gái kiên cường nhưng giàu tình cảm, mang những phẩm chất tốt đẹp. Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” (Lê Minh Khuê) là một minh chứng tiêu biểu cho sức sống mãnh liệt của hình tượng cô thanh niên xung phong trong lòng bạn đọc. Nhà văn Lê Minh Khuê, bàng một bút pháp tinh tế và cảm nhận sâu sắc, đã mở ra một khoảng trời kí ức trong tâm hồn Phương Định, hé lộ những phẩm chất của nhân vật, đặc biệt qua đoạn trích: “Vắng lặng đến phát sợ… châm mình lần hai”.
Lê Minh Khuê là cây bút nữ chuyên về truyện ngắn. Đề tài của Lê Minh Khuê trong những năm chiến tranh chính là cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn. Truyện ngắn “Nhũng ngôi sao xa xôi” là tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt.
Truyện ngắn “Nhũng ngôi sao xa xôi” kể về cuộc sống của những cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Ba nữ thanh niên xung phong (Thao, Phương Định, Nho) làm thành một tố trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ hết sức nguy hiếm, họ phải luôn bình tĩnh đối mặt với thần chết. Họ ở trong một cái hang, dưới chân cao điểm, cách xa đơn vị. Cuộc sống khắc nghiệt và nguy hiểm nhưng họ vẫn có những niềm vui của tuổi trẻ, những giây phút bình thản, mơ mộng, và rất gắn bó với đồng đội của mình. Một lần phá bom, Nho bị thương, cả Phương Định và chị Thao đều xót xa, lo lắng. Bỗng nhiên một cơn mưa đá ập đến khơi dậy trong Phương Đinh rất nhiều kí ức và hoài niêm.
Đoạn trích nằm ở giữa tác phấm. Sau khi giặc ném bom, chị Thao và Nho đi trinh sát, đo đạc, phát hiện ra có bốn quả bom chậm cần phải phá, nhằm đảm bảo tuyến đường Trường Sơn không bị đứt mạch. Phương Định có nhiệm vụ phá một quả bom trên đồi. Đoạn trích miêu tá công việc phá bom căng thẳng và nguy hiểm của Phương Định.
Qua đoạn trích trên, ta thấy Phương Định là một cô thanh niên xung phong can trường, gan dạ, giàu tinh thần trách nhiệm.Lê Minh Khuê đã miêu tả không gian tĩnh lặng, hoang tàn trên đường Phương Định đi đến chỗ quả bom để làm bật lên sự tàn khốc, căng thẳng của cuộc chiến. Phương Định nhận xét về bầu không khí ấy: “Vắng lặng đến phát sợ”. Đó là sự tĩnh lặng tuyệt đối và căng thắng như đè nặng lên tâm hồn nhân vật. Tất cả cảnh vật đều thiếu sức sống. Bom giặc hủy diệt thiên nhiên, những cái cây sót lại thì “xơ xác”. “Đất nóng” – câu văn ngắn khiến người đọc cảm nhận được mặt đất nóng rẫy bởi lửa đạn chiến tranh. Trong không khí là “khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì ở xa”. Hình ảnh đám khói vẩn tạo cảm giác hiu quạnh, hoang tàn. Tất cả các cảnh vật đều gợi đến sự hủy diệt, đều gợi nhắc đến lằn ranh sự sống – cái chết chỉ tích tắc, bởi đó là tàn tích sót lại sau một đợt càn quét dữ dội của quần giặc. Vậy mà giữa không gian hoang tàn chết chóc đó, Phương Định chỉ có một mình.
Trong tình huống nguy hiểm và cô độc ấy, tâm trí Phương Định bồng hiện ra câu hỏi: “Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không?”. Câu hỏi ấy cất lên thật tự nhiên, phù hợp với tâm lý nhân vật vì: Phương Định luôn dành tình cảm đặc biệt cho các anh lỉnh giải phóng. Tuy cô có nét kiêu kì của một người con gái Hà Thành, không săn sóc, vồn vã, nhưng thực tâm cô luôn nghĩ rằng “những người đẹp nhất, thông minh, can đảo và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ ”. Sự hiện diện của các anh như tiếp thêm cho cô sức mạnh và niềm tin để hoàn thành nhiệm vụ.Mặt khác, trong cái tĩnh lặng và cô độc đến đáng sợ của cuộc chiến, ánh mắt dõi theo của các anh cao xạ giống như một sự đồng tình, một sự úng hộ, một động lực lớn lao đồng hành cùng Phương Định. Nó xua tan cảm giác cô quạnh và xua tan sự sợ hãi. Nó giúp Phương Định nhận ra sợi dây gắn bó vô hình nhưng bền chặt giữa cô và đồng đội, giữa một cá nhân và một tập thế, đế có được thứ sức mạnh đoàn kết to lớn làm điểm tựa tinh thần. Cho nên, mặc dù lúc đầu sự không chắc chắn thể hiện qua hình thức câu hỏi, qua cụm từ “chắc có”, Phương Định vẫn tin tưởng mạnh mẽ vào các anh lính cao xạ. Biện pháp nói quá “Các anh ấy cổ những cái ổng nhòm cỏ thế thu cả trái đất vào tầm mắt ” vừa cho thấy sự nể phục vừa cho thấy niềm tin vững chắc của Phương Định vào các anh chiến sĩ.
Có một điểm tựa tinh thần như thế, nên Phương Định trở nên mạnh mẽ hơn. Cô nhận ra mình không còn sợ nữa. Và hơn hết, cô có can đảm để khẳng định: “Tôi sẽ không đi khom ”. Ta có thể hình dung một dáng đi hiên ngang, mạnh mẽ, ngấng cao đầu đầy kiêu hãnh của cô thanh niên xung phong đầy can trường giữa hoàn cảnh khắc nghiệt. Ớ Phương Định sáng lên vẻ đẹp của lòng tự trọng và một trái tim dũng cảm, bản lĩnh.
Thế rồi hình ảnh quả bom hiện ra: “Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng… ”. Phép nhân hóa qua từ “lạnh lùng” khiến quả bom như một kẻ thù hiếm ác, vừa như đe dọa, vừa như thách thức. Hình ảnh quả bom tách ra thành một đoạn văn riêng, chỉ có hai câu, tô đậm thêm sự nguy hiểm và bầu không khí căng thắng, nặng nề của công việc phá bom.
Phương Định nhanh chóng bẳt tay vào công việc. Những câu trần thuật ngan đặt kể nhau như nhũng nhịp hoạt động liên tục, thành thục của Phương Định. “Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom”, “Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên”. Công việc gian khổ, nguy hiếm này có lẽ Phương Định phải đối mặt mỗi ngày, cho nên cô hành động dút khoát, không do dự. Câu đặc biệt “Đất rắn ” ngắn và bình thản. Nó cho thấy sự cảm nhận trong tích tắc và sự pháp đoán mau lẹ của Phương Định. Công việc phá bom không chỉ căng thẳng, cần một thần kinh thép, mà còn đòi hỏi một sức khỏe bền bỉ và sự cấn thận, chính xác từng li, từng tí.

Đôi lúc lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Lê Minh Khuê miêu tả âm thanh ấy: “Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi ”. Phép chuyển đối cảm giác đầy sống động đã giúp người đọc hình dung ra cái âm thanh chát chúa của kim loại chạm vào nhau. Tiếng động ấy như một lưỡi dao, cứa vào da thịt Phương Định và như cứa vào trái tim người đọc. Bởi âm thanh ấy, trong những dao động gai người của nó, là thông điệp của cái chết. Biết đâu sau một trong những va chạm nhỏ nhất, quả bom sẽ phát nổ? Lười hái thần chết luôn rình rập trong công việc đầy hiểm nguy, gian khổ này.

Âm thanh chát chúa ấy dội vào tâm hồn Phương Định, cô nhận ra sao mình làm quá chậm. Câu cầu khiến: “Nhanh lên một tí!” vang ra như một sự thúc giục, cần phái nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ, trước khi có điều bất trắc gì xảy ra.
Chi tiết “Vỏ quả bom nóng” là một chi tiết đắt giá. Bởi đó là một “dấu hiệu chắng lành”: Có thế vỏ quả bom nóng do mặt trời nung, như vậy thì mọi việc vẫn bình an. Nhưng cũng có thế vỏ quả bom nóng do sức nóng từ bên trong, có nghĩa là nó sắp phát nổ. Câu văn “Vỏ quả bom nóng” như dồn nén tất cả sự căng thẳng. Trong một khoảnh khắc đó là sự giằng co giữa sự sống và cái chết, an toàn và hiểm nguy, là một thử thách lớn lao ngay cả với những tâm hồn can đảm nhất.
Trước thử thách tâm lý nặng nề ấy, người đọc nhận ra một sức mạnh phi thường trong tâm hồn Phương Định. Điệp cấu trúc “hoặc là…” lặp lại hai lần cho thấy một sự phán đoán bình thản đến bất ngờ. Dường như đứng giữa lằn ranh sống chết ấy, Phương Định quên đi sự an nguy của chính mình và vượt qua mọi nỗi sợ hãi, dồn toàn bộ tâm trí đế hoàn thành nhiệm vụ.
Đặt mìn phá bom xong, Phương Định hồi hộp chờ kết quả. Nếu ở phần trên, Lê Minh Khuê khắc họa sự nguy hiểm, căng thẳng của công việc phá bom trên bình diện không gian, thì đến đây nữ nhà văn giúp người đọc hình dung điều đó rõ hơn qua bình diện thời gian. Hai đấu hiệu của thời gian đó là: hồi còi của chị Thao và chiếc kim đồng hồ.
Không gian tĩnh lặng đến tận cùng. Và dường như thời gian ngưng đọng. “Không có gió ” – không có dù chỉ một âm thanh nhỏ, và không khí vẫn khô nóng đầy ngột ngạt. Không gian tĩnh lặng đủ đế Phương Định cảm nhận trái tim mình. “Tim tôi đập không rõ”. Đó là những nhịp tim loạn nhịp, cho thấy sự căng thắng, hồi hộp ngự trị trong tâm hồn cô thanh niên xung phong.
Đối lập với tâm hồn đầy biến động của Phương Định là hình ảnh những chiếc kim đồng hồ “bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung” như một sinh vật sống dửng dưng, lạnh lùng. Những câu văn dài như dòng chảy vô thủy vô chung của thời gian: “Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên nhũng con sổ vĩnh cửu ”. Ớ đây, bằng sự tương phản giữa thời gian vật lý và thời gian tâm lý, Lê Minh Khuê đã khắc họa được bức tranh tâm hồn của Phương Định: Nếu thời gian của đời người trong cuộc phá bom đầy nguy hiểm này chỉ là từng khoảnh khắc giằng co giữa sống – chết thì thời gian vật lý lạnh lùng vô tri bởi chúng chỉ là “những con số vĩnh cửu”. Nếu tâm lý căng thẳng của Phương Định cảm nhận thời gian trôi chậm chạp, nặng nề, thì nhũng chiếc kim đồng hồ chỉ đơn giản là “chạy, sinh động và nhẹ nhàng” theo nhịp vận động miên viễn từ ngàn xưa của nó. Trục quy chiếu của thời gian vật lý đã khiến ta nhận ra rõ hơn những biến động trong tâm hồn Phương Định, đó là một ánh mắt căng thẳng, hồi hộp dõi theo ánh lửa “chui bên trong cái dây mìn, chui vào ruột quả bom ”, chờ đợi kết quả của công việc.
Tại sao Phương Định lại có thế mạnh mẽ đến như vậy khi đối mặt với cái chết? Tại sao cô lại hồi hộp, căng tháng đến mức tim lạc nhịp khi dõi theo ngọn lửa chạy vào quả bom? Khi công việc phá bom thành công, Phương Định tâm tình cùng bạn đọc và lí giải nhũng điều đó: “Quen rồi ” – Câu đặc biệt vừa chân thành như một lời tâm tình, vừa bình thản gan dạ đến lạ lùng. Thì ra, sức mạnh tinh thần lớn lao ấy giống như một thứ kim loại quý giá và vững vàng đã được ngọn lửa chiến tranh tôi luyện để càng rắn rỏi. Chính cái hoàn cảnh “một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần ” đã tạo cho Phương Định và đồng đội của mình một tinh thần thép đế vượt qua nỗi sợ hãi và những khoảnh khắc căng thắng đối diện với cái chết.
Tất nhiên, họ không phải là những kẻ liều mạng. Họ đủ tỉnh táo để nhận ra: “Tôi có nghĩ tới cái chết”. “Nhưng cái chết ấy mờ nhạt, không cụ thể”. Thông thường, những người yêu cuộc sống tha thiết sẽ sợ cái chết, bởi như một danh nhân từng nói: “Bi kịch thật sự của cái chết không phải là ta chết, mà chính là ớ cho ta không còn được sống nữa”. Thế nhưng thật nghịch lý, trong hoàn cảnh chiến tranh, lúc con người ta dám can đảm đối mặt với cái chết là lúc con người ta yêu cuộc sống nhất. Bởi cái chết khi làm nhiệm vụ khiến cuộc đời của họ kết thúc một cách có ý nghĩa, họ ngã xuống trở thành một phần máu thịt của đất mẹ quê hương.
Lí do khác khiến cho Phương Định cảm thấy cái chết “mờ nhạt, không cụ thê ” chính là bởi tâm trí cô có một mục tiêu rõ ràng, quan trọng cần phải quan tâm hơn: nhiệm vụ. Các câu hỏi như những làn sóng xoáy sâu vào tâm trí: “Liệu mìn có nổ không? ”, “Không thì làm cách nào để châm mìn lần hai” đã lấn át ý niệm về cái chết và khiến nó trở nên thật mờ nhạt. Như vậy, chính tinh thần trách nhiệm cao độ, mà cơ sở của nó chính là tình yêu nước, là khát vọng hòa bình, đã tiếp thêm sức mạnh cho Phương Định để cô có thể vững vàng vượt qua tất cả.
Đoạn trích trên đã giúp người đọc hình dung ra bức chân dung tinh thần của Phương Định – một cô thanh niên dũng cảm, gan dạ, với một tinh thần thép và bản lĩnh phi thường. Chính nghịch cảnh chiến trường đã tôi luyện nơi cô thanh niên xung phong một trái tim quả cảm, một tinh thần trách nhiệm để có thể vượt qua được sự căng thẳng của công việc, vượt qua được nỗi sợ hãi cái chết để có thể hoàn thành nhiệm vụ.
Sự gan dạ, dũng cảm phi thường ấy có nguồn cội sâu xa từ tinh thần yêu nước sâu sắc và khát vọng hòa bình mãnh liệt trong tâm hồn Phương Định. Khi mở rộng tâm hồn mình ra lắng nghe và đáp lại tiếng gọi thiêng liêng của Tố quốc, khi khao khát hòa bình cho bản thân mình và cho thế hệ tương lai như ngọn lửa rực sáng trong tim, Phương Định đã nhận được một nguồn sức mạnh lớn lao để vượt qua nghịch cảnh.
Qua đó ta thấy được ngòi bút của Lê Minh Khuê đậm chất nhân văn. Nhà vãn đã mở lòng mình ra đế đồng cảm với nhân vật, và khai phá được nhừng nét đep rất riêng của nhân vât cũng như khái quát lẽn đươc những phẩm chất của cả mỏt thế hê. Đó là thế hệ trẻ trên tuyết đường Trường Sơn, quyết dâng hiến sức trẻ của mình để giải phóng dân tộc. Ở họ, dòng suối cuộc đời đã hòa vào trường giang của quê hương, để rồi tất cả chan hòa trong đại dương của Tổ quốc, làm nên những sức mạnh thật diệu kì.
Nhân vật Phương Định được Lê Minh Khuê xây dựng bằng những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, hiệu quả. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo, tinh tế. Ở đoạn văn trên, Lê Minh Khuê đã chú ý đến các yếu tố không gian thời gian và chọn lọc các chi tiết ngoại cảnh (tiếng xẻng chạm vào vỏ bom, chi tiết vỏ bom nóng…) để khắc họa tâm lý nhân vật. Việc chọn ngôi kể là ngôi thứ nhất, lời kể của Phương Định cũng giúp người đọc dễ dàng đồng cảm với nhân vật. Ngôn ngữ tự sự hấp dẫn, sống động, giàu sức tạo hình. Đặc biệt là sự kết hợp giữa câu văn dài, ngắn khác nhau, kết hợp linh hoạt các kiểu câu trần thuật, cầu khiến, biểu cảm vừa đặc tả được sự tĩnh lặng của không gian, sự trôi chảy của thời gian, vừa giúp người đọc hình dung được hoạt động và tâm lý nhân vật.
Tóm lại, qua đoạn trích trên, Phương Định hiện lên là một cô gái dũng cảm, gan dạ, giàu tinh thần trách nhiệm. Bằng một ngòi bút bàng bạc chất thơ và thấm đẫm cảm xúc, Lê Minh Khuê đã vẽ nên bức chân dung gần gũi, đáng yêu của cồ thanh niên, để lại ấn tượng trong lòng bạn đọc. Chính vì lẽ đó, đứa con tinh thần đầu tay của nhà văn Lê Minh Khuê, truyện ngắn “Những ngồi sao xa xôi” đến nay vẫn có sức sống mãnh liệt, nó khơi gợi trong lòng người đọc sự trân trọng và nế phục trước một thế hệ trẻ hào hùng của những trang sử vàng dân tộc.
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
(Tố Hữu)




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  ĐỀ: “Một vầng trăng in trong gương Vẫn là một vầng trăng. Vầng trăng qua lòng mắt người nghệ sĩ Có thể thành vô vàn nét đẹp.” (Theo Phạm T...